Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 77 - 107)

8. Cấu trúc luận văn: Luận văn gồm các phần sau:

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Hiệu trưởng các trường TH nhận thức chưa cao về công tác tự đánh giá. Một số hiệu trưởng chưa thực sự coi công tác này là thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường.

Hiệu trưởng nhà trường chưa thực hiện tốt vai trò của mình trong việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và những quy định hướng dẫn của ngành về công tác tự đánh giá cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Điều đó dẫn đến một bộ phận cán bộ giáo viên nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về mục đích, ý nghĩa công tác tự đánh giá, chưa nắm chắc quy trình, kỹ thuật tự đánh giá vì vậy khi triển khai thực hiện không tránh khỏi những sai sót, hạn chế.

Trong quá trình triển khai công việc, hiệu trưởng chưa quan tâm đến các điều kiện hỗ trợ cho công tác tự đánh giá của nhà trường như cơ sở vật chất, công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu phục vụ cho công tác tự đánh giá, chưa tạo sự đồng thuận và ủng hộ của cha mẹ học sinh cũng như các tổ chức xã hội đối với công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường.

Tiểu kết chương 2

Qua kết quả khảo sát và nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi nhận thấy công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng nhưng chưa thực sự đạt hiệu quả cao với nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Để đạt được mục tiêu công tác tự đánh giá nhà trường cần phải giải quyết một số vấn đề cấp bách trong thời gian tới:

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về công tác tự đánh giá. - Bồi dưỡng năng lực tự đánh giá cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. - Hình thành bộ máy nhân sự thực hiện công tác tự đánh giá.

- Thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý của hiệu trưởng về công tác tự đánh giá.

- Tăng cường điều kiện hỗ trợ cho việc thực hiện công tác tự đánh giá. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận ở Chương 1 và thực trạng quản lý công tác TĐG trong kiểm định CLGD ở các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý một cách có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường TH trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG

TIỂU HỌC THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1. Những định hướng và nguyên tắc xác lập biện pháp

3.1.1. Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác kiểm định chất lượng giáo dục, tự đánh giá của các trường tiểu học.

Luật Giáo dục năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: "KĐCLGD là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc KĐCLGD được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả KĐCLGD được công bố công khai để xã hội biết và giám sát" [24, Tr.5]; Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường là: "TĐG chất lượng giáo dục và chịu sự KĐCLGD của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục" [24, Tr.19 ].

Nghị định số 75/2006/NĐ-CP, ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục quy định: "Kết quả kiểm định chương trình giáo dục, kiểm định cơ sở giáo dục là căn cứ để công nhận hoặc không công nhận cơ sở giáo dục, chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng. Kết quả kiểm định được công bố công khai để xã hội biết và giám sát" [24, Tr.5].

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị nêu nhiệm vụ: "Phát triển hệ thống kiểm định và công bố công khai kết quả KĐCLGD, đào tạo; tổ chức xếp hạng cơ sở giáo dục, đào tạo". Cũng Đại hội này, Đảng ta đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 - 2020, trong đó chỉ rõ: "Thực hiện KĐCLGD, đào

tạo ở tất cả các bậc học". Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo cũng qui định: "Hoàn thiện hệ thống KĐCLGD. Định kỳ KĐCL các cơ sở giáo dục, đào tạo và các chương trình đào tạo; công khai kết quả kiểm định".

3.1.2. Các nguyên tắc xác lập biện pháp

3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý

Việc đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác TĐG ở các trường tiểu học thành phố Quy Nhơn phải dựa trên chủ trương, đường lối của Đảng, Luật Giáo dục, các chỉ thị, nghị định, thông tư của Chính phủ, Bộ GDĐT về công tác KĐCLGD.

Ngoài ra, nội dung của các biện pháp được nêu ra phải gắn liền với chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển và đổi mới giáo dục, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật về KĐCLGD như: Luật giáo dục; Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ Tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ GDĐT Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên,..

3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và tính đồng bộ của các biện pháp

Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính toàn diện, thể hiện đầy đủ các nội dung quản lý của hiệu trưởng đối với công tác TĐG của nhà trường.

Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác TĐG phải được tiến hành đồng bộ, không được xem nhẹ một biện pháp nào, mà phải gắn kết chặt chẽ trong một hệ thống đảm bảo sự toàn diện của quá trình TĐG trong KĐCLGD. Nếu không tuân thủ nguyên tắc này các biện pháp quản lý công tác TĐG trong KĐCLGD khó có thể đạt hiệu quả cao.

3.1.2.3. Đảm bảo tính thực tiễn

Trong công tác quản lý nói chung, quản lý công tác tự đánh giá nói riêng, quan điểm thực tiễn là luận điểm quan trọng của phương pháp luận, nó yêu cầu công tác quản lý phải bám sát qúa trình phát triển của thực tiễn sinh động. Vì vậy, việc xác lập các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác tự đánh giá ở các trường tiểu học và tổ chức thực hiện các biện pháp này cần phải đảm bảo tính thực tiễn. Tính thực tiễn của các biện pháp được thể hiện ở nội dung, cách thức tiến hành, điều kiện thực hiện gắn với thực trạng công tác tự đánh giá ở nhà trường và tình hình phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.

3.1.2.4. Đảm bảo tính phù hợp

Khi xây dựng biện pháp cần phải hướng đến việc nâng cao hiệu quả quản lý công tác TĐG trong KĐCLGD của nhà trường. Muốn vậy, các biện pháp cần phải đảm bảo tính phù hợp với điều kiện thực tiễn và khả năng áp dụng của nhà trường mới có thể mang lại hiệu quả.

Tính phù hợp trước hết thể hiện ở việc vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt theo mục tiêu đã định. Căn cứ vào mục tiêu đề ra, trong từng thời điểm và điều kiện thực tế về nguồn lực, về thực hạng của công tác TĐG, có thể thực hiện ưu tiên đối với từng biện pháp cụ thể. Mặt khác, tính phù họp còn thể hiện ở sự cân đối các điều kiện nguồn lực đảm bảo cho nội dung biện pháp được thực hiện. Do vậy, việc thực hiện các biện pháp quản lý cần tính đến các điều kiện tương ứng và bám sát mục tiêu để vận dụng hợp lý, nhằm từng bước tăng cường hiệu quả quản lý của hiệu trưởng đối với công tác TĐG.

3.1.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Tính hiệu quả của việc tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý công tác tự đánh giá của hiệu trưởng trường tiểu học được xác định bỡi các yếu tố: thực trạng ban đầu của hoạt động, yếu tố quản lý và kết quả. Sự chênh lệch giữa yếu tố kết quả và thực trạng ban đầu trong công tác quản lý chính là hiệu

quả của hoạt động. Hiệu quả đó được đảm bảo bỡi các yếu tố quản lý, tổ chức vận hành. Nói cách khác, việc tổ chức thực hiện các biện pháp đề xuất phải đạt được hiệu quả quản lý công tác tự đánh giá trong điều kiện hỗ trợ tương ứng của các nguồn lực thực tế. Mức độ quản lý đạt được chính là thước đo hiệu quả và đồng thời thể hiện tính hiệu quả của việc tổ chức thực hiện các biện pháp.

3.2. Các biện pháp quản lý công tác TĐG trong KĐCLGD ở các trường Tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

3.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường TH về KĐCLGD và công tác TĐG trong KĐCLGD

3.2.1.1. Mục đích ý nghĩa của biện pháp

Kiểm định chất lượng giáo dục nhằm giúp cho nhà trường đánh giá chất lượng đào tạo, đồng thời tạo động lực để cải tiến và hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục.

Trong công tác KĐCLGD, công tác TĐG là khâu quan trọng nhất để ĐBCL và xây dựng văn hóa chất lượng bên trong nhà trường; giúp nhà trường tự rà soát, xem xét, đánh giá thực trạng của mình, lập và triển khai các kế hoạch hành động cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó điều chỉnh mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo theo hướng cao hơn. Vì vậy, nếu công tác này thực hiện không chuẩn xác thì toàn bộ hoạt động KĐCLGD trở nên vô nghĩa. Chính vì vậy, nhận thức có vai trò như ngọn đèn soi sáng quá trình hành động. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, nhân viên là nội dung có tính chất quyết định sự thành bại của công tác TĐG trong KĐCLGD thì công tác này sẽ không được thực hiện với động cơ cải tiến, nâng cao chất lượng mà chỉ là một việc làm mang tính hình thức, đối phó.

Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT nêu rõ [6, tr.1]: “Tăng cường nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, giảng viên về công tác

đánh giá và KĐCLGD; khẩn trương xây dựng nội dung, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác đánh giá và KĐCLGD cho cán bộ chủ chốt của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, các cán bộ quản lý đào tạo của các Bộ, ngành liên quan và CBQL của các cơ sở giáo dục, chủ động đề xuất các nôi dung về công tác tự đánh giá và KĐCLGD vào chương trình GD của các trường GD, chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để mỗi cán bộ QLGD, GV đều có những hiểu biết nhất định về công tác đánh giá và KĐCLGD tương ứng với vị trí công tác của mình” và “ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đánh giá và KĐCLGD. Thông qua các diễn đàn, các chương mục trên báo chí, truyền hình về đánh giá và KĐCLGD. Thông qua các diễn đàn, các chương mục trên báo chí, truyền hình và các phương tiện truyền thông khác, phổ biến kiến thức và các kết quả đánh giá, KĐCLGD đã đạt được, để tạo điều kiện cho xã hội biết và tham gia giám sát chất lượng giáo dục.”

Thực tế quản lý công tác TĐG trong KĐCLGD ở các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho thấy, nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, nhân viên nói chung và ngay chính đội ngũ thực hiện công tác TĐG ở các trường TH chưa đầy đủ, chưa tích cực. Chính vì vậy, nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, nhân viên về công tác KĐCLGD và công tác TĐG trong KĐCLGD là biện pháp có ý nghĩa rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác TĐG trong KĐCLGD phổ thông.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của KĐCLGD và công tác TĐG trong KĐCLGD cho đội ngũ CBQL, GV, nhân viên giúp họ tiếp cận kiến thức về KĐCLGD và công tác TĐG trong KĐCLGD qua hội nghị, hội thảo chuyên đề và các hình thức khác.

Hội đồng sư phạm, các hình thức khen thưởng đối với tập thể, cá nhận thực hiện tốt công tác này.

3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp

Nhà trường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về KĐCLGD và công tác TĐG trong KĐCLGD cho CBQL, GV, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Phổ biến kịp thời các chủ trương chính sách phát triển giáo dục, công tác TĐG trong KĐCLGD của Bộ GD&ĐT cho CBQL, GV, nhân viên và học sinh của nhà trường. Thông qua việc tổ chức quán triệt, học tập nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hệ thống văn bản pháp quy về KĐCLGD cũng như về TĐG nhằm tạo điều kiện cho mọi người hiểu được sự cần thiết phải tự nguyện tham gia công tác TĐG trong KĐCLGD. Trong tuyên truyền phải đặc biệt nhấm mạnh vai trò, ý nghĩa và mục đích của công tác TĐG. Nhà trường phải đảm bảo mỗi CBQL, GV, nhân viên đều có những hiểu biết nhất định về KĐCLGD và TĐG trong KĐCLGD tương ứng với vị trí công tác của mình để tham gia hoặc hỗ trợ công tác TĐG.

Đa dạng hóa nguồn thông tin về KĐCLGD cho nhiều đối tượng liên quan từ đội ngũ CBQL, GV, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Định kỳ cung cấp thông tin về KĐCLGD và công tác TĐG trong KĐCLGD của nhà trường cho học sinh, phụ huynh học sinh qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, lồng ghép trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các phiên họp phụ huynh và trên website của nhà trường.

Tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về KĐCLGD và TĐG trong KĐCLGD, tạo điều kiện cho CBQL, GV, nhân viên tham gia các hội nghị, hội thảo có liên quan hoặc tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại các đơn vị khác hoặc giới thiệu cán bộ tham gia công tác đánh giá ngoài để vừa nâng cao nhận thức về KĐCLGD và công tác TĐG trong KĐCLGD, vừa nâng cao năng lực đánh giá cho đội ngũ.

Cần đưa nội dung báo cáo kết quả TĐG vào sinh hoạt Hội đồng sư phạm, sinh hoạt chuyên môn định kỳ để cả Hội đồng sư phạm theo dõi công tác của Hội đồng TĐG. Công khai các hình thức khen thưởng đối với các tập thể cá nhân tham gia thường xuyên và có hiệu suất làm việc cao trong công tác TĐG để vừa động viên, khích lệ đội ngũ thực hiện công tác TĐG, vừa tuyên truyền nâng cao nhận thức về KĐCLGD nói chung và công tác TĐG trong KĐCLGD nói riêng.

Để triển khai thực hiện biện pháp này có tính khả thi cao, điều đầu tiên và quyết định là tùy thuộc vào sự quyết tâm của Lãnh đạo trường. Nếu lãnh đạo nhà trường xem đây là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến kết quả TĐG trong công tác KĐCLGD của Nhà trường thì việc thực hiện sẽ gặp nhiều thuận lợi.

Mặc khác bằng nhiều hình thức tác động khác nhau, vừa bắt buộc (có chế tài), vừa vận động tuyên truyền nhằm làm thay đổi nhận thức của tất cả mọi người. Một khi cá nhân CBQL, GV, nhân viên cảm nhận được tầm quan trọng và lợi ích của công tác TĐG trong KĐCLGD có thể mạng lại cho chính họ thì cá nhân đó sẽ tự nguyện tham gia trước nhất là vì lợi ích cá nhân và sau đó là cho tập thể họ đang công tác. Lúc đó, việc nâng cao nhận thức sẽ dễ dàng hơn, biện pháp này sẽ có hiệu quả hơn.

3.2.2. Kế hoạch hóa công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 77 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)