7. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Các giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý :
3.3.1.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý tạm ứng vốn đầu tư XDCB
Hầu hết, các dự án đầu tư XDCB cần phải có lượng vốn đầu tư lớn và thời gian thi công kéo dài do đó việc tạm ứng vốn đầu tư để thi công công trình là cần thiết để nhà thầu chuẩn bị các điều kiện để thực hiện dự án đầu tư.
Vì thế, để quản lý vốn tạm ứng một cách chặt chẽ, hợp lý, đúng mục đích cần bổ sung những qui định, cơ chế như sau:
- Cần có cơ chế buộc nhà thầu phải sử dụng tiền tạm ứng trực tiếp cho việc thi công trình bằng cách chuyển tiền tạm ứng trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho nhà thầu để phục vụ cho thi công dự án, thay vì chủ đầu tư chuyển tiền tạm ứng cho nhà thầu. Qui định này buộc nhà thầu phải sử dụng vốn đúng mục đích, các nguồn lực cũng được tập trung để đẩy nhanh tiến độ thi công;
- Cần qui định tỷ lệ thu hồi tạm ứng nhất định qua mỗi lần thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành để tránh tình trạng móc ngoặc giữa chủ đầu tư và nhà thầu, cố tình chậm thu hồi tạm ứng, chỉ thu hồi khi nào có kế hoạch vốn được bố trí, hay thu hồi tạm ứng với tỷ lệ thấp để nhà thầu lợi dụng vốn NSNN, làm chậm tiến độ công trình;
- Theo Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của BTC tại khoản 5, diều 8 mục 2 cũng đã ban hành cơ chế nếu quá thời hạn 06 tháng quy định trong hợp đồng phải thực hiện khối lượng mà nhà thầu chưa thực hiện do nguyên nhân khách quan hay chủ quan hoặc sau khi ứng vốn mà nhà thầu sử dụng sai mục đích, chủ đầu tư có trách nhiệm cùng KBNN thu hồi hoàn trả vốn đã tạm ứng cho NSNN. Như vậy đương nhiên nhà thầu được chiếm dụng vốn từ NSNN trong 06 tháng nếu vì lý do khách quan, chủ quan chưa thi công công trình. Trong thực tế có nhiều công trình ứng vốn trong một thời gian dài nhưng không có mặt bằng thi công vì vậy cần bổ sung thêm điều kiện tạm ứng vốn đầu tư XDCB là phải có mặt bằng sạch để tránh việc đọng vốn do vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Mặt khác cũng cần có qui định rút ngắn thời gian thu hồi tạm ứng vốn từ NSNN nếu nhà thầu không thi công chứ không phải là 06 tháng như hiện nay;
định rõ: Chủ đầu tư cần phải thỏa thuận với đối tượng được đền bù để họ đồng ý nhận tiền theo phương án đền bù được duyệt trước khi thực hiện tạm ứng tiền KBNN, tránh tình trạng ứng tiền mặt từ KBNN nhưng đối tượng được đền bù không đồng ý nhận, Chủ đầu tư để tại đơn vị, trường hợp này dễ gây thất thoát vốn, sử dụng sai mục đích, cá biệt có một số Chủ đầu tư gửi tại ngân hàng để thu lãi trái pháp luật.
- Tại điểm a khoản 4 điều 8 mục 2 Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của BTC quy định về bảo lãnh tạm ứng: Đối với các hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng mới yêu cầu có bảo lãnh tạm ứng. Trường hợp dưới 01 tỷ đồng, tuỳ theo yêu cầu của Chủ đầu tư mà có thể đề nghị làm bảo lãnh tạm ứng hoặc không bảo lãnh tạm ứng. Vấn đề này dễ phát sinh thông đồng lợi ích giữa Chủ đầu tư và Đơn vị thi công trong việc không thực hiện bảo lãnh. Làm mất sự công bằng giữa các đơn vị khi tham gia các hợp đồng cùng một Chủ đầu tư. Mặt khác, nếu không bảo lãnh tạm ứng, khi xảy ra mất cân bằng tài chính đơn vị không thực hiện thi công tiếp gói thầu thì rất khó khăn trong việc thu hồi số vốn đã tạm ứng. Vì vậy đề nghị cần quy định đối với các hợp đồng có tạm ứng đều phải có bảo lãnh tạm ứng để tạo sự công bằng, tránh thất thoát vốn và thông đồng. Đồng thời nếu đơn vị bỏ hợp đồng không tiếp tục thi công thì Chủ đầu tư và KBNN có cơ sở thu hồi số vốn đã tạm ứng.
3.3.1.2 Hoàn thiện công tác kiểm soát cam kết chi đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tuy Phước.
Theo nguyên tắc và qui trình, trong thời hạn 03 ngày làm việc đối với trường hợp “kiểm soát trước, thanh toán sau” và trong 01 ngày làm việc đối với trường hợp “thanh toán trước, kiểm soát sau” kể từ khi nhận đủ hồ sơ thanh toán theo quy định của chủ đầu tư, căn cứ vào hợp đồng (hoặc dự toán được duyệt đối với các công việc được thực hiện không thông qua hợp đồng)
và số tiền chủ đầu tư đề nghị thanh toán, KBNN kiểm soát, cấp vốn thanh toán cho dự án và thu hồi vốn tạm ứng theo quy định. Đối với các đề nghị thanh toán nhận sal 15 giờ thì xử lý chứng từ vào ngày hôm sau
Theo qui định của Thông tư 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; Thông tư 40/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính, sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 113/2008/TT- BTC, trong phạm vi 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị cam kết chi của chủ đầu tư, KBNN phải thông báo ý kiến chấp thuận hoặc từ chối cam kết chi cho đơn vị.
Như vậy đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị từ 01 tỷ đồng trở lên thì thời hạn kiểm soát thanh toán của KBNN tăng lên hai ngày (thời gian thực hiện cam kết chi và thời gian kiểm soát theo qui trình) vì vậy để thực hiện mục tiêu cải cách thủ tục hành chính và đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho dự án, KBNN cần phải hệ thống hóa hai qui trình này theo hướng không kéo dài thời gian kiểm soát thanh toán của KBNN, để thực hiện được cần các giải pháp sau:
- Việc thực hiện cam kết chi thì thông tin nhà cung cấp (nhà thầu) phải được cập nhật vào hệ thống Tabmis. Hiện tại, thông tin nhà cung cấp trên hệ thống Tabmis chưa đầy đủ, dẫn đến nhu cầu bổ sung nhà cung cấp trong quá trình thực hiện là khá phổ biến. Tuy nhiên theo phân cấp hiện nay việc tạo mới, điều chỉnh, bổ sung thông tin nhà cung cấp do Cục tin học KBNN thực hiện trên cơ sở đề nghị từ hàng trăm đơn vị KBNN cơ sở, vì đề nghị chuyển giao nhiệm vụ này để đội xử lý trung tâm các KBNN tỉnh thực hiện để rút ngắn thời gian tác nghiệp của hệ thống KBNN;
- Theo qui định thông tư 113/2008/TT-BTC, Thông tư 40/2016/TT- BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số điều của
Thông tư 113/2008/TT-BTC, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng xây dựng có giá trị hợp đồng ở mức phải thực hiện cam kết chi thì Chủ đầu tư phải gửi hợp đồng kèm theo đề nghị cam kết chi đến KBNN nơi giao dịch. Nhưng trong thực tế các chủ đầu tư chưa chấp hành nghiêm theo qui định này mà chỉ khi nào phát sinh nhu cầu thanh toán mới gửi hợp đồng đến KBNN để KBNN vừa thực hiện quản lý cam kết chi vừa thực hiện kiểm soát thanh toán, việc này gây dồn việc cho KBNN, kéo dài thời gian kiểm soát thanh toán vì vậy cần phải đưa nội dung quản lý, kiểm soát cam kết chi vào Luật ngân sách sửa đổi bổ sung để các bộ, ngành, các cấp chính quyền, chủ đầu tư coi đây là nhiệm vụ chung cần phải phối hợp thực hiện.
Phối hợp thực hiện giữa các tổ chức có liên quan: Qua thời gian triển khai thực hiện quản lý cam kết chi tại KBNN Tuy Phước còn có nhiều bất cập. Các chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án chưa thật sự quan tâm và hiểu rõ về mục đích ý nghĩa của cam kết chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN, nhiệm vụ được triển khai và thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế rất khó khăn, dự toán chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN liên tục bị cắt giảm, điều chỉnh, sắp xếp do chính sách tài khóa của Chính phủ, nhằm tiết kiệm chi tiêu công, kiềm chế lạm phát. Tuy vậy, xác định tầm quan trọng và mục đích ý nghĩa của kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN là cần thiết trong giai đoạn hiện nay để nhiệm vụ này thực sự phát huy được hiệu quả trong thời gian tới, KBNN Tuy Phước cần tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy chính quyền địa phương vào cuộc chỉ đạo thực hiện. Đây là giải pháp cần thiết góp phần vào thực hiện tốt công tác KSC đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN Tuy Phước.
KBNN Tuy Phước cần phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành, các đơn vị chủ quản có liên quan trong quá trình thực hiện phân bổ và nhập dự toán chi đầu tư XDCB cho các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án kịp
thời vào chương trình TABMIS, để KBNN thực hiện cam kết chi cho dự án đúng theo chế độ và thời gian quy định, đảm bảo nhiệm vụ của đơn vị được thực hiện một cách trôi chảy tránh mọi ách tắc phiền hà cho khách hàng. Vì trong thực tế có nhiều Chủ đầu tư gửi cam kết chi đến KBNN nhưng cơ quan tài chính, các đơn vị chủ quản chưa nhập dự toán cho đơn vị. Do đó, công tác phối hợp là vấn đề rất quan trọng để giải quyết khắc phục những vấn đề trên và giúp KBNN hoàn thành tốt nhiệm vụ cam kết chi NSNN qua KBNN.
3.3.1.3 Chỉ đạo, điều hành công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thống nhất:
Chỉ đạo hệ thống KBNN thường xuyên phối hợp chặt chẽ và hướng dẫn cho các đơn vị trong việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục tạm ứng, thanh toán, đảm bảo mọi hồ sơ, chứng từ đủ điều kiện thanh toán vốn đầu tư do các chủ đầu tư, ban QLDA gửi đến Kho bạc đều được tiếp nhận và giải quyết theo đúng chế độ và thời gian qui định. Có văn bản đôn đốc các chủ đầu tư, các Ban QLDA đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nghiệm thu khi đã có khối lượng hoàn thành và hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục gửi đến Kho bạc để kiểm soát thanh toán, thu hồi vốn đã tạm ứng, tránh dồn vào những tháng cuối năm gây khó khăn trong công tác kiểm soát chi và giải ngân.
Chủ động nắm bắt kịp thời những tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân giải ngân chậm của các Bộ, ngành, địa phương và tổng hợp các vướng mắc để xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo TTCP xem xét, quyết định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải ngân của dự án. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính các cấp, cơ quan ban ngành để đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm, nhất là các dự án lớn, công trình quan trọng, các chương trình mục tiêu quốc gia; khẩn trương hoàn thiện hồ sơ thanh toán vốn đối với khối lượng đã hoàn thành
nhận hồ sơ kiểm soát chi điện tử qua Cổng thông tin điện tử của KBNN (dịch vụ công trực tuyến). Đây là một trong những giải pháp trọng tâm, lâu dài của KBNN nhằm thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục rút ngắn thời gian kiểm soát chi, tạo thuận lợi hơn cho các chủ đầu tư đối với công tác kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN để tiến tới kiểm soát chi điện tử
Thường xuyên nắm bắt thực tế để có hướng xử lý kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức kiểm soát chi vốn đầu tư. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai sót trong quá trình kiểm soát chi vốn đầu tư.
Thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm
soát sau” cho từng lần thanh toán và “kiểm soát trước, thanh toán sau” đối
với lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng. Thông qua đó, cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian kiểm soát chi và tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư trong việc giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Nhiệm vụ kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB là một trong những công đoạn cuối của quá trình đầu tư nên mọi sai sót trong cả quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư đều tập trung về cơ quan KBNN. Để tạo điều kiện cho các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án theo đúng kế hoạch, KBNN cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, những thời gian đầu năm kế hoạch có văn bản hướng dẫn, đôn đốc chủ đầu tư hoàn tất công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, tập hợp đầy đủ các hồ sơ, thủ tục pháp lý của dự án theo quy định gửi đến KBNN để được tạm ứng thanh toán vốn theo quy định, trong đó lưu ý hướng dẫn tạm ứng cho các dự án đấu thầu, các công trình khẩn cấp, thủy lợi, tu bổ đê điều, đền bù giải phóng mặt bằng,… và đề nghị các chủ đầu tư đăng ký kế hoạch tiến độ giải ngân để chủ động bố trí nguồn vốn thanh toán; thời điểm để các chủ đầu tư chủ động có kế hoạch cân đối thanh toán vốn cho dự án.
- Đối với các dự án khởi công mới: đề nghị các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện các thủ tục trình phê duyệt thiết kế, dự toán, các thủ tục đấu thầu và lựa chọn nhà thầu; đồng thời, đôn đốc chỉ đạo chủ đầu tư có những dự án khởi công mới chưa đến mở tài khoản tại KBNN thì đẩy nhanh tiến độ đấu thầu và ký hợp đồng gửi tới KBNN để giải ngân vốn.
- Đối với các dự án chuyển tiếp: yêu cầu các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đồng thời nghiêm túc thực hiện quy định về thời hạn nghiệm thu khối lượng và làm thủ tục thanh toán với KBNN (trong vòng 04 ngày làm việc kể từ ngày có khối lượng được nghiệm thu, làm thủ tục thanh toán ngay với Kho bạc Nhà nước theo đúng Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ). Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời xử lý các vướng mắc thuộc thẩm quyền để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và thanh toán vốn của các dự án.
Thứ hai, định kỳ hàng tháng rà soát tỷ lệ giải ngân so với kế hoạch vốn của từng công trình, dự án, trong đó đặc biệt lưu ý nhóm các công trình, dự án có tỷ lệ giải ngân thấp, phối hợp với các chủ đầu tư phân tích tìm nguyên nhân ảnh hưởng tới tốc độ giải ngân, từ đó đề xuất các giải pháp báo cáo UBND các cấp có chỉ đạo kịp thời nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công và tiến độ giải ngân vốn của dự án. Tổ chức khảo sát, kiểm tra thực tế tại hiện trường thi công nhằm nắm bắt tiến độ thi công, phối hợp với các chủ đầu tư tháo gỡ vướng mắc tại hiện trường cơ sở. Những vướng mắc phát sinh vượt quá phạm vi thẩm quyền, Kho bạc nhà nước kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của KBNN tỉnh, UBND huyện,… đồng thời đề xuất ý kiến tham mưu xử lý cho các đơn vị, không để kéo dài. Tổ chức duy trì tốt chế độ thông tin, báo cáo