Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên dược liệu và lựa chọn các loài có tiềm năng phát triển sinh kế tại khu bảo tồn sao la tỉnh thừa thiên huế (Trang 44)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Tổng diện tích tự nhiên của KBT là 15.519,93 ha, thuộc địa bàn 3 xã: xã Hương Nguyên huyện A Lưới và xã Thượng Quảng, Thượng Long huyện Nam Đông, tiếp giáp với 2 xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy) và A Roàng (huyện A Lưới).

Khu bảo tồn có tọa độ địa lý:

Từ160 03’07” đến 160 09’50” vĩ độ Bắc.

Từ 1070 25’41” đến 1070 33’39” kinh độ Đông.

3.1.2.Địa hình

KBT Sao La có địa hình núi thấp và núi trung bình. Độ cao thấp dần về hướng Bắc với độ cao thấp nhất là 120 m, độ cao lớn nhất là 1.232 m. Độ dốc của khu vực khá lớn, độ dốc thấp nhất 200, độ dốc cao nhất hơn 350, độ dốc bình quân của khu vực 250. Do địa hình bị phân cắt mạnh và sâu nên xuất hiện những thung lũng hẹp hoặc các lòng suối nhỏ, dốc với nhiều thác ghềnh.

3.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn

-Khí hậu: KBT Sao la có điều kiện khí hậu mang những nét đặc trưng chung của vùng khí hậu gió mùa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của địa hình là sườn đông của dãy Trường Sơn, nên mùa mưa ở đây đến sớm và kéo dài hơn, nhiệt độ thấp và lượng mưa lớn hơn. Theo số liệu thống kê trong 10 năm trở lại đây cho thấy, mùa mưa bắt đầu khoảng tháng 5, 6 và kéo dài đến tháng 12, lượng mưa bình quân từ 3.400 – 3.800 mm/năm. Mưa lớn tập trung vào tháng 9 – 12, trong giai đoạn này lượng mưa thường chiếm 80 – 85% lượng mưa trong năm.

Độ ẩm tương đối trung bình 87 – 88%, độ ẩm thấp nhất 75 – 77% (tháng 6), độ ẩm tương đối cao nhất 95 – 96% (tháng 12). Nhiệt độ trung bình năm của khu vực từ 22 – 24,50 C, nhiệt độ thấp nhất trong năm đo được 11 – 120 C.

-Thủy văn: Các con sông và suối chính ở KBT Sao la đều bắt nguồn từ phía Tây và chảy ra hướng Đông. Hầu hết các khe suối đều đổ về sông Hữu Trạch, một trong những nhánh chính của sông Hương ở Huế. Là khu vực thuộc đầu nguồn của sông Hữu Trạch, do địa hình chia cắt mạnh và sâu nên các dòng chảy thường hẹp, dốc và nhiều thác. Tuy nhiên, do có độ che phủ rừng cao, trên 90% nên các các con suối ở đây ít khi bị cạn kiệt.

3.1.4. Đặc điểm về địa chất, thổ nhưỡng

-Địa chất: Khu vực khu bảo tồn là một phần của dãy Trường Sơn, nằm trên thềm kết tinh cổ cấu tạo bởi đá gơnai tiền Cambrian, với các trầm tích biển và lục địa bị biến thái ít nhiều sâu sắc như các đá cát khác nhau, đá phiến sét, đá xanh xám. Ở vài nơi có các mạch granít xâm nhập như ở phần đất thấp của xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông. Ở phần lớn vùng nghiên cứu, đá mẹ (nền vật chất) gắn kết với các mạch quáczít ít nhiều chặt chẽ để tạo nên các tảng quáczít lộ đầu gây ấn tượng mạnh. Trong khu vực có 3 loại nền vật chất chủ yếu là đá Granit (14%); đá sét và biến chất (24%); đá cát (62%)

-Đất đai: Trên cơ sở nền vật chất và yếu tố địa hình, hình thành nên 2 dạng đất chủ yếu: đất feralit núi thấp và đất feralit mùn núi trung bình phân bố ở đai cao lớn hơn 700m. Nhìn chung, các dạng đất có tầng đất mỏng và trung bình (< 80 cm), hàm lượng mùn cao do có rừng tự nhiên che phủ. Tỷ lệ đá lộ đầu khá lớn (> 15%), đây là đặc điểm rất thích hợp với sinh cảnh của các loài thú móng guốc như Sao la.

3.1.5. Hiện trạng sử dụng đất

Qua kết quả thống kê diễn biến tài nguyên rừng năm 2019 cho thấy tổng nhiện tích tự nhiên đất lâm nghiệp trên địa bàn KBT Sao la, cơ cấu các loại đất, loại rừng được thể hiện qua bảng 1.2

Bảng 3.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất

TT Loại đất Tổng diện tích đất của chủ rừng

Phân theo đơn vị hành chính (xã) Hương Nguyên Thượng Quảng Thượng Long I Tổng diện tích đất của chủ rừng quản lý 15.324,23 9.691,87 683,78 4.948,58 1 Đất lâm nghiệp LNP 15.324,23 9.691,87 683,78 4.948,58 1.1 Đất rừng sản xuất RSX - - - - 1.2 Đất rừng phòng hộ RPH - - - - 1.3 Đất rừng đặc dụng RDD 15.324,23 9.691,87 683,78 4.948,58

3.1.6. Hiện trạng tài nguyên rừng

* Hiện trạng diện tích, trạng thái, chất lượng các loại rừng

Trên cơ sở rà soát hiện trạng rừng năm 2019 của KBT Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế tính đến 31/12/2019, tổng diện tích đất có rừng do KBT Sao la quản lý là 14.007,4 (chiếm 91,36% tổng diện tích tự nhiên của KBT), bao gồm: rừng tự nhiên 14.000,9 ha (chiếm 99,95% diện tích đất có rừng) và 100% diện tích là rừng thứ sinh; rừng trồng là 6,5 ha (chiếm 0,05%). Toàn bộ diện tích đất rừng của KBT đều là rừng trên núi đất, phân theo loài cây cụ thể như sau:

-Rừng gỗ tự nhiên: 12.923,97 ha, toàn bộ là rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá;

-Rừng tre nứa 479,19 ha, chủ yếu là nứa và các loài tre nứa khác.

-Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa là 597,74 ha, trong đó diện tích rừng gỗ là chính là 328,36 ha và diện tích rừng tre nứa là chính là 269,38 ha.

Rừng gỗ tự nhiên phân theo trữ lượng của KBT Sao la như sau:

- Rừng giàu: 2.638,61 ha, tập trung ở xã Hương Nguyên tại 7 tiểu khu (345, 347, 348, 350, 351, 352, 353), xã Thượng Quảng tại 4 tiểu khu (398, 402, 404, 405) và xã Thượng Long tại 1 tiểu khu (409);

- Rừng trung bình: 3.102,40 ha, tập trung ở xã Hương Nguyên tại 9 tiểu khu (345, 346, 347, 348, 349, 350, 351, 352, 353), xã Thượng Quảng tại 5 tiểu khu (398, 402, 403, 404, 405);

- Rừng nghèo: 3.190.45 ha, tập trung ở xã Hương Nguyên tại 9 tiểu khu (345, 346, 347, 348, 349, 350, 351, 352, 353) và xã Thượng Quảng 1 tiểu khu (403).

Diện tích chưa thành rừng của KBT là 1.311,10 ha, trong đó: - Diện tích trồng rừng chưa thành rừng là 5,44 ha;

- Diện tích khoanh nuôi tái sinh là 1.205,04 ha; - Diện tích khác là 106,06 ha.

Bảng 3.2 Thống kê hiện trạng rừng năm 2019

TT Phân loại rừng Diện tích

(ha) I RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH 1100 14.007,40

1 Rừng tự nhiên 1110 14.000,90

- Rừng nguyên sinh 1111

- Rừng thứ sinh 1112 14.000,90

2 Rừng trồng 1120 6,5

- Trồng mới trên đất chưa có rừng 1121 6,5

- Trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có 1122 -

- Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác 1123 -

II RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA 1200 14.000,90

1 Rừng trên núi đất 1210 14.000,90 2 Rừng trên núi đá 1220 3 Rừng trên đất ngập nước 1230 - Rừng ngập mặn 1231 - Rừng trên đất phèn 1232 - Rừng ngập nước ngọt 1233 4 Rừng trên cát 1240

III RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY 1300 14.000,90

1 Rừng gỗ tự nhiên 1310 12.923,97 - Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá 1311 12.923,97 - Rừng gỗ lá rộng rụng lá 1312 - Rừng gỗ lá kim 1313 - Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim 1313 2 Rừng tre nứa 1320 479,19 - Nứa 1321 82,76 - Vầu 1322 - - Tre/luồng 1323 - - Lồ ô 1324 - - Các loài khác 1325 396,43

3 Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 1330 597,74

- Gỗ là chính 1331 328,36

- Tre nứa là chính 1332 269,38

4 Rừng cau dừa 1340 -

IV RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG 1400 8.931,46

1 Rừng giàu 1410 2.638,61

2 Rừng trung bình 1420 3.102,40

3 Rừng nghèo 1430 3.190,45

4 Rừng nghèo kiệt 1440 -

5 Rừng chưa có trữ lượng (< 10m3) 1450 -

V DIỆN TÍCH CHƯA THÀNH RỪNG 2000 1.311,10

1 Diện tích trồng chưa thành rừng 2010

2 Diện tích khoanh nuôi tái sinh (Cây gỗ Tái sinh) 2020 1.205,04 3 Diện tích khác (Đất trống cây bụi) 2030 106,06

* Hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ

Theo tài liệu kiểm kê năm 2016 chỉ thống kê, KBT có 1.077 ha diện tích có phân bố các loài tre nứa, tập trung ở các xã Hương Nguyên và xã Thượng Quảng, tổng trữ lượng 4.257.147 cây tre nứa các loại.

-Xã Hương Nguyên: 854 ha, trữ lượng 3.394.821 cây. Phân bố tại tiểu khu 345, 346, 347, 349, 351, 352, 353.

-Xã Thượng Quảng: 223 ha, trữ lượng 862.326 cây. Phân bố tại các tiểu khu 404 và 405.

Nếu chỉ tính riêng diện tích thuần tre nứa là 375 ha, với tổng trữ lượng là 1.727.244 cây phân bố tại xã Hương Nguyên tại các tiểu khu 346, 349, 351, 352, 353. Còn lại là diện tích hỗ giao với rừng gỗ.

Bảng 3.3. Thống kê về diện tích và trữ lượng tre nứa

Loại đất loại rừng

Xã Hương Nguyên Xã Thượng Quảng Diện tích (ha) Trữ lượng (cây) Diện tích (ha) Trữ lượng (cây)

Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa

(gỗ là chính) 175 490.034 153 429.380

Rừng hỗn giao tre nứa và gỗ

(tre nứa là chính) 200 1.237.210 70 432.946

Rừng nứa tự nhiên núi đất 83 438.625 Rừng tre nứa khác tự nhiên

núi đất 396 1.228.952

Tổng 854 3.394.952 223 862.326

Nguồn: Kiểm kê rừng KBT Sao La năm 2016

Thông tin về các loài LSNG khác ở KBT thì hiện chưa có thống kê, báo cáo chính thức cụ thể. Tuy nhiên, theo ghi nhận của cán bộ KBT tại lâm phận của đơn vị thường gặp một số loài LSNG như song mây, phong lan, các loại tre, mật ong. Các loài lâm sản ngoài gỗ ở KBT thường được người dân khai thác phục vụ cho nhu cầu thực phẩm hàng ngày. Những năm gần đây do nhu cầu thị trường về các loại mặt hàng từ rừng gia tăng, các LSNG điển hình như phong lan, mật ong và nhiều loại cây thuốc quý đã bị khai thác quá mức. Do vậy, đây là nội dung cần thiết phải đưa các nội dung nghiên cứu về hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ vào nội dung nghiên cứu khoa học trong những năm tiếp theo của KBT Sao la

3.1.7. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

Ban Quản lý KBT Sao la được thành lập theo Quyết định số 2020/2013/QĐ- UBND ngày 09/10/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích tự nhiên là 15.519,93 ha, gồm 15 tiểu khu nằm trên địa bàn 3 xã gồm xã Hương Nguyên (huyện A Lưới), xã Thượng Long và xã Thượng Quảng (huyện Nam Đông). KBT được chia thành 3 phân khu chức năng bao gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 11.845 ha, phân khu phục hồi sinh thái 3.550 ha và phân khu hành chính, dịch vụ 124,93 ha.

Sau khi đã giảm trừ một số diện tích như đường giao thông ra khỏi lâm phận quản lý, theo số liệu cập nhật diễn biến rừng năm 2019 KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng diện tích đất tự nhiên là 15,423,23 ha, toàn bộ là rừng đặc dụng.

-Xã Hương Nguyên, huyện A Lưới: 9.691,87 ha (Chiếm 63,25 %) -Xã Thượng Long, huyện Nam Đông: 683,78 ha (Chiếm 32,29%) -Xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông: 4.948,58 ha (Chiếm 4,46 %)

Việc quản lý và sử dụng các diện tích rừng này theo qui chế quản lý rừng đặc dụng được quy định trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trước đây và Luật Lâm nghiệp hiện nay.

Là một khu rừng đặc dụng mới được thành lập chưa lâu, do đó còn nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết, đặc biệt các vấn đề liên quan đến quản lý, bảo vệ thể hiện cụ thể trong việc xác định và phân định ranh giới; hạn chế về thực thi luật, năng lực của cán bộ, lực lượng bảo vệ rừng, kiểm lâm; thiếu hụt về cơ sở hạ tầng và vật tư trang bị... Nhiều áp lực từ phía cộng đồng, do xung quanh khu bảo tồn đa số là đồng bào các dân tộc thiểu số, nhận thức về bảo tồn hạn chế, mức sống thấp, chủ yếu phụ thuộc việc khai thác các nguồn tài nguyên rừng .v.v...Đồng thời, với đặc điểm địa hình và sự phong phú về đa dạng sinh học, khu vực này đã trở thành mục tiêu của tình trạng khai thác trộm gỗ, săn bắt động vật hoang dã và khai thác lâm sản ngoài gỗ của người dân trong vùng cũng như các địa phương khác đến; tình trạng lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy và một số áp lực khác đã diễn ra hết sức phức tạp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng, gây suy thoái ĐDSH và đe dọa trực tiếp đến nơi sống của Sao la và các loài quan trọng khác.

KBT Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế với sự phong phú và đa dạng về thành phần động thực vật. Với những lợi thế này sẽ giúp cho KBT trở thành nơi bảo tồn và lưu giữ nguồn gen động thực vật quý hiếm. Bên cạnh đó, vị trí của khu bảo tồn đã trở thành hành lang kết nối đa dạng sinh học của cảnh quan Trung Trường Sơn Việt Nam, do vậy KBT luôn là khu vực dành được sự quan tâm của các tổ chức, các chương trình bảo tồn.

Quá trình xây dựng đường giao thông, thủy điện đã làm giảm diện tích rừng của KBT. Sau khi tách diện tích rừng của khu bảo tồn đã giảm từ 15.520,00. xuống còn 15.324,23ha.

3.2 Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội 3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động 3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động

-Dân số: Trong vùng lõi của KBT không có dân cư sinh sống. Tại 5 xã giáp ranh KBT có 2.849 hộ với 11.494 khẩu. Mật độ dân số trung bình rất thấp 23.9 người/km2, xã Thượng Long có mật độ dân cao nhất 52.9 người/km2, Hương Nguyên có mật độ thấp nhất 4,1 người/km2.

-Dân tộc: Trên địa bàn 5 xã có 3 nhóm dân tộc sinh sống, trong đó người Kinh chiếm 28,56%; người dân tộc khác 71,44%. Trong đó, người Kinh chủ yếu sinh sống ở các xã Dương Hòa; người Cơ Tu sinh sống chủ yếu ở các xã Hương Nguyên, Thượng Quảng, Thượng Long; người Tà Ôi sinh sống chủ yếu trên địa bàn xã A Roàng (ngoài ra còn có một số dân tộc khác như: Mường, Ba Na, Pa cô,).

Bảng 3.4. Thống kê thành phần dân tộc STT Đơn vị hành chính (xã) Tổng số hộ Nhân khẩu Tổng Kinh DT khác 1 A Roàng 682 2.892 34 2.858 2 Hương Nguyên 348 1.393 78 1.315 3 Thượng Long 704 2.882 78 2.804 4 Thượng Quảng 543 2.221 986 1.235 5 Dương Hòa 572 2.106 2.106 - Tổng cộng 2.849 11.494 3.282 8.212

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện A Lưới, Nam Đông, Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018 -Lao động: Số người trong độ tuổi lao động ở các xã giáp ranh KBT là 6.866 người chiếm 59,7% số dân trong khu vực. Trung bình mỗi hộ có khoảng 3 người ở độ tuổi lao động. Trong đó, xã A Roàng có tổng số lao động nhiều nhất với 1.833 người, xã Hương Nguyên ít nhất chỉ có 684 lao động. Lực lượng lao động nam và nữ tương đối đồng đều. Nhân lực trong khu vực các xã giáp ranh với KBT tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp chiếm 90,5% số lao động; còn lại là các ngành nghề khác như

thương mại dịch vụ 3,6%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 2% và lao động khác 3,9%. Bảng 3.5 Thống kê Lao động STT Đơn vị hành chính (xã) Tổng số hộ Lao động Tổng Nam Nữ 1 A Roàng 682 1.833 954 879 2 Hương Nguyên 348 684 335 349 3 Thượng Long 704 1.680 873 807 4 Thượng Quảng 543 1.385 718 667 5 Dương Hòa 572 1.284 722 562 Tổng cộng 2.849 6.866 3.602 3.264

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện A Lưới, Nam Đông, Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018

Theo kết quả điều tra, hiện có tới 15 % lao động thiếu việc làm, đây là nguy cơ tiềm ẩn gây nhiều sức ép làm giảm tính đa dạng sinh học trong KBT do những lao động trên vào rừng khai thác lâm sản làm kế sinh nhai chính.

3.2.2. Y tế

Trong các xã giáp ranh KBT, mỗi xã đều có một trạm xá. Ngoài ra, trên địa bàn còn có trạm quân y của đoàn Kinh tế quốc phòng 92. Bình quân mỗi xã có 4 cán bộ y tế cùng với mạng lưới y tá thôn bản. Bình quân trên địa bàn các xã giáp ranh với KBT cứ 400 - 500 người dân có một y, bác sĩ; 500 - 600 người dân có một giường bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên dược liệu và lựa chọn các loài có tiềm năng phát triển sinh kế tại khu bảo tồn sao la tỉnh thừa thiên huế (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)