Thử nghiệm nhân giống loài mục tiêu phục vụ xây dựng môhình sản xuất hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên dược liệu và lựa chọn các loài có tiềm năng phát triển sinh kế tại khu bảo tồn sao la tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 43)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

2.2.4. Thử nghiệm nhân giống loài mục tiêu phục vụ xây dựng môhình sản xuất hàng hóa

hàng hóa

- Nhân giống loài mục tiêu từ hạt - Nhân giống loài mục tiêu từ hom

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

nh 2.1. Sơ đồ phương pháp tiếp cận và tiến trình nghiên cứu

2.3.1.Thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp được sử dụng để thu thập các thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu như:

 Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu có liên quan đến đề tài

 Thực trạng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng trong Khu bảo tồn

 Danh lục thực vật trong Khu bảo tồn

 Danh lục các loài cây dược liệu trong Khu bảo tồn

 Danh sách các loài thực vật thuộc nhóm nguy cấp quý hiếm

 Công dụng của các loài cây dược liệu và bộ phận sử dụng

 Các thông tin về giá trị kinh tế và nhu cầu thị trường của các loài chủ yếu Các dữ liệu nêu trên được thu thập từ các nguồn sau:

o Báo cáo tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng hàng năm của KBT

o Niêm giám thống kê huyện A Lưới, huyện Nam Đông và thị xã Hương Thủy

o Báo cáo tổng kết của các ngành có liên quan trên địa bàntỉnh Thừa Thiên Huế và huyện A Lưới

o Báo cáo kết quả điều tra đa dạng sinh học mới được cập nhật đầy đủ nhất (Dự án Trường Sơn Xanh năm, ECODIT/WWF, 2018 - hợp phần Thực vật)

o Các dự án phát triển dược liệu do các tổ chức (WWF, ECODIT, ...) tài trợ trên địa bàn nghiên cứu

o Kế hoạch Nâng cao hiệu quả sử dụng đất dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018 – 2025 (UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 148/KH- UBND, ngày 07 tháng 8 năm 2018)

o Các tài liệu tra cứu chuyên ngành và các Văn bản Pháp luật Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999, 2000),Tập 1-3.

Danh lục các loài Thực vật VN (ĐH Quốc gia Hà Nội, 2001), Tập 1-3. Cây cỏ có ích (Võ Văn Chi, Trần Hợp, 1999), Tập 1-2.

Từ điển Cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2012), Tập 1-2. Sách Đỏ Việt Nam, 2007

Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019

o Các thông tin chọn lọc từ Internet

2.3.2.Thu thập số liệu sơ cấp

2.3.2.1. Phương pháp chuyên gia

a. Lập tuyến điều tra thực địa để thu thập thông tin hiện trường

Căn cứ vàobáo cáo của các chuyên gia tư vấn và nhận định của nhân viên bảo vệ rừng BQL KBT Sao la đã từng đi tuần tra các khu vực có sự phân bố của một số loài cây dược liệu. Sau đó lập các tuyến điều tra nhằm thu thập các thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu.

Tuyến điều tra được bố trí đi từ độ cao thấp nhất đến cao nhất và vuông góc với đường đồng mức để đi qua nhiều dạng địa hình và trạng thái thực vật khác nhau. Trên mỗi tuyến điều tra, người điều tra di chuyển với vận tốc 2 km/h, quan sát tối thiểu mỗi bên 15 m đối với cây gỗ, 10 m đối với cây bụi, dây leo và 5 m đối với cây cây thân thảo và cây gỗ tái sinh. Sơ bộ định danh các loài thực vật thường gặp và chụp ảnh ghi nhận sự có mặt của loài. Tại các khu vực có các loài nguy cấp quý hiếm, loài mới gặp chưa định danh được hay có vấn đề cần quan tâm sẽ dừng lại để mở rộng diện quan sát ra xung quanh, chụp ảnh, thu mẫu vật, định vị bằng GPS, ghi chép các thông tin liên quan.

Số đợt điều tra trong quá trình nghiên cứu: 02 đợt, cụ thể:

+ Đợt 1 ngày 7/3/2020, số tuyến 01 tuyến, tổng chiều dài tuyến điều tra 650 m, thuộc tiểu khu 350 khoảnh 3.

- Tọa độ điểm xuất phát trên tuyến X:0763501 -Y:1781852 tọa độ điểm kết thúc X:0763501 Y:1782214.

- Tọa độ điểm lập OTC 01 X:0763404 - Y:1782262 độ cao 980 m.

+ Đợt 2 ngày 14/3/2020, số tuyến 01 tuyến, tổng chiều dài tuyến điều tra 1000 m, thuộc tiểu khu 348 khoảnh 4 và 6.

- Tọa độ điểm xuất phát trên tuyến X:0763517 Y:1782216 tọa độ điểm kết thúc X:0763759 Y:1781727.

- Tọa độ điểm lập OTC 02 X:0763632 - Y:1782244 độ cao 910 m. - Tọa độ điểm lập OTC 03 X:0763830 - Y:1781865 độ cao 920 m.

nh 2.3 Sơ đồ Tuyến điều tra và lập OTC đợt 2

b. Thu thập mẫu vật

Thu thập mẫu vật: Trên các tuyến điều tra tiến hành thu thập các mẫu vật về loài mục tiêu.

Nguyên tắc thu mẫu: Mỗi mẫu phải có đầy đủ các bộ phận nhất là cành, lá cùng với hoa, quả (nếu có). Khi thu ghi chép và chụp ảnh ngay những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên nhất là các đặc điểm dễ mất khi khô (ví dụ như màu sắc của hoa, quả,...).

c. Xây dựng danh lục loài cây dược liệu

Từ danh lục thực vật đã có (Dự án Trường Sơn Xanh, 2018) tiến hành rà soát và tra cứu từng loài theo Từ điển Cây thuốc Việt Nam (2 tập, Võ Văn Chi, 2012) để sàng lọc ra các loài có công dụng làm thuốc và các thông tin có liên quan (dạng sống, sinh thái, bộ phận sử dụng, công dụng, ...) để từ đó lập được Danh lục sơ bộ của cây dược liệu trong KBT.

Tiến hành sàng lọc thông tin, giám định lại mẫu vật, ảnh và các minh chứng khác đối với các loài có nghi vấn, phối hợp với phúc tra hiện trường, trưng cầu và tham vấn chuyên gia để khẳng định từ đó loại bỏ những sai sót, nhầm lẫn lẫn (nếu có).

Bổ sung thông tin điều tra thực địa đã được thẩm định bởi chuyên gia để xây dựng được danh lục cây dược liệu chính thức của KBT và được sử dụng cho các nội dung tiếp theo trong đề tài.

d. Xây dựng tiêu chí chọn nhóm loài và loài mục tiêu

Dựa trên mục tiêu và các thông tin có liên quan để xây dựng bộ tiêu chí chọn loài tiềm năng và loài cây tham gia mô hình phát triển (khoanh nuôi phục hồi, làm giàu, trồng mới)

đ. Phương pháp bản đồ

Xây dựng bản đồ phân bố các loài chủ yếu từ dữ liệu GPS của kết quả điều tra và các công cụ GIS chuyên dụng trong quản lý tài nguyên rừng.

e. Phương pháp thực nghiệm

Lập vườn ươm nhân giống thử nghiệm cây mục tiêu cho các mô hình phát triển tại vùng đệm.

2.5.2.2 Phương pháp tham gia

Phương pháp tham gia được sử dụng để thu thập các thông tin có liên quan đến các nội dung nghiên cứu:

 Thực trạng các mô hình trồng cây dược liệu tại vùng đệm Khu bảo tồn.

 Kiến thức bản địa của người dân địa phương trong khai thác, sử dụng và gây trồng loài dược liệu.

 Nguyện vọng gây trồng cây dược liệu và nhu cầu cần hỗ trợ của người dân vùng đệm.

 Điều kiện cần có để xây dựng được các mô hình phát triển đạt được nục tiêu, có hiệu quả và có tính bền vững.

 Tham gia đánh giá theo công cụ SWOT các vấn đề liên quan.

Sử dụng phương pháp phỏng vấn và một số công cụ chính trong điều tra nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) để thu thập thông tin, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, khai thác, sơ chế, bảo quản, gia công chế biến, v.v… cùng nhu cầu và nguyện vọng của người dân về việc phát triển loài cây dược liệu ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên dược liệu và lựa chọn các loài có tiềm năng phát triển sinh kế tại khu bảo tồn sao la tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)