7. Kết cấu của luận văn
3.3.3. Nhóm các giải pháp hỗ trợ khác
3.3.3.1. Đối với chủ đầu tư
KBNN quy định thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các chủ đầu tư về tình hình thực hiện dự án, việc chấp hành chế độ, chính sách về tài chính đầu tư, tình hình quản lý sử dụng vốn đầu tư,… Việc này rất cần thiết, nhưng cần phải nghiên cứu và xây dựng lộ trình cho quá trình thực hiện. Vì hiện nay chưa thể khẳng định mọi cơ quan, đơn vị, tổ chức hay cá nhân đều nắm chắc và thực thi đầy đủ, đúng quy định mọi chế độ, chính sách về tài chính, có kinh nghiệm trong sử dụng vốn, cũng như tổ chức thực hiện đầy đủ quy trình quản lý sử dụng, thanh quyết toán vốn đầu tư. Vì vậy, nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm tra của KBNN là nhằm đảm bảo việc chi tiêu đúng đối tượng, tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời có tác dụng góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, hoàn thành công trình đúng thời gian quy định. Nhưng, để hoàn thành nhiệm vụ này thì trách nhiệm của cơ quan KBNN là rất lớn và khá phức tạp, nhất là liên quan về mặt pháp lý, tố tụng một khi dự án, công trình có xảy ra tiêu cực, lãng phí, thất thoát liên quan đến phần hành kiểm tra của KBNN. Ngoài ra, để công tác kiểm tra có chất lượng thì yêu cầu cán bộ làm công tác kiểm tra phải giỏi về nghiệp vụ
chuyên môn và năng lực thực tiễn về chuyên ngành xây dựng và tài chính đầu tư khi thực hiện nhiệm vụ. Nhưng thực tế , đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB không có đủ điều kiện để vừa thực hiện công tác tại cơ quan vừa đi kiểm tra tình hình sử dụng vốn của chủ đầu tư, vừa kiểm tra tại thực địa. Do vậy, để thực hiện việc này đòi hỏi phải có thời gian và quá trình chuẩn bị để thực hiện, phải xây dựng lộ trình, bước đi phù hợp với tình hình quy trình, thực tế công việc và nhân sự hiện nay.
Chủ đầu tư xây dựng công trình là người (hoặc tổ chức) sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Trong thời gian qua,vốn đầu tư của Nhà nước liên tục gia tăng qua đó đã tạo nên sự chuyển biến quan trọng về cơ sở vật chất kỹ thuật, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, cải thiện văn minh đô thị, đóng góp quyết định vào phát triển kinh tế xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước... Tuy nhiên, việc quản lý và triển khai thực hiện các dự án trong những năm quan còn nhiều hạn chế và yếu kém, dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư kém, làm giảm chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến thực trạng trên là do trình độ, năng lực của chủ đầu tư chưa đáp ứng với yêu cầu quản lý đó là chưa nói đến khả năng tham nhũng, bắt tay cùng với nhà thầu rút ruột công trình làm giảm chất lượng công trình. Vì vậy tăng cường năng lực quản lý công trình của chủ đầu tư để chủ đầu tư phối hợp tốt với KBNN trong việc quản lý, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi đầu tư XDCB cũng là một trong những giải pháp để cải thiện tình hình hiện nay đồng thời nâng cao hiệu quả đồng vốn của nhà nước.
- Đề nghị chủ đầu tư phối hợp với Tổ chức đền bù GPMB/ hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác đền bù GPMB. Chủ động phối hợp với các cấp, các ngành xử lý các vướng mắc phát sinh (như điều chỉnh dự toán, điều chỉnh hợp đồng,…) nhằm hoàn thành tốt kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản Nhà nước giao trong năm. Đôn đốc, giám sát nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công công trình; tổ chức nghiệm thu ngay khi dự án, công trình có khối lượng hoàn thành, phối hợp với nhà thầu, đơn vị tư vấn hoàn thiện hồ sơ để gửi KBNN làm cơ sở kiểm soát, thanh toán, tránh dồn vào những ngày cuối năm gây áp lực cho KBNN.
- Đề nghị chủ đầu tư phối hợp với nhà thầu, KBNN nơi giao dịch thực hiện thu hồi vốn tạm ứng đảm bảo theo đúng quy định hiện hành. Bên cạnh đó, thực hiện báo cáo đánh giá tình hình thực hiện tạm ứng vốn, thu hồi tạm ứng vốn gửi cơ quan cấp trên của chủ đầu tư theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT- BTC ngày 18/01/2016; Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2018 và Thông tư số 52/2018/TT-BTC ngày 24/5/2018 của Bộ Tài.
- Báo cáo Bộ, ngành, địa phương (cơ quan chủ quản) để điều chỉnh kế hoạch vốn của các dự án không có khả năng thực hiện sang các dự án đã giải ngân hết kế hoạch mà vẫn còn khả năng thực hiện tiếp.
3.3.3.2. Về việc phân bổ dự toán chi đầu tư
Phân bổ vốn đầu tư là việc phân chia và phân bổ nguồn vốn đầu tư giữa các cấp ngân sách, giữa đơn vị quản lý và đơn vị sử dụng vốn đầu tư theo những nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ, định mức và phương pháp tính toán nhất định nhằm đảm bảo cho mỗi cấp ngân sách, mỗi đơn vị có đủ nguồn lực tài chính để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Đối với việc phân bổ kế hoạch vốn năm, để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia: Đối với số vốn đầu tư nguồn NSNN kế hoạch năm hằng năm còn lại chưa giao cho các Bộ, ngành, địa phương do chưa đủ điều
kiện: Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý để giao hết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm.
- Đối với các địa phương: đề nghị sớm triển khai thực hiện phân bổ vốn cho các dự án, nhất là các Đề án thuộc CTMTQG Xây dựng nông thôn mới để các chủ đầu tư, Ban QLDA có căn cứ triển khai thực hiện. Đồng thời, đề nghị các địa phương phân bổ chưa đúng theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ giao (về tổng mức vốn được giao theo từng Chương trình, từng nội dung như thanh toán nợ đọng XDCB, thu hồi vốn ứng trước) thực hiện rà soát, điều chỉnh, đảm bảo giao kế hoạch đúng quy định; trường hợp có khó khăn vướng mắc trong quá trình phân bổ, kịp thời báo cáo về các Bộ liên quan giải quyết hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, tháo gỡ nhằm thực hiện hoàn thành kế hoạch năm được giao...