Thực trạng các điều kiện hỗ trợ việc thực hiện công tác tự đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 61 - 64)

8. Cấu trúc luận văn: Luận văn gồm các phần sau:

2.3.4. Thực trạng các điều kiện hỗ trợ việc thực hiện công tác tự đánh giá

trường tiểu học

2.3.4.1. Về văn bản hướng dẫn

Văn bản hướng dẫn về công tác tự đánh giá là cơ sở pháp lý để các nhà trường, CBQL và GV triển khai thực hiện.

Hiện nay, Bộ GDĐT, Sở GDĐT đã ban hành khá đầy đủ về các văn bản quy định, hướng dẫn công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục như: Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; Công văn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông; và nhiều văn bản khác có liên quan đến công tác tự đánh giá trong các nhà trường.

Nhìn chung, hệ thống văn bản quy định và hướng dẫn công tác tự đánh giá của các cấp QLGD đã tương đối đầy đủ và cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai công việc. Tuy nhiên, việc cung cấp, phổ biến các văn bản hướng dẫn hoạt động tự đánh giá của các cấp QLGD đến đội ngũ giáo viên vẫn chưa có sự đồng bộ giữa các nhà trường với nhau.

Bảng 2.6. Thống kê đội ngũ GV được cung cấp văn bản hướng dẫn công tác tự đánh giá của các cấp QLGD

Rất đầy đủ Tương đối đầy đủ Chưa đầy đủ Không được cung cấp SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 173 48.3 136 37.7 31 8.7 19 5.3

Từ bảng thống kê trên, có thể nhận thấy rằng văn bản hướng dẫn công tác tự đánh giá của các cấp QLGD đến với giáo viên được cung cấp rất đầy đủ chiếm tỉ lệ 48.3%, tương đối đầy đủ tỉ lệ 37%. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn

một số nhà trường chưa thực hiện tốt công việc này.

2.3.4.2. Về công tác văn thư, lưu trữ

Công tác văn thư lưu trữ đóng vai trò quan trọng trong công tác tự đánh giá trong các nhà trường. Công tác văn thư lưu trữ hoạt động tốt, có khoa học thì giúp cho công tác tự đánh giá đánh giá đúng về nội hàm các chỉ số tiêu chí từ đó giúp cho việc mô tả hiện trạng một cách chính xác. Nếu ngược lại công tác văn thư lưu trữ mà hoạt động không tốt, không khoa học làm mất mác, thất lạc nhiều tư liệu liên quan đến hoạt động của nhà trường từ đó làm cho báo cáo hoạt động tự đánh giá của nhà trường không chính xác. Công tác tự đánh giá đòi hỏi khối lượng lớn về các thông tin, minh chứng trong nhà trường như: thông tin chung của nhà trường, thông tin về chất lượng giáo dục, về cơ sở vật chất, về trang thiết bị thực hành; minh chứng về các loại hồ sơ, sổ sách,.... Tất cả các thông tin, minh chứng trên liên quan đến công tác văn thư, lưu trữ.

Bảng 2.7. Thống kê nhận định công tác văn thư, lưu trữ, phục vụ công tác tự đánh giá Đối tượng Tổng số Mức độ ĐTB (X ) Tốt Khá Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL % SL % CBQL 33 14 42.4 10 30.3 5 15.2 4 12.1 3.0 Giáo viên 359 180 50.4 106 29.4 48 13.4 25 6.8 3.2

Qua kết quả thống kê nhận định công tác văn thư lưu trữ phục vụ cho công tác tự đánh giá đạt mức độ khá tốt cao (ý kiến của giáo viên đánh giá tốt là (X =3.2), cho thấy nhiều nhà trường rất quan tâm đến hoạt động của công tác này. Bên cạnh nhiều nhà trường quan tâm đến công tác văn thư, lưu trữ thì cũng có một số nhà trường xem nhẹ công này (ý kiến của giáo viên đánh giá

chưa tốt là 6.8%, CBQL 12.1%), việc lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu ở một số trường chưa tốt, hồ sơ, tài liệu chưa sắp xếp khoa học điều này đã gây khó khăn cho công tác thu thập thông tin, minh chứng làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng hoạt động tự đánh giá trong nhà trường.

2.3.4.3. Về cơ sở vật chất, kinh phí

Hiện nay, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tự đánh giá đã được đầu tư khá tốt, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tự đánh giá của nhà trường. Các trường đã có đủ các phương tiện: máy tính, máy photocopy, máy in, kết nối internet, các loại tủ đựng hồ sơ, tài liệu.

Về kinh phí Bộ GDĐT đã ban hành quy định về mức chi cho công tác tự đánh giá trong các nhà trường, tuy mức hỗ trợ kinh phí chưa cao nhưng cũng kịp thời động viên tinh thần làm việc của các thành viên trong Hội đồng tự đánh giá trong nhà trường.

Bảng 2.8. Thống kê nhận định CSVC phục vụ công tác TĐG Đối tượng Tổng số Mức độ ĐTB (X ) Tốt Khá Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL % SL % CBQL 33 8 24.2 6 18.2 11 33.3 8 24.2 2.4 Giáo viên 359 124 34.4 138 38.3 70 19.6 27 7.7 3.0

Bên cạnh những mặt được về cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ công tác tự đánh giá trong nhà trường (X =3.0) cũng còn có nơi cơ sở vật chất chưa đảm bảo tốt cho công tác tự đánh giá. Qua kết quả khảo sát, nhận định cơ sở vật chất, kinh phí của CBQL ở mức độ chưa tốt là 24.2%, giáo viên là 7.7%.

2.3.4.4. Sự hỗ trợ của cộng đồng, môi trường

Nếu được sự quan tâm của cộng đồng, chính quyền về hoạt động tự đánh giá trong nhà trường thì sẽ giúp cho quá trình đánh giá của nhà trường

xác với thực tế nội lực của nhà trường, giúp nhà trường thực hiện cải tiến chất lượng hiệu quả hơn.

Môi trường làm việc tích cực sẽ góp phần rất lớn vào sự thành công công tác tự đánh giá trong nhà trường.

Bảng 2.9. Thống kê nhận định sự hỗ trợ của cộng đồng, môi trường đối với công tác TĐG.

Đối tượng Tổng số Mức độ ĐTB (X ) Tốt Khá Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL % SL % CBQL 33 3 9.1 6 18.2 13 39.4 11 33.3 2.0 Giáo viên 359 117 32.7 125 34.8 79 21.9 38 10.6 2.8

Qua kết quả thống kê cho thấy sự hỗ trợ của cộng đồng, môi trường đối với công tác tự đánh giá ở các trường TH hiện nay chỉ ở mức độ bình thường (ý kiến của GV X =2.8, CBQL X =2.0). Nguyên nhân: do nhà trường chưa thực sự làm tốt vai trò của mình trong việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, mục đích, ý nghĩa công tác tự đánh giá cho cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội ngoài nhà trường nên họ chưa quan tâm đến công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)