Thực trạng quản lý bộ máy tự đánh giá thực hiện hoạt động tự đánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 64 - 66)

8. Cấu trúc luận văn: Luận văn gồm các phần sau:

2.4.1. Thực trạng quản lý bộ máy tự đánh giá thực hiện hoạt động tự đánh

giá ở trường tiểu học

Bảng 2.10. Thực trạng quản lý bộ máy tự đánh giá thực hiện công tác TĐG Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB (X ) Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Tuyển chọn và sử dụng đội ngũ cán bộ thực hiện hoạt động tự đánh giá 4 12.1 9 27.3 14 42.4 6 18.2 2.3

Phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực cán bộ và lĩnh vực đang phụ trách

5 15.2 11 33.3 10 30.3 7 21.2 2.4

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá

bộ máy tổ chức và nhân viên 6 18.2 8 24.2 14 42.4 5 15.2 2.5 Tăng cường quy hoạch, bồi dưỡng

cán bộ làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục

4 11.1 13 36.1 14 38.9 5 13.9 2.4

Lập kế hoạch về chế độ chính sách cho cán bộ tham gia công tác kiểm định chất lượng giáo dục

5 15.2 10 30.3 15 45.5 3 9.1 2.5

Bộ máy tự đánh giá có ý nghĩa quyết định đối với công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Các nhà trường cũng đã triển khai nhiều kế hoạch tuyển chọn cán bộ, giáo viên và phân công vào những nhiệm vụ cụ thể vào hoạt động tự đánh giá của nhà trường.

Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.10. cho thấy, việc tuyển chọn và sử dụng đội ngũ cán bộ, giáo viên thực hiện công tác tự đánh giá được đánh giá là chưa tốt, X =2.3. Chứng tỏ việc quản lý công tác này chưa được lãnh đạo nhà trường quan tâm đúng mức. Đây là bộ máy nhân sự trực tiếp quản lý và thực hiện công tác tự đánh giá nên có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả TĐG của nhà trường.

Việc phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực cán bộ và lĩnh vực đang phụ trách, qua khảo sát có X =2.4. Chứng tỏ việc quản lý công tác này lãnh đạo nhà trường ít quan tâm, chú ý đến năng lực từng cá nhân và lĩnh vực

họ đang công tác.

Đối với công tác kiểm tra, đánh giá bộ máy tổ chức và nhân viên, kết quả đánh giá là X =2.5. Điều này chứng tỏ việc thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá của nhà trường chưa sâu sát và kịp thời. Kết quả khảo sát của công tác tăng cường quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ cán bộ làm công tác kiểm định CLGD cho thấy tỷ lệ 40.3% đánh giá mức trung bình chứng tỏ công tác này chưa được nhà trường thực hiện và triển khai có hiệu quả.

Qua tìm hiểu lập kế hoạch về chế độ chính sách cho cán bộ tham gia công tác kiểm định CLGD chúng tôi nhận thấy, 45.5% đánh giá trung bình đã cho thấy việc thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ tham gia công tác kiểm định chất lượng giáo dục chưa được quan quan tâm đầy đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 64 - 66)