ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên dược liệu và lựa chọn các loài có tiềm năng phát triển sinh kế tại khu bảo tồn sao la tỉnh thừa thiên huế (Trang 36)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Các loài cây có công dụng làm thuốc chữa bệnh và nâng cao sức khỏe có phân bố tự nhiên tại vùng lõi KBT Sao la, trong đó đặc biệt quan tâm đến các nhóm loài sau:

1). Các loài cây dược liệu thuộc danh mục loài Nguy cấp, quý hiếm 2). Các loài cây dược liệu có tiềm năng phát triển

3). Các loài cây dược liệu được khai thác và gây trồngtại vùng đệm KBT.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Lĩnh vực nghiên cứu: Lâm sản ngoài gỗ và Bảo tồn đa dạng sinh học. - Không gian nghiên cứu:

+ Nội dung nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây dược liệu được thực hiện trên lâm phận (vũng lõi) của KBT Sao la tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Nội dung khảo sát các mô hình gây trồng cây dược liệu và lựa chọn loài mục tiêu để phát triển được thực hiện tại vùng đệm KBT gồm 2 xã A Roàng và Hương Nguyên, huyện A Lưới .

+ Nội dung thử nghiệm nhân giống loài được tuyển chọn được thực hiện tại khuôn viên Văn phòng BQL KBT Sao la, thuộc xã Sơn Thủy, huyện A Lưới.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Điều tra hiện trạng tài nguyên cây dược liệu trong Khu bảo tồn

a.Đánh giá đa dạng tài nguyên cây dược liệu

- Thành phần loài

- Tình trạng bảo tồn của các loài (Số lượng và phân cấp các loài thuộc nhóm thực vật nguy cấp và quý hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam, 2007 và Nghị định 06/2019 của Chính phủ).

- Dạng sống

- Bộ phận sử dụng chính

- Sinh cảnh phân bố chủ yếu của loài hay nhóm loài

- Danh sách các loài cây thuốc thuộc nhóm nguy cấp quý hiếm - Thông tin về tình trạng của một số loài chủ yếu

c.Tình hình khai thác, sử dụng và các mối đe dọa tài nguyên cây dược liệu trong Khu bảo tồn

- Tình hình khai thác, sử dụng - Các mối đe dọa

2.2.2. Điều tra các mô hình phát triển cây dược liệu tại vùng đệm Khu bảo tồn

- Mô hình khoanh nuôi phục hồi và khai thác cường độ thấp - Mô hình trồng mới (trên đất vườn và dưới tán rừng)

2.2.3. Lập danh sách các loài cây dược liệu có tiềm năng phát triển và chọn loài để phát triển gây trồng tại vùng đệm Khu bảo tồn phát triển gây trồng tại vùng đệm Khu bảo tồn

a.Lập danh sách các loài cây dược liệu có tiềm năng phát triển

- Xây dựng tiêu chí lựa chọn nhóm loài tiềm năng - Tiến hành lựa chọn và lập danh sách các loàitiềm năng

b.Lựa chọn loài để phát triển gây trồng

- Xác định mục tiêu chọn loài cây trồng - Xây dựng tiêu chí lựa chọn loài mục tiêu - Tiến hành lựa chọn loài mục tiêu

2.2.4. Thử nghiệm nhân giống loài mục tiêu phục vụ xây dựng mô hình sản xuất hàng hóa hàng hóa

- Nhân giống loài mục tiêu từ hạt - Nhân giống loài mục tiêu từ hom

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

nh 2.1. Sơ đồ phương pháp tiếp cận và tiến trình nghiên cứu

2.3.1.Thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp được sử dụng để thu thập các thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu như:

 Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu có liên quan đến đề tài

 Thực trạng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng trong Khu bảo tồn

 Danh lục thực vật trong Khu bảo tồn

 Danh lục các loài cây dược liệu trong Khu bảo tồn

 Danh sách các loài thực vật thuộc nhóm nguy cấp quý hiếm

 Công dụng của các loài cây dược liệu và bộ phận sử dụng

 Các thông tin về giá trị kinh tế và nhu cầu thị trường của các loài chủ yếu Các dữ liệu nêu trên được thu thập từ các nguồn sau:

o Báo cáo tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng hàng năm của KBT

o Niêm giám thống kê huyện A Lưới, huyện Nam Đông và thị xã Hương Thủy

o Báo cáo tổng kết của các ngành có liên quan trên địa bàntỉnh Thừa Thiên Huế và huyện A Lưới

o Báo cáo kết quả điều tra đa dạng sinh học mới được cập nhật đầy đủ nhất (Dự án Trường Sơn Xanh năm, ECODIT/WWF, 2018 - hợp phần Thực vật)

o Các dự án phát triển dược liệu do các tổ chức (WWF, ECODIT, ...) tài trợ trên địa bàn nghiên cứu

o Kế hoạch Nâng cao hiệu quả sử dụng đất dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018 – 2025 (UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 148/KH- UBND, ngày 07 tháng 8 năm 2018)

o Các tài liệu tra cứu chuyên ngành và các Văn bản Pháp luật Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999, 2000),Tập 1-3.

Danh lục các loài Thực vật VN (ĐH Quốc gia Hà Nội, 2001), Tập 1-3. Cây cỏ có ích (Võ Văn Chi, Trần Hợp, 1999), Tập 1-2.

Từ điển Cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2012), Tập 1-2. Sách Đỏ Việt Nam, 2007

Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019

o Các thông tin chọn lọc từ Internet

2.3.2.Thu thập số liệu sơ cấp

2.3.2.1. Phương pháp chuyên gia

a. Lập tuyến điều tra thực địa để thu thập thông tin hiện trường

Căn cứ vàobáo cáo của các chuyên gia tư vấn và nhận định của nhân viên bảo vệ rừng BQL KBT Sao la đã từng đi tuần tra các khu vực có sự phân bố của một số loài cây dược liệu. Sau đó lập các tuyến điều tra nhằm thu thập các thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu.

Tuyến điều tra được bố trí đi từ độ cao thấp nhất đến cao nhất và vuông góc với đường đồng mức để đi qua nhiều dạng địa hình và trạng thái thực vật khác nhau. Trên mỗi tuyến điều tra, người điều tra di chuyển với vận tốc 2 km/h, quan sát tối thiểu mỗi bên 15 m đối với cây gỗ, 10 m đối với cây bụi, dây leo và 5 m đối với cây cây thân thảo và cây gỗ tái sinh. Sơ bộ định danh các loài thực vật thường gặp và chụp ảnh ghi nhận sự có mặt của loài. Tại các khu vực có các loài nguy cấp quý hiếm, loài mới gặp chưa định danh được hay có vấn đề cần quan tâm sẽ dừng lại để mở rộng diện quan sát ra xung quanh, chụp ảnh, thu mẫu vật, định vị bằng GPS, ghi chép các thông tin liên quan.

Số đợt điều tra trong quá trình nghiên cứu: 02 đợt, cụ thể:

+ Đợt 1 ngày 7/3/2020, số tuyến 01 tuyến, tổng chiều dài tuyến điều tra 650 m, thuộc tiểu khu 350 khoảnh 3.

- Tọa độ điểm xuất phát trên tuyến X:0763501 -Y:1781852 tọa độ điểm kết thúc X:0763501 Y:1782214.

- Tọa độ điểm lập OTC 01 X:0763404 - Y:1782262 độ cao 980 m.

+ Đợt 2 ngày 14/3/2020, số tuyến 01 tuyến, tổng chiều dài tuyến điều tra 1000 m, thuộc tiểu khu 348 khoảnh 4 và 6.

- Tọa độ điểm xuất phát trên tuyến X:0763517 Y:1782216 tọa độ điểm kết thúc X:0763759 Y:1781727.

- Tọa độ điểm lập OTC 02 X:0763632 - Y:1782244 độ cao 910 m. - Tọa độ điểm lập OTC 03 X:0763830 - Y:1781865 độ cao 920 m.

nh 2.3 Sơ đồ Tuyến điều tra và lập OTC đợt 2

b. Thu thập mẫu vật

Thu thập mẫu vật: Trên các tuyến điều tra tiến hành thu thập các mẫu vật về loài mục tiêu.

Nguyên tắc thu mẫu: Mỗi mẫu phải có đầy đủ các bộ phận nhất là cành, lá cùng với hoa, quả (nếu có). Khi thu ghi chép và chụp ảnh ngay những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên nhất là các đặc điểm dễ mất khi khô (ví dụ như màu sắc của hoa, quả,...).

c. Xây dựng danh lục loài cây dược liệu

Từ danh lục thực vật đã có (Dự án Trường Sơn Xanh, 2018) tiến hành rà soát và tra cứu từng loài theo Từ điển Cây thuốc Việt Nam (2 tập, Võ Văn Chi, 2012) để sàng lọc ra các loài có công dụng làm thuốc và các thông tin có liên quan (dạng sống, sinh thái, bộ phận sử dụng, công dụng, ...) để từ đó lập được Danh lục sơ bộ của cây dược liệu trong KBT.

Tiến hành sàng lọc thông tin, giám định lại mẫu vật, ảnh và các minh chứng khác đối với các loài có nghi vấn, phối hợp với phúc tra hiện trường, trưng cầu và tham vấn chuyên gia để khẳng định từ đó loại bỏ những sai sót, nhầm lẫn lẫn (nếu có).

Bổ sung thông tin điều tra thực địa đã được thẩm định bởi chuyên gia để xây dựng được danh lục cây dược liệu chính thức của KBT và được sử dụng cho các nội dung tiếp theo trong đề tài.

d. Xây dựng tiêu chí chọn nhóm loài và loài mục tiêu

Dựa trên mục tiêu và các thông tin có liên quan để xây dựng bộ tiêu chí chọn loài tiềm năng và loài cây tham gia mô hình phát triển (khoanh nuôi phục hồi, làm giàu, trồng mới)

đ. Phương pháp bản đồ

Xây dựng bản đồ phân bố các loài chủ yếu từ dữ liệu GPS của kết quả điều tra và các công cụ GIS chuyên dụng trong quản lý tài nguyên rừng.

e. Phương pháp thực nghiệm

Lập vườn ươm nhân giống thử nghiệm cây mục tiêu cho các mô hình phát triển tại vùng đệm.

2.5.2.2 Phương pháp tham gia

Phương pháp tham gia được sử dụng để thu thập các thông tin có liên quan đến các nội dung nghiên cứu:

 Thực trạng các mô hình trồng cây dược liệu tại vùng đệm Khu bảo tồn.

 Kiến thức bản địa của người dân địa phương trong khai thác, sử dụng và gây trồng loài dược liệu.

 Nguyện vọng gây trồng cây dược liệu và nhu cầu cần hỗ trợ của người dân vùng đệm.

 Điều kiện cần có để xây dựng được các mô hình phát triển đạt được nục tiêu, có hiệu quả và có tính bền vững.

 Tham gia đánh giá theo công cụ SWOT các vấn đề liên quan.

Sử dụng phương pháp phỏng vấn và một số công cụ chính trong điều tra nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) để thu thập thông tin, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, khai thác, sơ chế, bảo quản, gia công chế biến, v.v… cùng nhu cầu và nguyện vọng của người dân về việc phát triển loài cây dược liệu ở địa phương.

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu xác định loài dược liệu tiềm năng

2.3.3.1. Phân tích SWOT:

Thông qua thảo luận các hộ dân tham gia trồng cây dược liệu, các đối tượng liên quan, dùng phương pháp phân tích SWOT để phân tích bối cảnh hiện tại và triển vọng tương lai cho các mô hình trồng cây dược liệu tại 02 xã vùng đệm KBT Sao La.

2.3.3.2. Phương pháp ma trận

Dựa trên bộ tiêu chí được xây dựng và kết quả bình chọn, cho điểm của các thành viên liên quan để:

+ Lập danh sách các loài cây dược liệu có tiềm năng phát triển tại KBT; +Xác định được một số loài tiền năng tại KBT để phát triển tại vùng đệm

2.3.3.3. Xử lý và phân tích số liệu:

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được học viên cập nhật và tính toán tùy theo mục đích nghiên cứu, phân tích của đề tài trên chương trình Excel.

CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1. Vị trí địa lý

Tổng diện tích tự nhiên của KBT là 15.519,93 ha, thuộc địa bàn 3 xã: xã Hương Nguyên huyện A Lưới và xã Thượng Quảng, Thượng Long huyện Nam Đông, tiếp giáp với 2 xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy) và A Roàng (huyện A Lưới).

Khu bảo tồn có tọa độ địa lý:

Từ160 03’07” đến 160 09’50” vĩ độ Bắc.

Từ 1070 25’41” đến 1070 33’39” kinh độ Đông.

3.1.2.Địa hình

KBT Sao La có địa hình núi thấp và núi trung bình. Độ cao thấp dần về hướng Bắc với độ cao thấp nhất là 120 m, độ cao lớn nhất là 1.232 m. Độ dốc của khu vực khá lớn, độ dốc thấp nhất 200, độ dốc cao nhất hơn 350, độ dốc bình quân của khu vực 250. Do địa hình bị phân cắt mạnh và sâu nên xuất hiện những thung lũng hẹp hoặc các lòng suối nhỏ, dốc với nhiều thác ghềnh.

3.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn

-Khí hậu: KBT Sao la có điều kiện khí hậu mang những nét đặc trưng chung của vùng khí hậu gió mùa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của địa hình là sườn đông của dãy Trường Sơn, nên mùa mưa ở đây đến sớm và kéo dài hơn, nhiệt độ thấp và lượng mưa lớn hơn. Theo số liệu thống kê trong 10 năm trở lại đây cho thấy, mùa mưa bắt đầu khoảng tháng 5, 6 và kéo dài đến tháng 12, lượng mưa bình quân từ 3.400 – 3.800 mm/năm. Mưa lớn tập trung vào tháng 9 – 12, trong giai đoạn này lượng mưa thường chiếm 80 – 85% lượng mưa trong năm.

Độ ẩm tương đối trung bình 87 – 88%, độ ẩm thấp nhất 75 – 77% (tháng 6), độ ẩm tương đối cao nhất 95 – 96% (tháng 12). Nhiệt độ trung bình năm của khu vực từ 22 – 24,50 C, nhiệt độ thấp nhất trong năm đo được 11 – 120 C.

-Thủy văn: Các con sông và suối chính ở KBT Sao la đều bắt nguồn từ phía Tây và chảy ra hướng Đông. Hầu hết các khe suối đều đổ về sông Hữu Trạch, một trong những nhánh chính của sông Hương ở Huế. Là khu vực thuộc đầu nguồn của sông Hữu Trạch, do địa hình chia cắt mạnh và sâu nên các dòng chảy thường hẹp, dốc và nhiều thác. Tuy nhiên, do có độ che phủ rừng cao, trên 90% nên các các con suối ở đây ít khi bị cạn kiệt.

3.1.4. Đặc điểm về địa chất, thổ nhưỡng

-Địa chất: Khu vực khu bảo tồn là một phần của dãy Trường Sơn, nằm trên thềm kết tinh cổ cấu tạo bởi đá gơnai tiền Cambrian, với các trầm tích biển và lục địa bị biến thái ít nhiều sâu sắc như các đá cát khác nhau, đá phiến sét, đá xanh xám. Ở vài nơi có các mạch granít xâm nhập như ở phần đất thấp của xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông. Ở phần lớn vùng nghiên cứu, đá mẹ (nền vật chất) gắn kết với các mạch quáczít ít nhiều chặt chẽ để tạo nên các tảng quáczít lộ đầu gây ấn tượng mạnh. Trong khu vực có 3 loại nền vật chất chủ yếu là đá Granit (14%); đá sét và biến chất (24%); đá cát (62%)

-Đất đai: Trên cơ sở nền vật chất và yếu tố địa hình, hình thành nên 2 dạng đất chủ yếu: đất feralit núi thấp và đất feralit mùn núi trung bình phân bố ở đai cao lớn hơn 700m. Nhìn chung, các dạng đất có tầng đất mỏng và trung bình (< 80 cm), hàm lượng mùn cao do có rừng tự nhiên che phủ. Tỷ lệ đá lộ đầu khá lớn (> 15%), đây là đặc điểm rất thích hợp với sinh cảnh của các loài thú móng guốc như Sao la.

3.1.5. Hiện trạng sử dụng đất

Qua kết quả thống kê diễn biến tài nguyên rừng năm 2019 cho thấy tổng nhiện tích tự nhiên đất lâm nghiệp trên địa bàn KBT Sao la, cơ cấu các loại đất, loại rừng được thể hiện qua bảng 1.2

Bảng 3.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất

TT Loại đất Tổng diện tích đất của chủ rừng

Phân theo đơn vị hành chính (xã) Hương Nguyên Thượng Quảng Thượng Long I Tổng diện tích đất của chủ rừng quản lý 15.324,23 9.691,87 683,78 4.948,58 1 Đất lâm nghiệp LNP 15.324,23 9.691,87 683,78 4.948,58 1.1 Đất rừng sản xuất RSX - - - - 1.2 Đất rừng phòng hộ RPH - - - - 1.3 Đất rừng đặc dụng RDD 15.324,23 9.691,87 683,78 4.948,58

3.1.6. Hiện trạng tài nguyên rừng

* Hiện trạng diện tích, trạng thái, chất lượng các loại rừng

Trên cơ sở rà soát hiện trạng rừng năm 2019 của KBT Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế tính đến 31/12/2019, tổng diện tích đất có rừng do KBT Sao la quản lý là 14.007,4 (chiếm 91,36% tổng diện tích tự nhiên của KBT), bao gồm: rừng tự nhiên 14.000,9 ha (chiếm 99,95% diện tích đất có rừng) và 100% diện tích là rừng thứ sinh; rừng trồng là 6,5 ha (chiếm 0,05%). Toàn bộ diện tích đất rừng của KBT đều là rừng trên núi đất, phân theo loài cây cụ thể như sau:

-Rừng gỗ tự nhiên: 12.923,97 ha, toàn bộ là rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá;

-Rừng tre nứa 479,19 ha, chủ yếu là nứa và các loài tre nứa khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên dược liệu và lựa chọn các loài có tiềm năng phát triển sinh kế tại khu bảo tồn sao la tỉnh thừa thiên huế (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)