Thực trạng về đánh giá rủi ro trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tuy phước (Trang 72 - 75)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Thực trạng về đánh giá rủi ro trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB

2.2.3.1 Đánh giá rủi ro trong quá trình kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ.

- Những yếu tố dẫn đến rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ kho bạc : Tài liệu chưa đủ, chưa đúng quy định như : GDV nhận thiếu bảo lãnh tạm ứng đối với hợp đồng có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên, thiếu dự toán công tác chuẩn bị đầu tư; Nhận thừa biên bản nghiệm thu khối lượng công việc, nhận thừa biên bản nghiệm thu khối lượng công việc, nhận thừa biên bản thanh lý hợp đồng; Nhận thừa báo cáo thẩm định thiết kê dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu ( trên cả phiếu giao nhận hồ sơ ); Lập hồ sơ chi vượt dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giá trị chỉ đinh,giá trị hợp đồng vượt giá gói thầu được

duyệt; Viện dẫn văn bản không đúng ( văn bản đã hết hiệu lực, văn bản không có, các căn cứ hồ sơ không có); Chứng từ hồ sơ chưa đủ thành phần ký duyệt, thiếu dấu, thiếu ngày tháng năm, các thông tin liên quan trên hồ sơ, chứng từ ( thường sai liên quan đến hợp đồng, phụ lục 03a, phục lục 04, giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, giấy rút vốn đầu tư).

- Thiếu thiếu chứng từ chuyển tiền; Thiếu giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Thiếu văn bản bảo lãnh tạm ứng hợp dồng( đối với trường hợp phải có bảo lãnh tạm ứng); Thiếu kế hoạch GPMB hoặc thiếu biên bản bàn giao mặt bằng (một phần hoặc toàn bộ) theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng trường hợp đối với hợp đồng thi công xây dựng;

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng: Hồ sơ pháp lý của dự án chưa đầy đủ, chưa logic về thời gian, chưa hợp pháp, hợp lệ dễ bị lợi dụng giả mạo nhằm chiếm đoạt tiền nhân sách. Khi dự án có liên quan đến sai phạm, thất thoát của chủ đầu tư, có thể bị cơ quan cảnh sát điều tra, thanh tra, kiểm toán phát hiện truy cứu trách nhiệm, kiến nghị thu hồi có liên quan trách nhiệm của KBNN trong việc chấp hành quy trình KSC đầu tư XDCB qua KBNN

- Xác định khả năng phòng, tránh: Thực hiện công khai các thủ tục, hồ sơ, tài liệu cần gởi đến KBNN; kiểm tra kỹ hồ sơ, tài liệu.

- Biện pháp khắc phục nếu xảy ra rủi ro : Yêu cầu chỉ định thầu bổ sung, hoàn thiện trả lại những hồ sơ thừa, tăng cường tự kiểm tra.

2.2.3.2 Đánh giá rủi ro trong quá trình kiểm soát sự logic về thời gian các văn bản, tài liệu

- Những yếu tố dẫn đến rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ : GDV nhận hồ sơ, tài liệu không theo đúng trình tự thời gian; ghi mã số dự án trên hợp đồng trước ngày cấp giấy chứng nhận mã số quan hệ ngân sách ( mã dự án ; ngày chủ đầu tư ký lập chứng từ, hồ sơ sau ngày nhận hồ sơ. Trường hợp có phát sinh hạng mục, gói thầu xây dựng, tuy nhiên hợp đồng công tác giám sát

cho phần hạng mục gói thầu này lại ký sau khi gói thầu xây dựng phát sinh này đã hoàn thành; phụ lục 03a trên đó có căn cứ biên bản nghiệm thu, tuy nhiên ngày ký biên bản nghiệm thu lại thể hiện trước thời gian ký hợp đồng. đối hầu này.

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng: thanh toán sai quy định

- Xác định khả năng phòng, tránh: kiểm tra kỹ hồ sơ; yêu cầu CĐT giải trình rõ lý do bằng văn bản.

- Biện pháp khắc phục nếu xảy ra rủi ro: Có văn bản đề nghị CĐT hoàn thiện, bổ sung; đề nghị CĐT có văn bản giải trình và chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ để lưu hồ sơ dự án.

2.2.3.3 Đánh giá rủi ro trong quá trình kiểm soát về điều kiện thanh toán mức khống chế từng lần thanh toán, đối tượng thụ hưởng:

- Những yếu tố dẫn đến rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ: Trường hợp GDV thanh toán vượt quy định , sai đơn vị thụ hưởng.;thanh toán không đúng thỏa thuận hợp đồng ( thường liên quan thỏa thuận giai đoạn thanh toán, và thỏa thuận chuyển tiền bảo hành ). Phụ lục hợp đồng có phát sinh khối lượng ngoài hợp đồng ban đầu, tuy nhiên hồ sơ lưu tại đơn vị không có dự toán, quyết đinh phê duyệt dự toán cho phần công việc phát sinh này; tạm ứng khối lượng vượt quá mức qui đinh so với hợp đồng.

- Tạm ứng không thheo chế độ qui định : Tạm ứng vượt tỷ lệ quy định (vượt tỷ lệ tạm ứng tối đa 50% giá trị hợp đồng).

- Không thực hiện CKC: Không thực hiện thủ tục CKC NSNN đối với những khoản chi thuộc phạm vi phải thực hiện CKC theo quy định.

- Đơn vị gửi đề nghị CKC đến KBNN chậm so với thời hạn quy định ( quá 10 ngày làm việc từ khi hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà cung cấp, nhà thầu có hiệu lực).

- Kho Bạc thực hiện CKC cho đơn vị trên hệ thống TABMIS quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng: Mất ân toàn trong thanh toán Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, bồi thường thiệt hại.

- Xác định khả năng phòng, tránh: Cập nhật đầy đủ vào chương trình kiểm soát, đối chiếu theo định kỳ.

- Biện pháp khắc phục nếu xảy ra rủi ro: yêu cầu đơn vị thực hiện đúng quy định, điều chỉnh hồ sơ báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý

2.2.4. Thực trạng công tác giám sát, kiểm tra trong kiểm soát chi đầu

XDCB qua KBNN Tuy Phước

- Căn cứ vào định hướng kiểm tra hàng năm của KBNN, KBNN Tuy Phước đã xây dựng kế hoạch , đề cương kiểm tra hàng năm, hàng quý, thực hiện đầy đủ các cuộc kiểm tra theo đề cương được duyệt.

Hàng năm KBNN Tuy Phước thực hiện đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 định kỳ.

Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện được các tồn tại, sai sót trong chấp hành quy chế, quy trình nghiệp vụ, qua đó đã tham mưu với lãnh đạo KBNN ban hành các văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh, khắc phục; đồng thời đề xuất với lãnh đạo KBNN nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ của ngành. Từ đó góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tuy phước (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)