Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 98 - 102)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng

phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin cùng với một số ngành khoa học khác đã có tác động mạnh mẽ đến ngành giáo dục. Do vậy, để đáp ứng được yêu cầu thực tế như hiện nay đòi hỏi người dạy phải có sự lựa chọn, cải tiến phương pháp dạy học nhằm phát huy vai trò chủ đạo của người thầy, phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi HS; Nhằm mục đích giúp các em nhận thức được những vấn đề đa dạng, phức tạp của cuộc sống, nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc tự học và tự học

suốt đời. Xác định rõ: Học để biết, học để làm người, học để chung sống, học

để tự khẳng định mình. Đồng thời phát huy chuyên môn của các thầy, cô giáo phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, đưa chất lượng dạy và học của nhà trường ngày một đi lên.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học và sự hiểu biết của GV về phương pháp dạy học, những ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp, để họ có cách lựa chọn phù hợp với từng nội dung bài giảng, với từng đối tượng học sinh, dưới hình thức bồi dưỡng chuyên đề, hội thảo về phương pháp dạy học tích cực.

Yêu cầu và hướng dẫn các TCM nghiên cứu và trao đổi thống nhất về phương pháp dạy một số bài hay, bài khó trong chương trình, tích cực soạn

giảng và báo cáo chuyên đề. Mời các chuyên gia về phương pháp giảng dạy đến dự, truyền đạt kinh nghiệm và đóng góp xây dựng.

Phổ biến và biên soạn các tài liệu hướng dẫn giảng dạy, soạn giáo án thể hiện được phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

Cần hướng dẫn và quán triệt việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của GV. GV cần phải chú ý đến trình độ kiến thức, đặc điểm tâm lý, khả năng nhận thức, trình độ tư duy và hoàn cảnh sống cũng như điều kiện học tập của từng HS.

Yêu cầu GV nghiên cứu kỹ chương trình, nhất là việc chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cho từng tiết dạy, từng bài học, cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, chú ý các ưu điểm của các phương pháp truyền thống (thuyết trình, gợi mở, vấn đáp...), cần quan tâm tới việc tổ chức thực hiện hệ thống các câu hỏi, các dạng bài tập, phát huy sự tìm tòi cái mới, năng lực tư duy sáng tạo và ý thức tự giác, độc lập suy nghĩ của HS. Tích cực sử dụng kỹ thuật - công nghệ thông tin hiện đại vào giảng dạy. Tránh tình trạng “dạy chay” và việc sử dụng tùy tiện đồ dùng dạy học. Vì điều đó không những không đem lại hiệu quả nâng cao tính tích cực trong quá trình nhận thức và phát triển sáng tạo của HS, mà còn lãng phí thời gian, nguyên vật liệu và phá vỡ cấu trúc của quá trình dạy học.

Động viên khuyến khích các thành viên trong TCM tự làm đồ dùng dạy học mới, viết và báo cáo sáng kiến, kinh nghiệm về giảng dạy, tích cực tham gia viết bài cho các tạp chí khoa học chuyên ngành và những hoạt động ngoại khóa mang tính đặc trưng bộ môn.

3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi HS thì HS phải là chủ thể tích cực, tự giác nỗ lực và

sáng tạo, thầy cô là người cố vấn đắc lực trong việc hướng dẫn tổ chức hoạt động, điều chỉnh nhận thức của HS. Để khắc phục tình trạng thầy “đọc” trò “chép” tẻ nhạt, đơn điệu, nặng nề, theo lối truyền thụ một chiều trong giờ dạy như trước đây. GV cần dạy cho HS học cách nghe giảng, cách ghi, cách nhớ từ hướng dẫn bài học của thầy, học cách sưu tầm tài liệu và đọc sách tham khảo, cách thu thập và xử lý thông tin, cách học vận dụng chuyển hóa tri thức bằng hệ thống câu hỏi và bài tập (kết hợp vừa cơ bản, vừa nâng cao), cách hệ thống hóa kiến thức và viết các chuyên đề. Từng bước gắn phương pháp tự học với phương pháp nghiên cứu khoa học (tập dượt nghiên cứu khoa học) bằng cách GV giao cho HS làm việc nhóm các bài tập lớn, nghiên cứu một vấn đề nào đó trong chương trình học, có sự hướng dẫn, kiểm tra đánh giá của GV. Cũng có thể GV gợi ý cho HS một số khía cạnh của vấn đề, một vài đề tài (đưa ra ý tưởng) để tổ chức các hội thảo, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học của HS. Mặt khác GV cần phải xây dựng cho HS phương pháp học và tự học một cách tích cực, hiệu quả.

Cung cấp cho HS những kinh nghiệm tự học, những điển hình tiên tiến, kích thích tinh thần hăng say học tập của mỗi HS. Phối hợp với Đoàn thanh niên, với gia đình và xã hội để xây dựng, khuyến khích phong trào tự học.

Thầy, cô giáo phải là người tận tâm, nghiêm túc và khoa học, sáng tạo, thể hiện qua mỗi giờ lên lớp. Điều này có tác dụng rất lớn đối với HS trong việc xây dựng cho các em ý thức và phương pháp học tập tích cực, nhằm phát huy sức mạnh nội lực của mỗi cá nhân trong quá trình tiếp thu, chiếm lĩnh tri thức. Trước hết, cần phát huy trí thông minh, sáng tạo tiềm tàng ở mỗi HS ngay trong từng giờ học, ngày học trên lớp thông qua các hoạt động. Tích cực xây dựng bài, hăng hái phát biểu đóng góp ý kiến với bài giảng của thầy. Bên cạnh đó, GV cần tăng cường tổ chức học tập theo phương pháp thảo luận nhóm, nêu vấn đề bằng cách đặt các câu hỏi từ dễ đến khó, tạo điều kiện cho

học sinh tích cực động não, suy nghĩ trong giờ học. Tổ chức tốt các giờ học chính khóa kết hợp với ngoại khóa, tham quan thực tế những nơi có liên quan đến bài học. Từ đó có thể vận dụng các kiến thức đã học, liên hệ so sánh phát triển năng lực tư duy, học đi đôi với hành.

Thầy, cô giáo phải tạo được tâm thế, hứng thú học tập, say mê nghiên cứu khoa học ở mỗi HS. Đây là một vấn đề rất thú vị, nhưng cũng rất phức tạp trong quá trình thực hiện (vì nó phụ thuộc vào cái Tài, cái Tâm và nghiệp vụ sư phạm của người thầy). Khen thưởng, động viên khích lệ mỗi khi các em có ý kiến phát biểu hay, có sự tìm tòi mới, sự công phu và nghiêm túc trong học tập ở nhà hoặc ở trên lớp bằng nhiều hình thức: có thể bằng điểm, hoặc có khi chỉ bằng lời nói, lời khích lệ, động viên hay cách nói chân thành, thân thiện. Điều này sẽ rất thiết thực và phù hợp với tâm lý lứa tuổi (tất nhiên không vì thế mà dễ dãi, lạm dụng).

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Việc cải tiến phương pháp học, tự học của HS là không thể thay đổi ngay được và cần có sự thực hiện đồng bộ của GV, các tập thể trong hội đồng giáo dục, của chính chủ thể HS, cũng như các lực lượng của xã hội.

Hiệu trưởng nhà trường cần tạo điều kiện cao nhất (về thời gian, về cơ sở vật chất và nhất là kinh phí) để các tổ, nhóm, tổ chức các chuyên đề, sinh hoạt ngoại khóa, tham gia dã ngoại: Mời các giáo sư, chuyên gia về giảng dạy, trao đổi trực tiếp về phương pháp giảng dạy, cách đổi mới phương pháp.

Đặc biệt GV là người làm cố vấn cho HS, để các em tự tổ chức các buổi ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, để các em tự tin hơn khi bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình trước công chúng. Đồng thời, các em cũng học được nhiều điều từ các bạn của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)