Tình hình phát triển giáo dục THPT ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 49 - 54)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Tình hình phát triển giáo dục THPT ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú

2.2.2.1. Khái quát về giáo dục huyện Tây Hòa

Trong những năm qua, Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Hòa có nhiều

chuyển biến tích cực cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Sự nghiệp Giáo

những kết quả nổi bật, có ý nghĩa lớn. Quy mô, chất lượng, hiệu quả Giáo dục và Đào tạo được nâng lên. Năm 2016, toàn huyện có 47 trường, tăng 2 trường so với năm 2005 (tiểu học tăng 1 trường, THCS tăng 1 trường). Trong đó, mẫu giáo 11 trường; tiểu học 22 trường; THCS 11 trường, THPT 3 trường. Dự kiến đến cuối năm 2016, toàn huyện có 21 trường đạt chuẩn quốc gia (mẫu giáo 4 trường, tiểu học 12 trường, THCS 5 trường), tăng 13 trường so với năm 2005 (mẫu giáo tăng 4 trường, tiểu học tăng 6 trường, THCS tăng 3 trường). Tỉ lệ học sinh học hết bậc Tiểu học, THCS, tốt nghiệp THPT và HS đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hàng năm đều tăng. Có nhiều HS đỗ thủ khoa vào các trường đại học, cao đẳng. Đặc biệt có HS đoạt Huy chương Đồng Olympic Toán Quốc tế.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động được đẩy mạnh, tỉ lệ lao động được đào tạo nghề tăng từ 14,5% năm 2005 lên 45% năm 2016. Trong 10 năm, giải quyết việc làm cho lao động là 32.815 người, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài 331 người. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tương ứng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (lao động nông nghiệp giảm từ 78,4% năm 2006 xuống còn 40% năm 2016; lao động công nghiệp - xây dựng tăng từ 10,3% năm 2006 lên 26,5% năm 2016; lao động dịch vụ tăng từ 11,35% năm 2006 lên 33,5% năm 2016).

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tây Hòa lần thứ XVI xác định: - Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo, xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng về chuyên môn và đạo đức nhà giáo ;

- Quan tâm phát triển giáo dục mầm non, nhất là các xã miền núi và khó khăn ; - Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý giáo dục. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cấp học, bậc học. Hoàn thành kiên cố hóa trường lớp và xây dựng nhà công

vụ cho giáo viên. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực, các tổ chức, đoàn thể xã hội tham gia tích cực cho sự nghiệp giáo dục huyện nhà.

2.2.2.2. Khái quát về các trường THPT huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên

* Quy mô phát triển học sinh năm học 2015 - 2016

Căn cứ thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT và hướng dẫn số 442/SGDĐT-KTKĐCLGD, ngày 19 tháng 5 năm 2014 về việc Hướng dẫn tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2015 - 2016 của Sở GD&ĐT Phú Yên, các trường THPT trên địa bàn huyên Tây Hòa tổ chức tuyển sinh theo hình thức thi tuyển (đối với 02 trường THPT Lê Hồng Phong và THPT Nguyễn Thị Minh Khai) và xét tuyển (đối với trường THPT Phạm Văn Đồng) theo quy định. Quy mô phát triển học sinh THPT trên địa bàn huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên ngày càng tăng về số lượng được thể hiện trong bảng 2.1.

Bảng 2.1. Tổng hợp mạng lưới trường lớp và học sinh

Tên trường THPT Năm học 2013 – 2014 2014 – 2015 2015 - 2016 Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Lê Hồng Phong 37 1544 39 1714 40 1851 Phạm Văn Đồng 29 1162 29 1173 30 1207 Nguyễn Thị Minh Khai 29 1175 29 1189 31 1228

(Nguồn Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên, 2017)

* Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm, quy hoạch đào tạo sau đại học được thực hiện hằng năm theo đúng kế hoạch. Hoạt động đánh giá viên chức theo chuẩn, khuyến khích, tạo điều kiện để GV bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm được thực hiện triệt để.

Thực hiện quản lý đội ngũ công chức, viên chức, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo Luật cán bộ công chức, Luật viên chức và các nghị định của chính phủ, các thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

Công tác bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD về đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG và các hoạt động giáo dục HS theo hướng phát triển năng lực được quan tâm và triển khai ở tất cả các bộ môn; tổ chức tốt các hội thi cấp trường như thi GV dạy giỏi, thi GV chủ nhiệm giỏi.

Thực trạng đội ngũ CBQL và GV các trường THPT trên địa bàn huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên được thể hiện trong bảng 2.2.

Bảng 2.2. Thực trạng đội ngũ CBQL và giáo viên năm học 2015 – 2016

Tên trường THPT

Cán bộ quản lý Giáo viên

Tổng số Nữ Trình độ đạt chuẩn Trình độ trên chuẩn Tổng số Nữ Trình độ đạt chuẩn Trình độ trên chuẩn Lê Hồng Phong 4 1 4 106 54 100 6 Phạm Văn Đồng 3 3 58 38 53 5 Nguyễn Thị Minh Khai 3 1 3 2 69 41 60 9

(Nguồn Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên, 2017)

Qua bảng thống kê cho thấy đội ngũ CBQL, GV đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Tuy nhiên số lượng giáo viên trên chuẩn còn ít, đối với CBQL chỉ có 2/10, đối với TTCM, GV chỉ có 20/233 đạt trình độ trên chuẩn.

* Thực trạng kết quả học tập của HS các trường THPT huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên

Bảng 2.3. Thực trạng kết quả học tập của học sinh các trường THPT huyện Tây Hòa năm học 2015 - 2016 Tên trường THPT Tổng số HS Chất lượng giáo dục

Xếp loại hạnh kiểm Xếp loại học lực

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém Lê Hồng Phong 1714 1502 193 18 1 316 871 492 35 0 Phạm Văn Đồng 1042 789 229 22 2 140 468 346 78 10 Nguyễn Thị Minh Khai 1218 984 217 16 1 67 574 551 26 0 Tổng 3974 3275 82.4% 639 16.1% 56 1.4% 4 0.1% 523 13.2% 1913 48.1% 1389 34.9% 139 3.5% 10 0.3% (Nguồn Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên, 2017)

HS của 03 trường THPT trên địa bàn huyện Tây Hòa chủ yếu là ở nông thôn. Điều kiện kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên rất nhiều phụ huynh phải đi làm ăn xa nhà. Dù vậy, gia đình vẫn tạo mọi điều kiện tốt nhất, phối hợp cùng nhà trường và xã hội để có sự quan tâm tốt nhất cho con em mình. Có thể nói, sự phối hợp, quan tâm từ phía nhà trường, gia đình và xã hội đối với HS ngày càng được thể hiện rõ. Chính vì vậy, đa số các em đều chăm ngoan, biết vâng lời và luôn có tinh thần cố gắng trong học tập và rèn luyện. Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, có nhiều HS đạt giải cao trong các kì thi HS Giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Và theo kết quả thống kê, có hơn 60% HS xếp loại học lực khá - giỏi, số HS yếu, kém giảm dần qua từng năm học. Điều đó cho thấy chất lượng giáo dục THPT ở huyện nhà ngày được cải thiện và được nâng lên rõ rệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)