Nhóm giải pháp nhằm giữ gìn, phát triển các loài cây dược liệu, kiến thức bản địa, các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên dược liệu và lựa chọn các loài có tiềm năng phát triển sinh kế tại khu bảo tồn sao la tỉnh thừa thiên huế (Trang 94 - 95)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

4.4.5. Nhóm giải pháp nhằm giữ gìn, phát triển các loài cây dược liệu, kiến thức bản địa, các

bản địa, các bài thuốc tại cộng đồng.

(1). Giải pháp gìn giữ, phát triển các loài cây dược liệu:

Đầu tư nghiên cứu các loài cây dược liệu trên địa Khu bảo tồn Sao La để đánh giá được mức độ, trữ lượng của từng loài, từ đó xác định được các loài quý hiếm, có giá trị cao để có biện pháp bảo vệ, phát triển các loài cây dược liệu trong tự nhiên, đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích người dân trong khu vực đưa cây dược liệu về trồng trong vườn nhà. Trước mắt ưu tiên phát triển các loài quý hiếm, có giá trị cao đã bị khai thác quá mức, hoặc nhóm dược liệu hiện nay đang tăng thu nhập cho hộ gia đình. Qua kết quả chúng tôi nghiên cứu trước mắt cần ưu tiên phát triển một số loài trong mô hình đề tài đã triển khai là cây Thiên niên kiện, Chè dây; sau đó tiếp tục phát triển các loài Kim tuyến, cây Trọng lâu nhiều lá hiện nay đang khan hiếm trong rừng tự nhiên có nguy cơ tuyệt chủng. Mặc dù các mô hình ở địa phương triển khai chưa phải quy mô lớn, như mô hình trồng cây Thiên niên kiện, nhưng đây là cơ sở cho cán bộ khuyến nông huyện, cán bộ kiểm lâm địa bàn và các chủ rừng khuyến khích người dân triển khai mở rộng. Xây dựng các mô hình bảo tồn, gây trồng phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế cao tại cộng đồng để tạo việc làm, tăng thêm thu nhập và giảm sức ép của người dân vào KBT. Tuy nhiên, khó khăn nhất của người dân khi gây trồng các loài cây này là nguồn giống và khoa học kỹ thuật. Vì vậy để thành công trong việc gìn giữ và phát triển các loài cây dược liệu trên địa bàn các xã vùng đệm Khu bảo tồn Sao la phải có chính sách hỗ trợ về nguồn giống và hướng dẫn, giúp đỡ về khoa học kỹ thuật.

(2). Giải pháp duy trì kiến thức bản địa, các bài thuốc tại cộng đồng:

Phổ biến kinh nghiệm sử dụng cây dược liệu trong cộng đồng. Có hình thức khuyến khích những người dân có kinh nghiệm truyền lại sự hiểu biết không phải chỉ cho con cháu trong cùng gia đình, dòng họ mà còn cho cả cộng đồng dân cư. Tư liệu hóa tri thức bản địa của đồng bào các dân tộc trong việc sử dụng cây dược liệu, bài thuốc để viết sách hoặc xuất bản ấn phẩm nhằm lưu truyền lại cho thế hệ sau.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên dược liệu và lựa chọn các loài có tiềm năng phát triển sinh kế tại khu bảo tồn sao la tỉnh thừa thiên huế (Trang 94 - 95)