Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về công tác tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 54 - 56)

8. Cấu trúc luận văn: Luận văn gồm các phần sau:

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về công tác tự

thực hiện được quy ước như sau: Tốt: 4; Khá: 3; Trung bình: 2; Yếu: 1; Rất cần thiết: 4; Cần thiết: 3; Chưa cần thiết: 2; Không cần thiết:1; Bình thường: 2; Chưa tốt: 1. Kết quả khảo sát được xử lý bằng các phép toán theo 2 thông số là tỷ lệ % và điểm trung bình cộng (X ) theo công thức:

4 1 1 i i i X x n N   

Với: xilà điểm được cho ứng với từng nội dung, xi{1,2,3,4 }

i

n là số người cho điểm xinội dung tương ứng. N là tổng số người cho điểm từng nội dung.

Điểm TBC được đánh giá theo 4 mức quy ước như sau: 1.0 X 1.5 : Yếu

1.5 X 2.5 : TB 2.5 X 3.5 : Khá 3.5 X 4.0 : Tốt

2.3. Thực trạng công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định dục ở các trường tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Để tìm hiểu thực trạng công tác TĐG trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, chúng tôi đã tiến hành trao đổi, làm việc trực tiếp với cán bộ quản lý, giáo viên về công tác TĐG trong nhà trường để thu thập thông tin. Đồng thời gửi phiếu trưng cầu ý kiến đến cán bộ quản lý và giáo viên của 13 trường TH trong thành phố Quy Nhơn.

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về công tác tự đánh giá đánh giá

2.3.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về ý nghĩa và sự cần thiết của công tác tự đánh giá

Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về sự cần thiết của công tác tự đánh giá Đối tượng Tổng số Rất cần thiết Cần thiết Chưa cần thiết Không cần thiết ĐTB

)

(X

SL % SL % SL % SL %

CBQL 33 22 66.7 7 21.2 3 9.1 1 3.0 3.5

Giáo viên 359 192 53.7 145 40.3 16 4.4 6 1.6 3.4

Qua khảo sát cho thấy, phần lớn CBQL, GV nhận thức cao về sự cần thiết trong công tác tự đánh giá, CBQL (X =3.5), GV (X =3.4). Thực tế cho thấy, công tác tự đánh giá sẽ giúp nhà trường làm rõ thực trạng quy mô, chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục, xác định được điểm mạnh, điểm yếu của các hoạt động giáo dục; đề xuất các kế hoạch và biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục; kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền các biện pháp hỗ trợ cho nhà trường tiếp tục phát triển; tự đánh giá còn thể hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường toàn bộ các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao; tự đánh giá là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Tuy nhiên vẫn còn có một số CBQL và GV nhận thức rằng công tác tự đánh giá hiện nay chưa thực sự cần thiết (CBQL:3.0%; GV: 1.6%), không cần thiết với lý do: Công tác tự đánh giá không thiết thực, tốn kém thời gian và vật chất, ảnh hưởng công việc giảng dạy, giáo dục của nhà trường và của giáo viên.

2.3.1.2. Nhận thức của cán bộ quản lý về mục đích, ý nghĩa, nội dung, quy trình và nguyên tắc tự đánh giá

Muốn công tác tự đánh giá thực hiện có hiệu quả đòi hỏi bắt đầu phải từ nhận thức của cán bộ quản lý về mục đích, ý nghĩa, nội dung, quy trình và nguyên tắc tự đánh giá. Nếu cán bộ quản lý có nhận thức đầy đủ về công tác tự đánh giá thì sẽ góp phần cho việc quản lý, điều hành công tác tự đánh giá đạt kết quả.

Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của CBQL về mục đích ý nghĩa, nội dung, quy trình và nguyên tắc TĐG Đối tượng Tổng số Nội dung nhận thức Mức độ ĐTB ) (X Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % CBQL 33 Mục đích ý nghĩa 9 27.3 15 45.5 8 24.2 1 3.0 3.0 Nội dung 4 12.1 17 51.5 11 33.3 1 3.0 2.7 Quy trình 4 12.1 16 48.5 12 36.4 1 3.0 2.7 Nguyên tắc 6 18.2 15 45.5 10 30.3 2 6.1 2.8

Cho đến nay, Bộ GDĐT, Sở GDĐT đã nhiều lần tổ chức hội thảo, tập huấn công tác tự đánh giá trong trường phổ thông. Từ bảng thống kê 2.3. cho thấy, đa số CBQL nhận thức khá đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, nội dung, quy trình và nguyên tắc tự đánh giá (X =2.9).

Tuy nhiên vẫn còn có một số ít CBQL chưa nhận thức đầy đủ về công tác tự đánh giá ở trường phổ thông. Phần lớn CBQL chưa nhận thức sâu sắc về công tác tự đánh giá là ở tại các trường có điều kiện cơ sở vật chất khó khăn. Họ cho rằng, công tác tự đánh giá phù hợp ở các trường cận chuẩn, các trường chuẩn quốc gia, chứ không phải là nhiệm vụ của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 54 - 56)