3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.2.1. Bối cảnh chung ở Việt Nam
Lãnh thổ đất liền Việt Nam hẹp chiều ngang và dài chiều dọc với toạ độ 8030’ đến 23022’ vĩ Bắc và 102010’ đến 109024’ kinh Đông, diện tích gần 1/3 triệu Km2 (331.688 km2). Có bờ biển dài hơn 3000 Km với lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế trên 1 triệu Km2. Địa hình 3/4 là đồi núi, đỉnh núi cao nhất là Fansipan: 3.143 m, là đỉnh núi cao nhất Đông Dương. Diện tích đồi núi chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao từ 500m trở xuống chiếm tới 70%, độ cao 1000m trở xuống chiếm tới 85% và chỉ có 15% diện tích lãnh thổ cao trên 1.000m và 1% cao trên 2000m. Về khí hậu, Việt nam thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm trên 1.500mm, thuận lợi cho cây cỏ phát triển quanh năm.
Theo thống kê sơ bộ, ở Việt Nam hiện đã biết khoảng 10.350 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 800 loài Rêu, 600 loài Nấm và hơn 2000 loài Tảo, trong đó có nhiều loài có giá trị về dược liệu. Kết quả điều tra của Viện Dược Liệu, tính đến 2005 đã ghi nhận được 3948 loài thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc. Trong số đó đặc biệt có những loài quý hiếm chữa được một số bệnh nan y hiểm nghèo. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là hiện nay người dân miền núi chỉ biết khai thác các nguồn dược liệu tự nhiên này mà không có các hoạt động gây trồng chúng làm cho nguồn tài nguyên quý hiếm này cạn kiệt dần. Vì vậy rất cần đẩy mạnh hơn nữa việc khoanh nuôi, gây trồng để đảm bảo nguồn tài nguyên cây thuốc được phục hồi và ngày càng phát triển.
Trong đó các loại thảo mộc thiên nhiên là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất thuốc. Bởi vậy, việc bảo tồn và thử nghiệm gây trồng và nhân giống về loài này là điều vô cùng cần thiết nhằm góp phần chủ động về nguồn nguyên liệu làm thuốc và nâng cao chất lượng dược liệu, đưa công tác sản xuất dược liệu dần đi vào ổn định về số lượng và chất lượng.
Trong nguồn tài nguyên phong phú của LSNG, nhóm cây thuốc mọc tự nhiên chiếm một vị trí về số lượng.. Tại Việt Nam theo báo cáo của Viện Dược liệu Trung ương Việt Nam (VMM) đã phát hiện 400 loài Thực vật và Nấm có công dụng làm thuốc, trong đó có 90% là cây mọc tự nhiên và tập trung chủ yếu ở trong rừng. Hàng năm, người dân đã khai thác một lượng lớn các bộ phận của cây thuốc dùng để xuất khẩu. Tác giả Đỗ Tất Lợi đã công bố trên 1.000 loài cây thuốc và vị thuốc của Việt Nam được sắp xếp chữa bệnh theo các nhóm: An thai, an thần, bán thân bất toại, bỏng, bỗ dưỡng, cầm máu, cảm cúm, dạ dày, đái đường, giải độc, giun sán, ngoài da, ho hen, huyết áp, tiêu hóa, tim mạch, xương cốt… Hiện nay, người ta biết rằng trong các vị thuốc có những chất có tác dụng chữa bệnh đặc biệt của vị thuốc gọi là hoạt chất và những chất gọi là chất độn. Các hoạt chất chứa trong vị thuốc chia thành 2 nhóm chính: Nhóm những chất vô cơ và nhóm những chất hữu cơ. Nhóm những chất vô cơ như axit và muối vô cơ, các chất khoáng. Nhóm những chất hữu cơ phức tạp hơn, thường gặp các vị thuốc như: Xơ thực vật, động vật, axit hữu cơ; dầu béo; tinh dầu; chất nhựa; những chất glucozit, heterozit, saponin, antraglucozit, tanin, anthoxyanozit; các chất nội tiết tố (hoocmon), chất kháng sinh…(Trần Ngọc Hải,2009),( LSNG Việt Nam – Dự án hỗ trợ chuyên ngành LSNG tại Việt Nam pha II, Hà Nội 2007)
Hàng năm người dân đã khai thác một lượng lớn các bộ phận của cây thuốc để xuất khẩu. Tác giả Đỗ Tất Lợi đã công bố trên 1.000 loài cây thuốc và vị thuốc của Việt Nam đã được sắp xếp chữa bệnh theo nhóm như: an thai, an thần, bán thân bất toại, bỏng, bổ dưỡng, cầm máu, cảm cúm… Hiện nay, người ta biết rằng các vị thuốc có những chất có tác dụng chữa bệnh đặc biệt của vị thuốc gọi là hoạt chất và những chất khác gọi là chất độn.
Dược liệu Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu lớn. Trước đây, nước ta có khả năng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu từ vài trăm cho đến hàng nghìn tấn sản phẩm như: Quế (Cinamomum cassia), Hồi (Illicium verum), Thảo quả (Amomum aromaticum), Hòe (Shophora japonica), Địa liền (Kaempferia galanga), Hương nhu (Ocimum gratissimum), Cúc hoa (Chrysanthemum indicum), Ích mẫu (Leonurus artemisia), Actiso (Cynara scolymus), Đương qui (Angelicasinensis), Địa hoàng (Rehmannia glutinosa), Bạch chỉ (Angelica dahurica), Bạch truật (Atractylodes macrocephala), Bạc hà (Mentha spp.).
Thị trường xuất khẩu mang tính nhỏ lẻ, không đáp ứng được hàng rào kỹ thuật trong thời kỳ hội nhập (thực chất là do nuôi trồng dược liệu manh mún, tự phát, chưa có đầu tư). Xuất khẩu dược liệu tiểu ngạch qua biên giới Trung Quốc chủ yếu là dược liệu khai thác tự nhiên khá phát triển làm bào mòn nguồn gen cây con thuốc, đôi khi còn là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tuyệt chủng nhiều loài cây thuốc quý hiếm.
Nguồn dược liệu sử dụng trong nước hiện nay phần lớn phụ thuộc vào nguồn dược liệu nhập khẩu, trong đó bao gồm cả những dược liệu vốn mọc nhiều ở Việt Nam hoặc đã di thực thành công trồng ở Việt Nam. Từ một nước xuất khẩu nhiều dược liệu đến nay ta trở thành một nước nhập khẩu là chủ yếu và phải phụ thuộc nhiều vào nước ngoài (bên cạnh vấn đề chất lượng còn có vấn đề giá cả, ổn định thị trường).
Với hệ thống văn bản quản lý hiện nay, Bộ Y tế và các cơ quan, ban ngành đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý thị trường nhập khẩu, kinh doanh, buôn bán dược liệu lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, thực tế đã bộc lộ nhiều bất cập liên quan đến quản lý chất lượng, hiệu quả và an toàn của các sản phẩm từ dược liệu trên thị trường do chưa kiểm soát, quản lý được việc nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc) và trồng trọt, buôn bán, sản xuất dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu nhất là đối với tính đúng và khả năng xác định nguồn gốc xuất xứ của dược liệu.
Sau hơn 20 năm thực hiện, công tác bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn cây thuốc đã đạt được những kết quả nhất định. Mạng lưới bảo tồn trong cả nước, trải dài trên 7 vùng sinh thái Nông nghiệp, 9 vùng sinh thái Lâm nghiệp, từ khí hậu nhiệt đới núi cao như Sa Pa (Lào Cai), Phó Bảng (Đồng Văn, Hà Giang); đến vùng trung du phía Bắc (Tam Đảo, Vĩnh Phúc); đồng bằng sông Hồng (Thanh Trì, Hà Nội); Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa); vùng núi cao Tây Nguyên (Ngọc Linh và Đà Lạt); Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long (TP. Hồ Chí Minh và Mộc Hóa, Long An).
Bảo tồn được 730 loài cây thuốc; đánh giá ban đầu được 630 loài; đánh giá chi tiết và lập lý lịch giống 200 loài; tiếp tục đánh giá và lập lý lịch cho 50 loài,
Điều tra, khảo sát thu thập các loài cây thuốc và bài thuốc của cộng đồng dân tộc ở nhiều nhiều vùng trên cả nước:
Đưa 120 loài cây thuốc vào bảo tồn tại các Vườn Quốc gia(VQG): VQGTam Đảo, VQG Bến En, VQG Cát Tiên, VQG Ba Bể, VQG Tam Đảo, VQG Cúc Phương, VQG Ba Vì,...
Cây thuốc giữ một vị trí quan trọng trong nguồn tài nguyên thực vật Việt Nam (về số lượng loài và giá trị sử dụng). Trước tình hình suy giảm nhanh chóng nguồn cây thuốc hiện nay, vấn đề bảo tồn cây thuốc là một trong những vấn đề bức thiết, cần được quan tâm trong công tác phát triển dược liệu. Đặc biệt trong công tác bảo tồn cây thuốc hiện nay cần tập trung bảo tồn những loài cây thuốc quí hiếm và những loài vốn trước kia có nhiều, nay đã bị suy giảm nghiêm trọng, đang có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. Những đối tượng này tập hợp trong Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (1996, 2001, 2006), trong Cẩm nang những cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam (2007) và trong Sách đỏ Việt Nam (tập 2, phần thực vật, 1996).
Việc tổ chức và quản lý khai thác, thu mua dược liệu ở Việt Nam trong những năm vừa qua còn nhiều bất cập, đặc biệt từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia khai thác và thu hái dược liệu trong tự nhiên đã làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên cây thuốc tự nhiên. Do vậy, để đảm bảo công tác bảo tồn và phát triển dược liệu trong thời gian tới nhất thiết phải chấn chỉnh lại công tác thu mua, khai thác và thu hái cây thuốc mọc tự nhiên theo hướng bảo tồn và phát triển đi đôi với khai thác hợp lý nguồn cây thuốc tự nhiên,
Trong tổng cây thuốc và nấm làm thuốc đã biết, chỉ có hơn 500 loài là cây thuốc đã được trồng với các mức độ khác nhau, nhiều loài là cây lương thực, thực phẩm, gia vị làm thuốc. Song trên thực tế, hiện chỉ có 44 loài đang được trồng thu dược liệu được trồng với quy mô sản xuất hàng hóa.
Một số cây thuốc có tiềm năng đã được đầu tư và tổ chức thành công các vùng trồng để tạo nguyên liệu phục vụ trong nước và xuất khẩu, như trồng Thanh hao hoa vàng, Lão quan thảo, Mã đề, Ngưu tất, Sa nhân, Đương qui Nhật bản, Lô hội, Hòe, Sả, Địa liền, Gừng, Tỏi, Cúc hoa, Diệp hạ châu, Trinh nữ hoàng cung, Kim tiền thảo, Actiso, Râu mèo, Quế, Hồi, Hương nhu trắng, Hương nhu tía, Bạc hà, Thảo quả, Cốt khí củ, Hoắc hương, Bạch truật, Địa liền, Nga truật, Nhân trần, Bồ bồ, Thảo quyết minh, Xuyên khung, Mạch môn, Ngải cứu, Thảo quả, Xạ can, Quế, Sen, xây dựng vùng trồng Hòe xen canh với cây nông nghiệp ở Tây nguyên của Công ty xuất nhập khẩu Y tế II TP. Hồ Chí Minh; qui hoạch vùng trồng Tràm (Melaleuca anternifolia) để chưng cất tinh dầu của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười;
Tổng sản lượng dược liệu trồng trọt hàng năm ước tính khoảng 3.000 – 5.000 tấn. Trong đó, đáng kể nhất là Thanh cao hoa vàng (gần 500 tấn/năm), Quế (>300 tấn/năm), Kim tiền thảo (gần 300 tấn/năm) …Về diện tích trồng một số cây truyền thống như Quế,
Cúc hoa, Hồi, Hòe, Kim tiền thảo, Diệp hạ châu…gần đây đã tăng lên nhiều. Bên cạnh đó, hầu hết các vùng trồng cây thuốc nhập nội (Bạch chỉ, Xuyên khung, Địa hoàng, Bạch truật, Đương qui, Huyền sâm, Ngưu tất, Cát cánh, Trạch tả) đã bị mất đi đáng kể. Những loại dược liệu này đã tái phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài.
Mặc dù có khả năng trồng trọt nhiều loại dược liệu nhưng do cách làm manh mún, tự phát, thiếu liên kết và thị trường dược liệu không ổn định nên việc trồng dược liệu gặp nhiều khó khăn. Dược liệu chất lượng kém, dược liệu “rác” từ biên giới, nhập khẩu không kiểm soát được có giá rẻ nên dược liệu trong nước trồng có giá cao không cạnh tranh được. Chưa có chính sách vĩ mô tầm cỡ quốc gia cho sản xuất dược liệu, sản xuất thuốc từ dược liệu, xuât khẩu dược liệu. Vì thế việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng dược liệu lưu hành là giải pháp trực tiếp giúp cho dược liệu sản xuất trong nước chiếm lĩnh được thị trường.
Việt Nam sở hữu nhiều loài dược liệu quý hiếm, đặc hữu như sâm Ngọc Linh, châu thụ, ba kích, ngân đằng… Quá trình điều tra về tri thức bản địa trên cả nước đã tổng hợp được danh mục nhiều loài dược liệu từ cộng đồng các dân tộc và thu thập, sưu tầm được gần 1.300 bài thuốc dân gian. Những tri thức bản địa này là cơ sở quan trọng góp phần hỗ trợ cho việc sàng lọc, nghiên cứu phát triển sản phẩm từ dược liệu phục vụ công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Cùng với đó, việc nuôi trồng dược liệu còn đem lại giá trị kinh tế cao. Thu nhập từ việc nuôi trồng dược liệu cao hơn hẳn so với việc trồng các nhóm cây lương thực (cao hơn gấp 5-10 lần trồng lúa). Cụ thể, người trồng đương quy có thể có thu nhập từ 90-100 triệu đồng/ha/năm; cây atiso thu được 60- 80 triệu đồng/ha/năm, trong khi cây lúa chỉ từ 20-40 triệu đồng/ha/năm .
Hiện có một số vùng trồng dược liệu đã hình thành như cây Quế ở Yên Bái, Quảng Nam, Thanh Hóa; cây Hồi ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Kạn; Hòe
ở Thái Bình, Nghệ An, Đắk Lắk; Thanh hao hoa vàng ở Hà Nội, Bắc Giang; cây Tràm
ở Đồng Tháp Mười, Long An, Thừa Thiên - Huế, Tây Ninh; Kim tiền thảo ở Bắc Giang, Tây Ninh; Gấc ở Hải Dương, Bắc Giang; Bụp giấm, Dừa cạn ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Tại Việt Nam có 22 địa phương có thể khai thác dược liệu ngoài tự nhiên.
Các loại cây dược liệu được gây trồng nhiều gồm (51 loài): Artiso, Ba kích, Bạc hà, Bạch chỉ, Bạch truật, Bồ bồ, Bụp dấm, Cúc hoa, Diệp hạ châu, Dương cam cúc, Địa liền, Đỗ trọng, Đương quy, Độc hoạt, Đinh lăng, Gừng, Gấc, Hương nhu trắng, Hương nhu tía, Hoè, Hoắc hương, Hoàng bá, Hồi, Huyền sâm, Hy thiêm, Hoài sơn, Ích mẫu, Kim tiền thảo, Lão quan thảo, Lô hội, Mã đề, Nhàu, Nhân trần, Ngưu tất, Nga truật, Ô đầu, Quế, Râu mèo, Sả, Sâm báo (Sâm Bố chính), Sâm ngọc linh, Sâm đại hành, Sa nhân, Sinh địa, Thanh cao hoa vàng, Thảo quả, Trạch tả, Trinh nữ hoàng cung, Tục đoạn, Xạ can, Ý dĩ. (Báo sức khỏe và đời sống, 2006)
Nhiều địa phương ở miền Bắc đã có các làng nghề trồng, chế biến và kinh doanh dược liệu từ lâu đời.
Thôn Ninh Giang, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm (ngoại thành Hà Nội) có tới 60% số hộ chuyên làm nghề chế biến dược liệu. Còn số hộ có thu nhập liên quan đến dược liệu thì cả 100% các gia đình trong làng. Tương truyền, thời Lý, có bà Thái Lão người từ nơi khác đến, giàu lòng nhân ái, giỏi nghề thuốc nam chữa bệnh cứu người. Một hôm khi qua vùng đất Ninh Hiệp, thấy đất đai phì nhiêu, dân làng cần cù, bà đã ở lại dạy dân làm nghề thuốc. Nhờ có công lao truyền nghề, bà được triều đình phong là Lý Nhũ Thái Mẫu Dược sư thần linh. Tại đình làng Ninh Giang còn khắc đôi câu đối: "Y pháp tinh thông, cứu bệnh, cứu nhân danh bất hủ/ Dược phương năng đạt, thọ dân, thọ thế nãi phi thường". Nhiều năm trước đây, cánh đồng thôn Ninh Giang bát ngát bạch chỉ, ngưu tất, sinh địa.... Người Ninh Giang tự hào rằng người làng có nhiều kinh nghiệm, chỉ cần nhìn cây là biết giá trị để mua. Đầu năm 2010, Ninh Giang đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận là làng nghề thuốc bắc, thuốc nam truyền thống. Làng nghề phát triển mạnh, người sống bằng nghề làm ruộng ở làng đã giảm nhiều, nhưng hầu hết không có ai xa quê. Theo Trưởng thôn Ninh Giang, toàn thôn có 254 hộ chế biến thuốc, tạo doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, chiếm gần 80% tổng doanh thu toàn thôn. Giờ thì dân Ninh Giang không trồng cây thuốc nữa, mà toả đi khắp nơi để thu gom dược liệu…Hễ nơi nào có dược liệu làm thuốc đều có người Ninh Giang đến thu mua. Theo ông Hướng, người Ninh Giang chế biến khoảng 3.000 vị thuốc khác nhau, mỗi hộ tập trung vào một vài sản phẩm thế mạnh. Thuốc sau khi sơ chế tại làng được bán cho các công ty dược, các lương y… Có nghề truyền thống, người dân không chỉ có cuộc sống khá, mà còn rèn được tính năng động, nhạy bén, hoạt bát trong sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh nhiều làng nghề truyền thống đã nổi danh, trong thời gian gần đây cũng đã xuất hiện nhiều mô hình trồng cây thuốc có hiệu quả.
Mô hình trồng Kim tiền thảo tại Bắc Giang: Anh Nguyễn Văn Điều ở thôn An Phú (xã Mỹ An, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) là người đầu tiên đưa cây Kim tiền thảo về thôn trồng cách đây trên 10 năm (năm 2000), ban đầu chỉ có số ít hộ dân tham gia trồng với diện tích nhỏ lẻ. Những năm gần đây, nhận thấy giá trị kinh tế của cây dược liệu này đem lại ngày càng cao nên nhân dân đã mạnh dạn mở rộng diện tích ra trồng. Năm 2010, hơn 100 hộ trong tổng số 450 hộ nông dân trong thôn đã mở rộng diện tích trồng cây kim tiền thảo lên gần 10ha, thu bán được trên 800 triệu đồng. Nhờ giá trị kinh tế thu về từ cây thảo dược này mà đời sống của người dân ngày càng được cải thiện nâng cao.
Cây Kim tiền thảo không chỉ được trồng ở những chân ruộng cao cấy một vụ lúa không ăn chắc mà còn được người dân trồng lên đồi, đan xen với vải thiều. Nhờ giá trị kinh tế từ cây dược liệu này đem lại mà số hộ nghèo trong thôn đã giảm nhiều.
Mô hình Tổ liên kết sản xuất trồng và nhân giống Ba kích thương phẩm tại thôn