Thực trạng việc thực hiện quy trình và nguyên tắc tự đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 56 - 59)

8. Cấu trúc luận văn: Luận văn gồm các phần sau:

2.3.2. Thực trạng việc thực hiện quy trình và nguyên tắc tự đánh giá

Qua kết quả khảo sát tại các trường TH ở địa bàn nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy việc thực hiện quy trình và nguyên tắc tự đánh giá của các trường TH có những ưu điểm và hạn chế như sau:

* Ưu điểm:

Hiệu trưởng các trường TH đã thực hiện tốt các quy định, hướng dẫn của của bộ GDĐT, Sở GDĐT, PGDĐT.

Hiệu trưởng nhà trường đã thành lập Hội đồng tự đánh giá, nhóm thư ký có từ 2 đến 3 người, nhóm trưởng là thành viên trong hoạt động tự đánh giá. Nhóm công tác mỗi nhóm có từ 2 đến 5 người, nhóm trưởng là thành viên

trong hội đồng tự đánh giá. Nhóm công tác thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do chủ tịch hội đồng phân công. Mỗi nhóm thực hiện đánh giá một số tiêu chí trong một hoặc một số tiêu chuẩn.

Các trường TH đã xác định đúng mục đích tự đánh giá, đánh gia bao quát toàn bộ các hoạt động giáo dục của nhà trường theo 84 chỉ số, 28 tiêu chí trong 5 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GDĐT ban hành.

Một số trường TH đã xây dựng kế hoạch tự đánh giá khá công phu, chi tiết.

Việc đánh giá mức độ đạt được của từng tiêu chí, viết báo cáo và công bổ báo cáo tự đánh giá nhìn chung được thực hiện đúng theo quy trình. Qua khảo sát thực tế chúng tôi nhận thấy một số báo cáo tự đánh giá bước đầu thể hiện sự công phu, đã đáp ứng được yêu cầu. Việc tự đánh giá đã thể hiện được sự nghiêm túc, đánh giá đúng thực tế hiện trạng của nhà trường.

Việc triển khai công tác tư đánh giá của các trường trong thời gian qua đã thực hiện đúng với nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục, đó là: tuân thủ theo quy trình tự đánh giá; đánh giá nhà trường theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GDĐT ban hành; độc lập, khách quan, công khai và minh bạch; Hội đồng tự đánh giá làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và thảo luận để đi đến thống nhất, mọi quyết định chỉ có giá trị khi ít nhất 2/3 thành viên trong Hội đồng nhất trí.

* Hạn chế:

Nhận thức về công tác tự đánh giá ở một bộ phận CBQL, giáo viên chưa đầy đủ, sâu sắc nên chưa thấy hết ý nghĩa của công tác tự đánh giá; một số CBQL chưa lường hết sự vất vả, tốn nhiều công sức của quá trình tự đánh giá nên chưa quan tâm và đầu tư thích đáng đến công tác này. Tư tưởng ngại khó, ngại tiếp cận đang là vật cản lớn đối với công tác kiểm định chất lượng giáo dục ở các nhà trường.

Việc thành lập Hội đồng tự đánh giá: Một số hiệu trưởng còn thiếu kinh nghiệm quản lý vì thế khi lựa chọn thành viên tham gia và phân công nhiệm vụ chưa thật hợp lý, do đó chưa phát huy hết vai trò của từng thành viên trong Hội đồng tự đánh giá.

Cán bộ, giáo viên ở các trường tuy đã được tập huấn, nhưng chưa nắm chắc quy trình, kỹ thuật tự đánh giá. Vì vậy việc triển khai công tác này không ít cán bộ, giáo viên còn lúng túng.

Công tác lưu trữ các văn bản, tài liệu của nhà trường chưa khoa học, gây khó khăn cho việc thu thập thông tin minh chứng.

Đơn vị đã mô tả sai hiện trạng, thiết lập thông tin minh chứng không đúng với sự thật.

Chất lượng báo cáo tự đánh giá một số trường chưa đảm bảo cấu trúc theo quy định của Bộ GDĐT, còn lỗi về chính tả, văn phong lủng củng, nặng về thành tích. Trong báo cáo tự đánh giá có những hạn chế như: mô tả hiện trạng chưa đầy đủ, có sự mâu thuẫn giữa hiện trạng và điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục; kế hoạch cải tiến chất lượng còn chung chung, không sát với yêu cầu của tiêu chí, chưa xác định được thời gian, nguồn lực để thực hiện kế hoạch. Vì thế, công tác tự đánh giá chưa thực sự giúp nhà trường, chính quyền địa phương, cấp trên nhận thức đúng về hiện trạng của nhà trường để xây dựng được kế hoạch cải tiến chất lượng phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Bảng 2.4. Thực trạng những khó khăn khi triển khai công tác tự đánh giá ở các trường TH theo đánh giá của CBQL, GV

Nội dung công việc Rất khó Khó Ít khó Không khó SL % SL % SL % SL %

Xây dựng kế hoạch tự đánh giá 62 15.7 175 44.3 97 24.6 61 15.4

Xác định nội hàm của các chỉ số 121 30.6 164 41.4 80 20.5 30 7.5

Xử lý và phân tích các thông tin, minh

chứng 100 25.4 171 43.2 72 18.4 52 13

Mô tả, phân tích, đánh giá hiện trạng của

nhà trường 121 30.7 164 41.6 84 21.2 26 6.5

Xác định điểm mạnh 38 9.7 120 30.4 125 31.8 112 28.1

Xác định điểm yếu 34 8.5 112 28.4 160 40.6 89 22.5

Xây dựng các biện pháp, kế hoạch cải tiến

chất lượng 125 31.6 161 40.8 92 23.4 17 4.2

Viết báo cáo tự đánh giá 56 13.7 161 41.5 109 27.4 69 17.4 Qua kết quả bảng thống kê chúng tôi nhận thấy ý kiến của CBLQ, GV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)