7. Kết cấu của luận văn
3.4.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Bình Định và các ngành địa phương
- Đề nghị các Bộ, ngành và địa phương thực hiện nhập dự toán trên Tabmis đầy đủ, kịp thời và chỉ đạo chủ đầu tư làm thủ tục thu hồi vốn ứng trước kế hoạch năm sau ngay với KBNN, để KBNN có cơ sở kiểm soát, thanh toán và làm thủ tục thu hồi vốn ứng trước kế hoạch cho dự án đảm bảo theo đúng quy định và trong phạm vi kế hoạch vốn năm được giao.
- Đề nghị các Bộ, ngành, địa phương quan tâm, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với KBNN để thực hiện triển khai thành công dịch vụ công trực tuyến của KBNN theo Nghị Quyết số 17/NQ-CP ngày 17/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025.
UBND tỉnh cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý các dự án đầu tư. Tập trung phân bổ vốn cho các dự án mang tính chất trọng điểm, cấp bách như phòng chống thiên tai, lũ lụt, các dự án đê kè… tránh bố trí dàn trãi vốn.
Kiên quyết điều chỉnh giảm vốn đối với các dự án chậm triển khai thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ. Chỉ đạo, đôn đốc các dự án hoàn thành đúng tiến độ, đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội. Hạn chế tối đa việc khởi công các dự án đầu tư bằng nguồn vốn vay Ngân hàng phát triển, vay tồn ngân Kho bạc, vì nguồn vốn này phải trả lãi theo quy định. Mặt khác, ưu tiên thanh toán nguồn vốn này trước nếu dự án được bố trí bằng nhiều nguồn vốn, tránh tình trạng vay phải trả lãi mà chậm thanh toán nguồn vốn này cho dự án.
UBND tỉnh cần chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư XDCB, cần tổ chức tập huấn, hướng dẫn công tác quản lý đầu tư XDCB để các chủ đầu tư, các ban quản lý trên địa bàn áp dụng thực hiện thống nhất.
UBND tỉnh cần nhanh chóng rà soát tổ chức kiện toàn các Ban quản lý Chuyên ngành, các ban quản lý khu vực trên cơ sở các ban hiện có nhằm sớm ổn định cơ cấu tổ chức và thực hiện theo quy định mới. Kiên quyết thay thế các chủ đầu tư không đủ năng lực quản lý điều hành dự án.
Đề cao vai trò trách nhiệm của chủ đầu tư về toàn bộ quá trình sử dụng vốn, chịu trách nhiệm toàn bộ các giai đoạn đầu tư. Kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị chủ đầu tư, ban QLDA trong quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB nằm trong đánh giá thi đua khen thưởng cuối năm của các đơn vị, địa phương. Xử phạt nghiêm minh các nhà thầu có vi phạm làm ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư.
Tổ chức giao ban thường xuyên về đầu tư XDCB, đánh giá, kiểm điểm làm rõ nguyên nhân, có biện pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc kịp thời,…
UBND các huyện, tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng. Ban quản lý dự án đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, kiên quyết xử lý những nhà thầu vi phạm tiến độ, chất lượng công trình. Tăng cường
công tác quản lý, kiểm tra, giám sát trong đầu tư xây dựng theo Luật Xây dựng và pháp luật liên quan. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung cải cách thủ tục hành chính về đầu tư, xây dựng. Tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, đẩy nhanh phủ kín quy hoạch chi tiết trên địa bàn huyện. Tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư tìm các nguồn vốn cho lĩnh vực phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Các Chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án cần ý thức nâng cao vai trò trách nhiệm của mình trong quá trình được giao quản lý, sử dụng vốn đầu tư. Thực hiện tốt quy định về khen thường và xử phạt hợp đồng theo quy định.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành địa phương và UBND các cấp để thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư các dự án UBND các huyện, trong phân cấp phê duyệt, trong bố trí vốn đối ứng. Tăng cường công tác chỉ đạo, trong phân cấp phân chia nguồn thu để thực hiện các dự án chương trình mục tiêu nông thôn mới một cách có hiệu quả.
Kết luận chương 3
Trong sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta không thể thắng lợi nếu như lĩnh vực tài chính - NSNN không đổi mới kịp thời. Nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi đầu tư phát triển từ vốn NSNN qua hệ thống KBNN góp phần nâng cao hiệu quả quản lý các dự án công, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng trưởng bền vững. Tăng cường công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển, kiên quyết từ chối các khoản chi không đúng chế độ, kém hiệu quả, gây lãng phí, thất thoát NSNN. Làm lành mạnh nền tài chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ trong việc sử dụng nguồn lực tài chính Quốc gia nói chung và NSNN nói riêng, đáp ứng được nhu cầu trong quá trình đổi mới chính sách tài chính của nước ta khi hội nhập với nền kinh tế thế giới. Dựa trên các vấn đề lý luận
đã nghiên cứu, kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN Tuy Phước; Căn cứ vào các mục tiêu và yêu cầu, định hướng công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN, tác giả đã đề xuất các giải pháp để từng bước tăng cường công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN nói chung và tại KBNN Tuy Phước nói riêng, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát chi ĐT XDCB sử dụng vốn NSNN
Những giải pháp tác giả đưa ra chỉ là một số đóng góp cho quá trình đổi mới hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển, phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường. Tuy vậy, nó vẫn có thể phát huy tác dụng nếu có sự phối kết hợp giữa các ngành các cấp có liên quan, phải nỗ lực của từng cán bộ làm công tác kiểm soát chi, sự phối hợp của các cơ quan tài chính địa phương và các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án. Sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương cũng như sự phối kết hợp của các ngành. Đặc biệt là việc ban hành các văn bản chế độ trong lĩnh vực kiểm soát chi ĐT XDCB của Bộ Tài chính và KBNN.
KẾT LUẬN
Tăng cường kiểm soát chi ngân sách của KBNN là một nội dung quan trọng của chính sách tài chính và là một hành trình khó khăn và phức tạp. Trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới chính sách tài chính - tiền tệ của nước ta phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là vấn đề phức tạp, có phạm vi rộng và liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Trong thời gian qua, Kho bạc nhà nước Tuy Phước đã nỗ lực phấn đấu và đạt được những thành tựu đáng kể trong thực hiện kiểm soát chi ngân sách nói chung và chi đầu tư XDCB nói riêng. Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần được khắc phục mà trước hết là hoàn thiện quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư, tạo điều kiện giải ngân nhanh, thúc đẩy tiến độ thi công công trình, đồng thời góp phần tăng cường quản lí vốn đầu tư, chống thất thoát lãng phí vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, Nhà nước ta dành một khoản đầu tư không nhỏ và ngày càng tăng cho lĩnh vực XDCB. Điều này càng đòi hỏi KBNN và các cơ quan có liên quan phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB.
Kết quả nghiên cứu luận văn đã giải quyết được cơ bản các vấn đề theo yêu cầu đặt ra, thể hiện trên các nội dung sau:
Làm rõ, hệ thống hoá và bổ sung những vấn đề lý luận về vốn đầu tư, chi đầu tư XDCB, kiểm soát thanh toán vốn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản; kho bạc nhà nước với nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản; nội dung, nguyên tắc và tổ chức kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB của KBNN. Từ đó, làm rõ hơn vai trò, trách nhiệm và cách thức tổ chức của KBNN trong việc quản lý quỹ ngân sách nhà nước và kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách;
Dựa trên mục tiêu cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ, quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và các qui định của nhà nước trong lĩnh vực quản lý vốn đầu tư XDCB, mức độ hài lòng của chủ đầu tư đã đánh giá thực trạng công
tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách tại KBNN Tuy Phước, trong đó tập trung chủ yếu vào cách thức tổ chức thực hiện cơ chế kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN. Từ đó, chỉ rõ những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc tổ chức thực hiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trong thời gian qua tại KBNN Tuy Phước;
Đề xuất những giải pháp mang tính mục tiêu định hướng; những giải pháp cụ thể, bao gồm: hoàn thiện môi trường pháp lý, hoàn thiện qui trình kiểm soát chi vốn đầu tư, hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi ... nhằm tăng cường công tác kiểm soát đối với hoạt động kiểm soát chi đầu XDCB từ nguồn NSNN của hệ thống KBNN nói chung và KBNN Tuy Phước nói riêng. Để đáp ứng được các yêu cầu đổi mới trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ nói chung và trong quản lý, điều hành NSNN nói riêng.
Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản là một vấn đề rộng và phức tạp, có liên quan nhiều cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước, của nền kinh tế, nên những giải pháp được nêu ra trong luận văn chỉ là những ý kiến ban đầu, mang tính gợi mở và là những đóng góp nhỏ trong tổng thể các biện pháp, nhằm đạt được sự hiệu quả trong hoạt động của KBNN và sự tuân thủ các luật lệ qui định. Mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu, tìm hiểu thực tế về công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN trên địa bàn huyện Tuy Phuóc, những kết quả nghiên cứu chỉ là trong phạm vi một huyện trực thuộc tỉnh, có thể chưa bao trùm hết các nội dung chi; vì vậy, nó chỉ là bước khởi đầu trong quá trình tham gia việc hoàn thiện cơ chế quản lý và kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN. Với khả năng và điều kiện còn nhiều hạn chế, chắc chắn luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế vì vậy, tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô giáo để luận văn có điều kiện hoàn thiện hơn./..
[1] Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 05/2014/TT-BTC ngày 08/01/2014 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án sử
dụng vốn NSNN và vốn Trái phiếu Chỉnh phủ, Hà Nội.
[2] Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử
dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Hà Nội.
[3] Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/06/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà
nước, Hà Nội.
[4] Bộ tài chính (2018), Thông tư 52/2018/TT-BTC ngày 24/05/2018 sửa đổi bổ sung Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước,, Hà Nội
[5] Bộ Tài chính (2015), Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày
26/6/2015 và các căn bản hướng dẫn thực hiện, Hà Nội.
[6] Bộ Tài chính (2015), Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày
18/6/2014 và các căn bản hướng dẫn thực hiện, Hà Nội.
[7] Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước
qua Kho bạc Nhà nước, Hà Nội.
[8] Bộ Tài chính (2016), Thông tư 40/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính, sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư
năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán
các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Hà Nội.
[10] Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà
nước qua Kho bạc Nhà nước, Hà Nội.
[11] Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 55/2016/TT-BTC ngày 23/03/2016 của Bộ Tài chính Quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn
nhà đầu tư, Hà Nội.
[12] Bộ Tài chính (2015), Quyết định số 1959/QĐ-BTC ngày 28/09/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của của các Vụ và Văn phòng thuộc Kho bạc Nhà nước, Hà Nội.
[13] KBNN (2017), Quyết định số 4236/QĐ- KBNN ngày 08/09/2017 của KBNN. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận , thị xã , thành phố trực thuộc Tỉnh.
[14] Bộ Tài chính (2014), Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013
và các căn bản hướng dẫn thực hiện, Hà Nội.
[15] Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 hướng dẫn một số điều của Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư
xây dựng Hà Nội.
[16] Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 08/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016
hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình, Hà Nội.
[18] Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016
hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Hà Nội.
[19] Chính phủ (2015), Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/07/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, Hà Nội.
[20] Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ ngày 18/6/2015 của Chính
phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Hà Nội
[21] Chính phủ (2015), Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 quy định
chi tiết về hợp đồng xây dựng, Hà Nội.
[22] Chính phủ (2014), Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu,
Hà Nội.
[23] Chính phủ (2015), Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản
lý chi phí đầu tư xây dựng.
[24] Chính phủ (2011), Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ