Phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh sống tại địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên dược liệu và lựa chọn các loài có tiềm năng phát triển sinh kế tại khu bảo tồn sao la tỉnh thừa thiên huế (Trang 63 - 64)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

4.1.3. Phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh sống tại địa bàn nghiên cứu

Trong quá trình điều tra, chúng tôi đã thống kê được các loài cây dược liệu phân bố rộng ở nhiều sinh cảnh khác nhau. Có những cây sống ở những vùng núi cao hay vùng đồi núi thấp, trong rừng rậm, lại có những loài cây sống ở vách núi đá, hốc đá ẩm hay sống nhờ trên thân cây khác. Một số khác thì sống gần nước, khe suối, ruộng ẩm, xung quanh bản làng, nương rẫy, ven đường đi,… Tuy nhiên, số lượng loài thường gặp ở các sinh cảnh không đồng đều nhau. Một số loài có thể phân bố trong nhiều sinh cảnh, ngược lại có những loài chỉ phân bố trong một điều kiện sinh cảnh nhất định. Để đơn giản trong đánh giá, chúng tôi chỉ chọn cho mỗi loài một sinh cảnh phân bố chính.

Qua phân tích kết quả ở bảng 4.7 dễ thấy: Môi trường sống ở rừng tự nhiên là dạng sinh cảnh có nhiều loài cây dược liệu phân bố, có 324 loài, chiếm 58,06% tổng số loài. Các loài này chủ yếu là dạng cây gỗ, cây bụi, cây bụi leo, dây leo gỗ, cây phụ sinh sống trong rừng rậm, rừng thứ sinh. Ở đây tập trung nhiều loài cây thuốc quý, có giá trị cả về y học và đa dạng sinh học. Các loài cây ven đường, bãi trống,

trảng cỏ, trảng cây bụi, nương rẫy cũ có giá trị sử dụng làm thuốc gồm 130 loài, chiếm 23,30%.

Bảng 4.7. Sinh cảnh phân bố chính của các loài cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu

STT Sinh cảnh chính của loài Số loài Tỷ lệ (%)

1 Rừng tự nhiên 324 58,06

2 Ven suối, đất ngập nước 89 15,95

3 Ven đường, bãi trống, trảng cỏ,

trảng cây bụi, nương rẫy cũ 130 23,30

4 Vườn nhà 14 2,51

5 Khác 0 0

Qua phân tích trên, có thể thấy các loài cây dược liệu có môi trường sống rất đa dạng, phạm vi phân bố rộng và thích nghi với nhiều điều kiện địa lý khác nhau. Tuy nhiên, dù ở môi trường sống nào cũng đều có mặt của các loài cây dược liệu quý cần được bảo tồn. Điều này cho thấy bên cạnh ưu tiên cho việc bảo vệ tính nguyên vẹn của các lâm phần rừng tự nhiên thì việc bảo vệ tính đa dạng của các sinh cảnh chưa có rừng khác cũng không kém phần quan trọng trong bảo tồn tài nguyên cây dược liệu của KBT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên dược liệu và lựa chọn các loài có tiềm năng phát triển sinh kế tại khu bảo tồn sao la tỉnh thừa thiên huế (Trang 63 - 64)