Đánh giá công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Tuy Phước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tuy phước (Trang 75 - 88)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Tuy Phước

2.3.1. Những ưu điểm:

KBNN Tuy Phước sau 29 năm nhận nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN từ kết quả nêu trên có thể thấy được một số ưu điểm của công tác kiểm soát chi đầu tư tại KBNN Tuy Phước như sau:

Thứ nhất, Trên cơ sở các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các bộ ngành, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của KBNN, công văn của UBND tỉnh, UBND huyện và KBNN Bình Định. KBNN Tuy Phước đã công khai

quy trình, thủ tục thanh toán chi đầu tư XDCB, hướng dẫn các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đăng ký mở tài khoản giao dịch, các hồ sơ thủ tục có liên quan đến thanh toán, các giai đoạn thanh toán như: : tạm ứng, thanh toán, thu hồi tạm ứng, quyết toán vốn, đối chiếu, chuyển nguồn được thực hiện một cách nghiêm quy chế “một cửa” trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN.Bên cạnh đó thì trình tự và thủ tục giải quyết công việc, quy trình luân chuyển chứng từ, thời hạn giải quyết công việc và trách nhiệm của từng GDV, bộ phận nghiệp vụ. Đồng thời cũng nhận được sự quan tâm của Nhà nước, Chính phủ , chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành địa phương và KBNN cấp trên nên công tác đầu tư XDCB nói chung, công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB nói riêng đã đạt được những kết quả tốt, nhiều dự án, công trình được xây dựng nhanh, đảm bảo chất lượng, phát huy tốt hiệu quả vốn đầu tư đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện trong giai đoạn đổi mới

Thứ hai, trong những năm qua cơ chế chính sách có liên quan đến công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB có nhiều thay đổi, cùng với đó là quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư cũng phải thay thế cho phù hợp (Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước theo Quyết định số 5657/QĐ-KBNN, ngày 28/12/2016 của Tổng giám đốc KBNN được áp dụng trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, cán bộ công chức làm công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB đã luôn kịp thời cập nhật, nghiên cứu, triển khai chế độ chính sách mới. Tổ chức thảo luận, trao đổi nghiệp vụ nội bộ đơn vị để công chức nghiệp vụ thống nhất cách hiểu, cách làm và phối hợp thực hiện nhịp nhàng.Đồng thời kịp thời xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo địa phương và ngành cấp trên giải quyết vướng mắc phát sinh; chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan trong thực hiện nhiệm vụ. Bên

cạnh đó tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán vốn khá tốt theo các quy định và quy trình mới, đảm bảo việc kiểm soát thanh toán vốn được chặt chẽ, hiệu quả, góp phần tích cực trong thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực đầu tư XDCB.

Thứ ba, thực hiện công khai quy trình nghiệp vụ, thủ tục thanh toán rõ ràng, minh bạch ở từng khâu thanh toán, tạm ứng, hoàn ứng…Thực hiện tốt công tác giao nhận hồ sơ theo cơ chế một cửa, thời gian giải ngân của các khoản chi đầu tư XDCB được rút ngắn. Linh hoạt trong việc thực hiện thanh toán trước kiểm soát sau đối với các khoản tạm ứng và công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần góp phần đáng kể trong công cuộc cải cách hành chính của ngành Kho bạc.

Thứ tư, Theo quy định của Thông tư 40/2016/TT-BTC ngày 01/03/2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số113/2008/TT- BTC ngày 27/11/2008 thì đối với với các hợp đồng xây dựng có giá trị từ 1 tỷ trở lên, các hợp đồng thuộc về chi sự nghiệp có giá trị 200 triệu đồng trở lên chủ đầu tư phải thực hiện mở cam kết chi với KBNN. Cam kết chi là việc các chủ đầu tư cam kết sử dụng kế hoạch vốn được giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn bộ kế hoạch vốn được giao trong năm) để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa chủ đầu tư với nhà cung cấp. Giá trị của khoản cam kết chi bằng số kinh phí dự kiến bố trí cho hợp đồng trong năm, đảm bảo trong phạm vi kế hoạch vốn năm được duyệt và giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi. Trong việc thực hiện quản lý cam kết chi, đặc biệt là quản lý các hợp đồng nhiều năm sẽ hỗ trợ cho việc lập kế hoạch ngân sách trung hạn của cơ quan tài chính các cấp và các bộ ngành địa phương, tăng cường kiểm soát sử dụng vốn NSNN một cách chặt chẽ hơn, ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong thanh toán, tăng cường công tác quản lý tài chính ngân sách.

Thứ năm, thời gian giải ngân các khoản chi ĐTXDCB được rút ngắn một cách đáng kể. Theo quy định của các quy trình hiện hành KBNN thực hiện thanh toán trước, kiểm soát sau đối với các khoản tạm ứng và công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, KBNN thanh toán cho đơn vị thụ hưởng (theo quy trình trước đây là sau 7 ngày làm việc). Do đó đã tạo điều kiện cho nhà thầu, đơn vị thụ hưởng sớm nhận được vốn để đưa vào công trình, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Thứ sáu, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, KBNN Tuy Phước đã thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời, phối kết hợp với các phòng ban liên quan, chủ đầu tư; KBNN cấp trên để trao đổi những vấn đề khó khăn, vướng mắc cần xử lý và phải tháo gỡ. Từ đó có biện pháp giải quyết, xử lý kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm soát thanh toán vốn và giải ngân các nguồn vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện; thường xuyên nắm bắt tiến độ giải ngân của các dự án để có văn bản đôn đốc, báo cáo cơ quan chủ quản, đẩy nhanh tiến độ thi công của dự án, đôn đốc thu hồi tạm ứng đối với các dự án có tạm ứng tránh tình trạng chiếm dụng vốn Nhà nước, sử dụng không đúng mục đích.

Thứ bảy, công tác thông tin báo cáo KBNN Tuy Phước thông suốt, trôi chảy trong quản lý vốn đầu tư XDCB, thông tin phục vụ lãnh đạo, cấp ủy chính quyền địa phương nhanh chóng, kịp thời chính xác, có những biện pháp chỉ đạo kịp thời. Vai trò công nghệ thông tin được phát huy, các chương trình ứng dụng ĐTKB.LAN, chương trình TABMIS, chương trình tổng hợp báo cáo hỗ trợ tổng hợp nghiệp vụ quản lý vốn, làm giảm bớt các tác nghiệp thủ công đảm bảo tính nhanh chóng, chính xác, kịp thời an toàn và hiệu quả cao.

Bên cạnh đó KBNN Tuy Phước đã thường xuyên ==4 tổ chức triển khai công tác kiểm tra, tự kiểm tra nghiệp vụ nội bộ về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, qua đó đã phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục kịp thời các

sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KB quản lý.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân :

2.3.2.1. Những hạn chế, vướng mắc trong công tác kiểm soát vốn đầu tư XDCB tại KBNN Tuy Phước:

Đối với môi trường pháp lý :

- Thực tế tại KBNN Tuy Phước, việc giải ngân vốn đầu tư thường chậm ở những tháng, quý đầu năm và tập trung giải ngân dồn vào thời điểm cuối năm (quý IV và tháng 01 năm sau), khối lượng hồ sơ, chứng từ mà chủ đầu tư gửi đến KBNN trong thời gian này quá lớn, trong khi theo quy trình 01 GDV vừa làm công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB, vừa phải kiểm soát chi thường xuyên, nhưng ngoài làm công tác kiểm soát chi còn kiêm thêm công việc của Hành chính - Tổng hợp, văn thư ... Với khối lượng công việc kiểm tra, kiểm soát nhiều và dồn vào cuối năm làm cho cán bộ kiểm soát chi của KBNN thường khó đảm bảo được thời gian xử lý đúng quy trình quy định, hoặc nếu chịu sức ép về thời gian xử lý theo quy trình sẽ có thể kiểm soát không chặt chẽ dẫn đến sai sót, cả 2 vấn đề trên đều làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm soát và thời gian thanh toán .

- Việc quy định thanh toán trước, kiểm soát sau tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán song có thể dẫn tới tình trạng thanh toán vượt nhiều hoặc hồ sơ chưa đủ điều kiện mà vẫn chi tiền khi phát hiện ra thì phải chờ đến lần thanh toán sau chủ đầu tư mới hoàn chỉnh được. Mặt khác nếu cán bộ làm công tác thanh toán vốn quá bận việc hoặc thiếu trách nhiệm trong công việc thì sẽ bị quên kiểm soát sau.

- Việc phối hợp thực hiện phân bổ và giao dự toán chưa kịp thời nên GDV không nhập được dữ liệu từ đề nghị cam kết chi của đơn vị SDNS nếu dự toán NSNN năm của đơn vị chưa được nhập vào Tabmis; tình trạng phân

bổ và giao dự toán năm chưa kịp thời dẫn đến chưa đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu của kiểm soát cam kết chi NSNN.Bên cạnh đó, chủ đầu tư thường gửi cam kết chi và hồ sơ thanh toán đến KBNN cùng một lúc, gây áp lực về thời gian và khối lượng công việc tăng lên gấp bội, do trong cùng một thời gian, GDV không chỉ nhập dữ liệu để thực hiện 3 khâu trong quy trình quản lý kiểm soát CKC (quản lý NCC, quản lý HĐK và quản lý CKC) mà còn phải nhập dữ liệu để thực hiện quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trên chương trình ĐTKB.LAN .

- Chế độ thông tin báo cáo KBNN Tuy phước được thực hiện theo Thông tư 99/2013/TT-BTC ngày 26/07/2013 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, thông tin cung cấp chưa đầy đủ, chỉ có một số thông tin như kế hoạch vốn, khối lượng hoàn thành, số thanh toán trong kỳ (tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành), kế hoạch vốn còn lại mà không có các thông tin tổng mức đầu tư của dự án, lũy kế số cấp phát từ khởi công đến kỳ báo cáo, năm khởi công … để các nhà quản lý biết và điều hành ngân sách nhà nước, biết được vốn ngân sách còn phải phân bổ, dự án phân bổ quá thời gian qui định.

Về quá trình tiếp nhận, kiểm soát hồ sơ :

+ Về tiếp nhận hồ sơ kiểm soát: GDV tiếp nhận hồ sơ kiểm soát chi không ghi ngày tháng trên Thông báo kết quả tiếp nhận hồ sơ, chỉ khi nào kiểm soát xong thực hiện thanh toán cho nhà thầu mới ghi ngày tháng năm trên thông báo kết quả tiếp nhận hồ sơ. Điều này dễ dẫn tới phát sinh tiêu cực, KTT và Giám đốc phụ trách kiểm soát chi không nắm được tình hình hồ sơ giải quyết.

GDV tiếp nhận hồ sơ chưa tuân thủ so với qui định, nhận thiếu hoặc thừa như Nhận thừa biên bản nghiệm thu khối lượng công việc, nhận thừa biên bản nghiệm thu khối lượng công việc, nhận thừa biên bản thanh lý hợp đồng; Nhận thừa báo cáo thẩm định thiết kê dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà

thầu ( trên cả phiếu giao nhận hồ sơ ); Lập hồ sơ chi vượt dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giá trị chỉ đinh,giá trị hợp đồng vượt giá gói thầu được duyệt;

+ Về kiểm soát chi theo hợp đồng

Chủ đầu tư gửi KBNN Tuy Phước kiểm soát còn nhiều hợp đồng có nội dung còn quá chung chung, không đủ các căn cứ pháp lý để thực hiện quản lý, thanh toán theo hợp đồng, các điều trong hợp đồng chưa đúng qui định . Thiếu một số nội dung cần thiết phục vụ cho quá trình kiểm soát thanh toán.

Năng lực của đội ngũ nhân viên :

Đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi không đồng đều, nhiều cán bộ sắp về hưu tuổi lớn, nên tác nghiệp chậm còn làm theo kinh nghiệm, chậm trong việc nghiên cứu, chậm đổi mới, chậm bồi dưỡng về kiến thức cũng như nghiệp vụ mới, một số cán bộ trẻ mới vào chưa nắm bắt được các văn bản chăt chẽ... Trình độ và tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức chưa cao, thiếu khả năng sáng tạo, thụ động trong suy nghĩ dẫn đến gặp khó khăn khi bị đặt vào tình huống chủ động đưa ra giải pháp; thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc đặc biệt khi bị đặt vào tình huống giải quyết những vấn đề khó khăn hay mâu thuẩn về lợi ích dẫn đến có những hành vi và thái độ ứng xử lời nói chưa đúng mực gây cho xã hội có cái nhìn chưa đúng về hệ thống KBNN

Ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác kiểm soát chi vốn ĐT

XDCB:

Chương trình ĐTKB/LAN còn đơn đọc với hệ thống Tabmis, chưa thực hiện được giao diện với Tabmis với 4 yêu cầu : về số dư dự toán, yêu cầu thanh toán, hợp đồng khung và hợp đồng thực hiện. Chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, dễ sai sót, mất thời gian, khó khăn trong công tác đối chiếu số liệu. Chương trình Tabmis vẫn còn hạn chế trong việc khai thác các báo cáo trường hợp đang trong kỳ xuất báo cáo lại cắt quyền xuất các báo cáo để cung

cấp số liệu theo qui định.

Năng lực quản lý điều hành của Chủ đầu tư:

Thứ nhất, năng lực quản lý của một số chủ đầu tư còn nhiều hạn chế. Hiện nay vai trò của chủ đầu tư là rất lớn, nhưng thực tế không ít chủ đầu tư năng lực quản lý và kiến thức chuyên môn về đầu tư XDCB còn nhiều bất cập, nhất là ở cấp xã và khối giáo dục, y tế. Trách nhiệm của một số chủ đầu tư chưa cao, thiếu quyết liệt trong công tác tổ chức triển khai thực hiện, chưa chủ động đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công; một số dự án có khối lượng hoàn thành nhưng chủ đầu tư chậm làm thủ tục thanh toán. Việc kiểm tra, giám sát, công tác giám sát đầu tư, giám sát cộng đồng chưa được các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các cơ quan quản lý Nhà nước coi trọng đúng mức, hầu như chưa phát huy được hiệu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra quá trình quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN chưa đi vào chiều sâu. Các cuộc tiến hành thanh, kiểm tra, giám sát trên số lượng đầu công trình/dự án thấp, nhiều sai phạm chưa được phát hiện kịp thời.

Các chủ đầu tư vẫn còn chậm trong công tác đối chiếu số liệu với KBNN theo quy định, các biểu mẫu báo cáo còn sai sót chưa đúng quy định.

Các cơ quan Kế hoạch đầu tư, Tài chính và kho bạc định kỳ tháng, quý chưa quan tâm đến công tác đối chiếu số liệu dẫn đến việc cung cấp thông tin cho các cấp chính quyền không thống nhất gây ảnh hưởng đến công tác quản lý điều hành.

Thứ hai, việc phân cấp kiểm soát thanh toán của KBNN tỉnh cho KBNN huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi là KBNN huyện) là chưa thực sự hợp lý. KBNN tỉnh mới phân cấp chủ yếu cho KBNN huyện thanh toán các dự án thuộc ngân sách huyện và ngân sách xã còn nguồn vốn thuộc ngân sách tỉnh thì rất ít và ngân sách trung ương thì gần như không có, không thuận lợi cho chủ đầu tư sử dụng ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh đóng trên địa bàn các huyện.

ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án. Nhất là các dự án lớn và các dự án có đền bù GPMB.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế trong công tác kiểm soát vốn đầu tư XDCB tại KBNN Tuy Phước:

Thứ nhất, hệ thống chính sách pháp luật về quản lý đầu tư chưa thật sự đồng bộ thống nhất, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo cơ chế thị trường. Trong thời gian gần đây Chính phủ đã nhiều lần sửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tuy phước (Trang 75 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)