Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 43 - 46)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5.2. Yếu tố khách quan

Để hoạt động TCM trong nhà trường đạt hiệu quả thì cần có những cơ sở vật chất cần thiết. Bởi lẽ, cơ sở vật chất có đảm bảo thì hoạt động TCM mới có chất lượng, từ đó nâng cao được chất lượng dạy học trong nhà trường. Cơ sở vật chất cần thiết đó là: phòng hội họp để sinh hoạt TCM định kỳ với những thiết bị hiện đại để khai thác thông tin, tìm kiếm các ứng dụng của công nghệ thông tin trong giảng dạy; thiết bị đồ dùng phục vụ công việc giảng dạy, khuyến khích giáo viên khai thác các phương tiện hiện đại đưa vào

giảng dạy... Cơ sở vật chất thiết yếu được đáp ứng đầy đủ sẽ là một trọng những yếu tố có tính chất quyết định trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn. Chính vì vậy, việc quan tâm đầu tư thiết bị hiện đại sẽ là nguồn động lực thúc đẩy lòng nhiệt tình của giáo viên khi tham gia hoạt động của TCM, tăng thêm niềm tin vào thành công của công việc.

Để tạo điều kiện cho hoạt động của các TCM có chất lượng cần có những trang bị cho các TCM như sau:

- Phòng họp để TCM chủ động trong việc sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt nhóm, triển khai các công việc của tổ;

- Các loại sổ sách, bảng biểu phục vụ cho hoạt động TCM. Hằng năm, nhà trường cần mua sắm, in ấn các loại sổ sách, bảng biểu như: Sổ ghi chép các hoạt động của tổ, sổ sinh hoạt chuyên đề, sổ theo dõi kết quả giảng dạy;

- Thiết bị dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy của các bộ môn. Nhà trường cần bố trí nguồn kinh phí nhất định phục vụ cho các hoạt động của TCM như làm đồ dùng cho các tiết dạy chuyên đề, kinh phí tổ chức các hoạt động ngoại khoá...

Tiểu kết chương 1

Hoạt động của TCM là hoạt động quan trọng nhất trong các hoạt động của nhà trường. Nó có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Các TCM phải bám sát nội dung, chương trình dạy học theo quy định của Bộ giáo dục, Sở giáo dục và của nhà trường, nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động của TCM trong nhà trường.

Có thể nói, quản lý hoạt động TCM là một hoạt động quan trọng trong công tác quản lý. Nội dung quản lý TCM bao gồm: Quy hoạch và bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn; quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ; quản lý hoạt động dạy học của TCM; quản lý công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV; quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn của tổ; quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của TCM.

Để quản lý hoạt động TCM có hiệu quả thì cần phải xây dựng TCM theo hướng đổi mới, tích cực hơn, cần phát huy được sự năng động, vai trò tự chủ của TCM trong thực hiện nhiệm vụ. Cùng với đó, cần có những biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả của Hiệu trưởng đối với TCM để nâng cao được hiệu suất, hiệu quả giảng dạy. Đây là những vấn đề cơ bản, là điều kiện cần thiết để Hiệu trưởng thực hiện các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động TCM trong các trường THPT.

Những vấn đề lý luận được đề cập trong Chương 1 là cơ sở để chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TCM ở trường THPT trên địa bàn huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT

HUYỆN TÂY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)