8. Cấu trúc luận văn: Luận văn gồm các phần sau:
2.1.2. Khái quát về GDĐT và tình hình phát triển giáo dục tiểu học trên
bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Theo báo cáo tổng kết năm học 2017 – 2018 của Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn, ngành GD Quy Nhơn đã đạt được một số thành tựu như sau:
*Quy mô GD:
Hệ thống trường học tiếp tục phát triển, loại hình GD đa dạng, hiện hay toàn ngành hiện có 94 đơn vị trường học, trong đó: THCS: 20 trường, Phổ thông cơ sở: 01 trường, TH: 27 trường, Mầm non: 47 trường (chưa kể 28 nhóm, lớp mầm non tư thục). Ngoài ra, tại thành phố Quy Nhơn còn có 09 trường THPT; 01 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên; 01 Trung tâm dạy nghề; có 02 trường đại học; 04 trường cao đẳng.
Mạng lưới trường lớp được bố trí hợp lý, mỗi phường, xã đều có ít nhất 01 trường mầm non, 01 trường TH và 01 trường THCS. Một số phường xã ngoại thành do địa bàn rộng nên có 02 trường TH và nhiều cơ sở của trường nằm rải rác trong khu dân cư tạo điều kiện tốt nhất để học sinh đến trường. Hiện nay, ngành GD Quy Nhơn có 40 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó: bậc học Mầm non có 08 trường (03 trường đạt chuẩn mức 2); cấp TH có 16 trường (05 trường đạt mức 2); cấp THCS có 16 trường.
Đội ngũ cán bộ, GV ngành GD&ĐT thành phố thường xuyên được bổ sung về số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng, đảm bảo việc dạy tất
cả các bộ môn. Phòng GD&ĐT Quy Nhơn đã quan tâm bố trí đủ GV chuyên trách (Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục) ở các cấp học, tạo điều kiện cho các trường phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Cán bộ GV toàn ngành tính đến nay có 2.318 người, nữ 1.893 người; đảng viên 960 người.
*Chất lượng GD&ĐT:
Cùng với phát triển quy mô, GD thành phố Quy Nhơn xác định: Việc nâng cao chất lượng GD toàn diện vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển GD.
Chất lượng GD được giữ vững và có bước tiến đáng kể cả về chất lượng đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn, tỷ lệ học sinh khá giỏi ở các cấp học có nhiều chuyển biến tích cực, phản ánh đúng thực chất kết quả học tập của học sinh.
Thành phố Quy Nhơn đã hoàn thành chương trình phổ cập GD THCS từ năm 2001, tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học được tuyển vào lớp 6 đạt 100% và số học sinh từ 15-17 tuổi được công nhận tốt nghiệp THCS 3.553/3.562 học sinh, tỷ lệ 99,74%. Về phổ cập THPT: tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 96,11%. Hiện nay, thành phố đang triển khai kế hoạch phổ cập THPT giai đoạn 2015-2020, ngành GD đã hoàn thành công tác điều tra đối tượng phổ cập trong độ tuổi.
* Thuận lợi
Ngành giáo dục được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời của Sở GD&ĐT, Thành ủy, UBND thành phố Quy Nhơn, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, đoàn thể, sự ủng hộ nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân. Nhận thức của xã hội về vai trò của giáo dục ngày càng sâu sắc.
Sự ổn định và phát triển của chất lượng giáo dục mấy năm gần đây đã tạo đà tốt để toàn ngành GD&ĐT tiếp tục tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.
động, nhiệt tình, tận tâm với nghề. 100% cán bộ quản lý, giáo viên nhận thức sâu sắc về quan điểm chỉ đạo đối với cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, có tinh thần đoàn kết, tinh thần trách nhiệm cao, tinh thần tự học để nâng cao trình độ, nghiêm túc trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Tình hình thiếu đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ bản đã được khắc phục, cơ sở vật chất, trường lớp được đầu tư theo đúng lộ trình kế hoạch, trang thiết bị dạy học ngày càng hiện đại phù hợp với nhu cầu phát triển chung của thế giới và khu vực, công tác qui hoạch được thực hiện nghiêm túc, có lộ trình cụ thể.
- Công tác tuyên truyền được thực hiện ngày càng có hiệu quả, nhận thức của tầng lớp nhân dân và các cấp quản lý về giáo dục ngày càng được nâng cao. Đại đa số học sinh chăm ngoan, lễ phép, ham học hỏi, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành mạnh. Phần lớn các em đã nhận thức được vai trò của việc học và việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
- Cùng với sự phát triển chung của cả nước, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng của tỉnh ngày càng được đầu tư phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc có cơ hội tiếp cận với các vùng phát triển.
* Khó khăn
- Tình hình kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn nên đầu tư cho giáo dục so với các tỉnh lân cận còn hạn chế. Tình trạng suy thoái kinh tế, lạm phát trong những năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành, bên cạnh đó, việc huy động các nguồn lực xã hội, các nhà hảo tâm hỗ trợ cho phát triển giáo dục cũng như tăng cường CSVC và thiết bị cho giáo dục còn gặp nhiều khó khăn. Công tác xã hội hoá
đạt được còn thấp so với nhu cầu của xã hội, một số phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ vai trò của giáo dục nên chưa thực sự quan tâm, tạo điều kiện cho con em đi học.
- Trình độ chuyên môn của giáo viên được nâng lên nhưng chưa đồng đều, nhiều giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Một bộ phận nhỏ giáo viên còn chưa nhiệt tình trong giảng dạy, chưa thật sự yêu nghề, mến trẻ.
- Cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập của học sinh. Công tác qui hoạch đất cho giáo dục còn nhiều bất cập, nhiều cơ sở giáo dục trước đây xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt nên nay cần qui hoạch lại thì lại thiếu diện tích.
- Các biểu hiện tiêu cực trong xã hội tác động không nhỏ tới công tác giáo dục đạo đức học sinh.
*Về tình hình phát triển giáo dục tiểu học
Hiện nay trên địa bàn thành phố Quy Nhơn có tổng số 27 trường TH (tất cả đều là công lập), tổ chức giảng dạy tại 45 điểm trường với 23.072 học sinh ở 663 lớp. 100% các trường đều dạy học môn Tiếng Anh với 14.214 học sinh ở 410 lớp, trong đó có 26 trường dạy chương trình 4 tiết/tuần với 3.906 học sinh ở 109 lớp, tổ chức làm quen với Tiếng Anh cho học sinh lớp 1,2 ở 15/27 trường; 26 trường tổ chức học 2 buổi/ ngày; 26 trường dạy học môn Tin học. Số học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học đạt tỉ lệ 100%,.
Phòng GD&ĐT đã tập trung chỉ đạo việc quản lý, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục trong dạy các môn học; chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh; tổ chức thực hiện hoạt động dạy học và GD đang có chiều hướng ổn định và phát triển, quy mô trường lớp GDTH được trải đều ở các phường xã trên địa bàn thành phố đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em nhân dân.
Trong những năm qua, cơ sở vật chất các trường TH tuy có quan tâm đầu tư xây dựng nhưng vẫn còn nhiều trường TH thiếu khu hiệu bộ văn phòng, phòng học bộ môn, không có sân tập vì diện tích khuôn viên trường quá nhỏ, các loại thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học và GD còn thiếu thốn, nhất là các trường ở vùng ven ngoại thành và các xã đảo. Cần phải tập trung kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tại các trường TH mới có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển GDTH trong thời kì CNH, HĐH đất nước.
Có được những kết quả cơ bản như trên là nhờ có sự chỉ đạo cụ thể của đảng và các cấp chính quyền và nhận thức đúng đắn của tầng lớp nhân dân giáo dục không đơn thuần là phúc lợi xã hội mà là điều kiện để phát triển. Quan niệm giáo dục là "quốc sách hàng đầu", "đầu tư cho giáo dục là đầu tư để phát triển" được thể hiện trong chủ trương, quyết định của Đảng. Nghị quyết 4 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo, Nghị quyết 2 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về "Giáo dục đào tạo và khoa học - công nghệ", Chương trình hành động số 20-CTr/TU ngày 25/7/2014 của tỉnh ủy tỉnh Bình Định thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo gắn với việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Chủ trương đa dạng hóa các loại hình trường lớp, xã hội hóa giáo dục đã tác động tích cực đến sự phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh. Các chính sách đãi ngộ giáo viên dạy vùng sâu, vùng xa, sự quan tâm chăm lo hỗ trợ của cha mẹ học sinh đã tạo điều kiện cho giáo viên yên tâm gắn bó với nghề, gắn bó với học sinh, nâng cao trách nhiệm trong công tác.
nhằm phát triển giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc; thực hiện nghiêm các cuộc vận động , từng bước đưa chất lượng giáo dục đi vào thực chất, không chạy theo thành tích.