Một số thông tin về tài nguyên thực vật và dược liệu tại KBT Sao la Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên dược liệu và lựa chọn các loài có tiềm năng phát triển sinh kế tại khu bảo tồn sao la tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 33)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.2.2. Một số thông tin về tài nguyên thực vật và dược liệu tại KBT Sao la Thừa Thiên Huế

Thiên Huế

KBT Sao la Thừa Thiên Huế được đánh giá là nơi có tài nguyên ĐDSH cao. Bên cạnh tài nguyên động vật rừng thì hệ thực vật ở đây cũng khá đa dạng và chứa đựng nhiều tiềm năng cần được quan tâm quản lý bảo tồn. Tuy những dữ liệu thực vật đã được công bố chưa thật đầy đủ, đồng bộ và thống nhất nhưng đã thể hiện được bức tranh về tính đa dạng của nguồn tài nguyên này trong KBT.

1.2.3. Hiện trạng tài nguyên thực vật được ghi nhận trước năm 2018

Theo tài liệu của Dự án Hành Lang Xanh (2006): trong khu vực dự án tổng cộng có 869 loài, thuộc 489 chi của 131 họ thực vật bậc cao có mạch. Đáng chú ý là: có trên 100 loài Lan được ghi nhận, trong đó có 4 chi và 19 loài mới cho khu hệ thực vật Trung Trường Sơn. Ngành Hạt trần: ghi nhận 4 loài Thông đều thuộc họ Podocarpaceae là

Podocarpus neriifolius, Nageia wallichiana, Dacrycarpus imbricatusDacrydium elatum, trong đó 3 loài cuối thuộc nhóm Sắp tuyệt chủng (VU) theo Danh lục đỏ của IUCN; có chỉ có một loài gắm Gnetum latifolium biết chắc chắn, loài thứ hai chưa thu

112 loài / 48 họ. Các loài cây dùng làm thuốc: 43 loài/ 25 họ; Cây dùng làm cảnh: 91 loài/ 23 họ;

Giống như các hệ thực vật khác của Việt Nam có quan hệ về mặt địa lý sinh vật với dãy Trường Sơn, hệ thực vật của vùng nghiên cứu của dự án có mối quan hệ chặt chẽ nhất với các hệ thực vật của vùng Himalaya, nhất là với phần Đông Nam. Các yếu tố địa lý thực vật Himalaya phổ biến ở vùng nghiên cứu.Các yếu tố địa lý thực vật Ấn Độ-Malaixia và Malaixia tạo nên các phần quan trọng trong hệ thực vật của vùng nghiên cứu.Một vài loài thuộc nhóm vừa kể như Hopea pierrei, Dipterocarpus hasseltii, Freycinetia sumatrana, Parkia sumatrana, Harmandia mekongensis có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành môi trường sống. Hiếm khi tìm thấy những địa điểm nhỏ lẫn lộn các loài Thông như Dacrycarpus imbricatus, Dacrydium eLatum, Nageia wallichiana Podocarpus neriifolius.

Các họ lớn nhất trong hệ thực vật này là Polypodiaceae, Orchidaceae, Rubiaceae, Euphorbiaceae, Zingiberaceae, Annonaceae, Melastomataceae, Myrsinaceae, Fabaceae, và Moraceae Polypodiaceae.Các họ này bao gồm 52% tất cả các loài được ghi nhận trong toàn hệ thực vật.

Mười chi lớn nhất của hệ thực vật này là Ardisia (Myrsinaceae), Ficus

(Moraceae), Asplenium, DipLazium,Tectaria (Polypodiaceae), Alpinia (Zingiberaceae),

Hedyotis, Lasianthus (Rubiaceae) và Begonia (Begoniaceae). Các chi và họ kể trên mang những đặc trưng nhiệt đới đích thực của hệ thực vật Đông Dương và Trung Trường Sơn.

Những họ thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các quần xã thực vật ở đây là đại diện của những chi và họ đã được trình bày cũng như một số họ khác như Acanthaceae, Anacardiaceae, Dipterocarpaceae, Fagaceae, Lauraceae, Magnoliaceae, Meliaceae, Moraceae, Myrtaceae, Podocarpaceae, Sapotaceae, Sterculiaceae, Styracaceae, Symplocaceae, Theaceae và Verbenaceae. Các chi và họ kể trên mang những đặc trưng nhiệt đới đích thực của hệ thực vật và tiêu biểu cho tiểu vùng hệ thực vật Trung Trường Sơn.

Thống kê của Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế (2013) cho thấy: trong khu vực quy hoạch KBT có 816 loài, thuộc 130 họ thực vật bậc cao có mạch. Trong đó có 10 loài có giá trị bảo tồn: nhóm Nguy cấp (E): 3 loài, nhóm Sắp nguy cấp (V): 3 loài; nhóm Hiếm (R): 1 loài và nhóm Thông tin chưa đủ (K): 3 loài. Rất tiếc là trong nguồn tài liệu này không có danh lục các loài cụ thể.

Theo Sở KH&CN Thừa Thiên Huế (2012) trong KBT có 785 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 153 họ. Dữ liệu này được thể hiện tại một bản danh lục sắp xếp theo hệ thống phân loại nhưng thiếu các thông tin chi tiết về hiện trạng và giá trị của loài. Tuy vậy có thể đánh giá đây là dữ liệu thứ cấp có độ tin cậy cao nhất hiện thời.

Báo cáo chuyên đề của Hạt Kiểm lâm KBT (2016) cho thấy: trong KBT có 10 loài thực vật thuộc Nghị định 32/2006/NĐ-CP (nhóm IA – 2 loài, IIA – 8 loài), 8 loài

thực vật thuộc Sách Đỏ Việt Nam, 2007 (EN – 4 loài, VU – 4 loài) và 8 loài thực vật thuộc danh lục của IUCN 2010 (EN – 4 loài, VU – 4 loài).

Trong KBT Sao la có 7 kiểu thảm thực vật (Rừng nguyên sinh rậm thường xanh, cây lá rộng chưa bị tác động ở đất thấp; Rừng thứ sinh rậm và thưa thường xanh cây lá rộng ở đất thấp; Trảng cây bụi thứ sinh rậm và thưa; Trảng cỏ thưa và các quần xã Ráng thứ sinh; Các quần xã Ráng; Các quần xã thực vật ở ven suối; Các quần xã thực vật sống trên đá).

Sự đa dạng về khu hệ và thảm thực vật tại KBT Sao la Thừa Thiên Huế có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động bảo tồn ĐDSH ở góc độ quốc gia và khu vực. Bên cạnh nhiều loài thực vật nguy cấp cần được ưu tiên bảo tồn thì nhiều loài là nguồn thức ăn quan trọng của các loài móng guốc, linh trưởng và nhiều nhóm động vật hoang dã quý hiếm khác. Các dạng thảm thực vật khác nhau cũng là nơi cư trú phù hợp cho từng nhóm loài động vật rừng. Có rất nhiều loài thực vật thuộc các nhóm công dụng khác nhau trong nhu cầu sử dụng của con người tạo ra một tiềm năng lớn trong phát triển sinh kế cộng đồng và bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên dược liệu và lựa chọn các loài có tiềm năng phát triển sinh kế tại khu bảo tồn sao la tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 33)