Thực trạng việc thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 72 - 75)

8. Cấu trúc luận văn: Luận văn gồm các phần sau:

2.4.6. Thực trạng việc thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng đố

với công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Bảng 2.15. Thống kê về mức độ thực hiện các chức năng quản lý của HT đối với công tác TĐG

Đối tượng Các chức năng quản lý Mức độ ĐTB (X ) Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % CBQL Kế hoạch hoá 10 30.3 14 42.4 7 21.2 2 6.1 3.0 Tổ chức 11 30.5 16 50 3 11.1 3 8.4 3.1 Chỉ đạo 12 33.3 16 44.4 3 11.1 2 11.2 3.2 Kiểm tra 10 27.7 14 44.4 5 16.6 4 11.3 2.9 Giáo viên Kế hoạch hoá 180 50.1 122 34 33 9.1 24 6.8 3.2 Tổ chức 185 51.5 117 32.5 34 9.4 23 6.6 3.2 Chỉ đạo 190 53 98 27.3 39 10.8 32 8.9 3.2 Kiểm tra 140 39 120 33.4 46 12.8 53 14.8 2.9

Qua kết quả khảo sát cho thấy, đa số CBQL, GV đều có đánh giá mức độ thực hiện các chức năng quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các nhà trường đạt mức độ khá, tốt cao.

Thực trạng thực hiện các chức năng quản lý của hiệu trưởng như sau:

- Về chức năng kế hoạch hóa: Qua kết quả khảo sát, ý kiến của CBQL và GV đánh giá về mức độ thực hiện chức năng quản lý kế hoạch hóa trong công tác TĐG của nhà trường lần lượt như sau: X =3.0; X =3.2, chứng tỏ rằng ý kiến của CBQL và GV về mức độ thực hiện chức năng này là khá tốt. Qua tìm hiểu thực tế hiệu trưởng các nhà trường đồng thời cũng là chủ tịch hội đồng tự đánh giá đã xây dựng kế hoạch tự đánh giá khá công phu, chi tiết, đầy đủ các nội dung. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hiệu trưởng chưa quan tâm đến công tác xây dựng kế hoạch tự đánh giá, qua kết quả khảo sát

có 26.3% ý kiến của CBQL đánh giá ở mức trung bình và yếu, có 15.9% ý kiến của GV đánh giá ở mức trung bình và yếu. Thực tế có những kế hoạch tự đánh giá chưa được đầu tư đúng mức, nội dung qua loa, sơ sài, chưa khoa học, phân bổ thời gian thực hiện chưa hợp lý, cách phân công, bố trí nguồn lực chưa hợp lý, chưa phải là kế hoạch tổng thể giúp hiệu trưởng khái quát toàn bộ công việc trong quy trình tự đánh giá nhằm triển khai phân công và thúc đẩy tiến độ tự đánh giá một cách khoa học.

- Về chức năng tổ chức: Qua kết quả khảo sát CBQL, GV có ý kiến đánh giá khá tốt (X =3.1; X =3.2) về công tác tổ chức trong công tác tự đánh giá của nhà trường.

Để triển khai công tác tự đánh giá, hiệu trưởng thành lập hội đồng tự đánh giá, nhóm thư ký và các nhóm công tác. Hội đồng tự đánh giá có ít nhất 5 thành viên; nhóm thư ký có từ 2 đến 3 người; nhóm công tác có từ 2 đến 5 người; huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường tham gia công tác tự đánh giá.

Trong công tác tự đánh giá, các thàm viên tham gia trong Hội đồng tự đánh giá đóng vai trò quyết định sự thành công trong kết quả thực hiện công tác tự đánh giá trong nhà trường. Nhận thức tầm quan trọng về nhân sự trong hội đồng tự đánh giá, Hiệu trưởng nhà trường lựa chọn những cán bộ, giáo viên có phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm, đặc biệt những cán bộ giáo viên tham gia tập huấn về công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Sau khi hình thành tổ chức bộ máy, chủ tịch hội đồng tự đánh giá đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy một số hiệu trưởng còn lúng túng trong công tác tổ chức công tác tự đánh giá. Có 19.5% CBQL và 16.0% GV ý kiến đánh giá mức độ trung bình và yếu cho công tác tổ chức công tác tự đánh giá. Một số hiệu trưởng còn thiếu kinh nghiệm quản lý, lựa chọn cán bộ, giáo

viên tham gia công việc và phân công nhiệm vụ cho họ chưa hợp lý cho nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc tổ chức triển khai công tác tự đánh giá của nhà trường.

- Về chức năng chỉ đạo: Công tác chỉ đạo công tác tự đánh giá của hiệu trưởng các nhà trường thực hiện khá tốt chiếm tỷ lệ cao (X =3,2; X =3,2). Bên cạnh đó vẫn còn nhiều CBQL và GV có ý kiến cho rằng công tác chỉ đạo của hiệu trưởng trong công tác tự đánh giá đạt mức độ trung bình và yếu, CBQL: 22.3 %, GV: 19.7 %. Qua khảo sát thực tế chúng tôi nhận thấy công tác chỉ đạo của hiệu trưởng đối với công tác tự đánh giá còn bị động, lúng túng, chưa phát huy được nội lực của các thành viên trong hội đồng tự đánh giá. Do đó hiệu quả của công tác quản lý chưa cao.

Công tác chỉ đạo của các hiệu trưởng chưa thường xuyên, động viên kịp thời. Những hạn chế trong công việc thực hiện quy trình tự đánh giá cho thấy công tác chỉ đạo còn nhiều thiếu sót dẫn đến sự thiếu đồng bộ, thống nhất giữa các thành viên tham gia hoạt động này. Một số hiệu trưởng chưa thật sự là con chim đầu đàn, am hiểu tường tận về tất cả các lĩnh vực liên quan đến công tác tự đánh giá, do đó không thể góp ý chi tiết cho những bộ phận còn lúng túng trong công việc.

Tóm lại, thực trạng về công tác chỉ đạo công tác tự đánh giá ở một số trường TH thực hiện chưa tốt, hiệu trưởng chưa thể hiện được vai trò tích cực của người chỉ huy trong công tác tự đánh giá, chưa theo dõi giám sát chặt chẽ nên công tác này diễn ra chưa đúng kế hoạch, còn gặp nhiều sai sót.

- Về chức năng kiểm tra: Qua kết quả điều tra, ý kiến của CBQL và GV đánh giá trung bình về việc thực hiện chức năng kiểm tra của hiệu trưởng trong công tác tự đánh giá của các nhà trường (X =2.9, X =2.9). Một số hiệu trưởng các nhà trường đã quan tâm đến công tác kiểm tra, việc kiểm tra được diễn ra thường xuyên, liên tục nhằm đánh giá tình hình thực hiện công việc, đánh giá

việc phối hợp giữa các thành viên, các bộ phận để giúp cho công tác tự đánh giá của nhà trường đạt hiệu quả.

Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn một số CBQL (27.9 %) và GV (27.6 %) có ý kiến nhận định công tác kiểm tra hoạt động tự đánh giá của hiệu trưởng chỉ mức độ trun bình và yếu. Điều đó chứng tỏ rằng một số hiệu trưởng chưa thực sự quan tâm đến công tác này, chính vì vậy mà việc phát hiện các khuyết điểm, sai sót để uốn nắn, điều chỉnh chưa được kịp thời. Kiểm tra chưa có tác dụng tích cực, chưa có tác động thiết thực đến các thành viên tham gia như động viên, khuyến khích, điều chỉnh hành vi nhằm giúp cho công tác đánh giá đạt được mục đích đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 72 - 75)