3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.2.7. Kết cấu hạ tầng
-Hệ thống giao thông đường bộ trong khu vực
Các xã giáp ranh KBT đã có đường ô tô tới trung tâm xã, trong đó 70% đường liên thôn đã được xây dựng bằng bê tông hoặc đường nhựa. Các công trình giao thông trên đều do chương trình 135 đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn.
Trong KBT Sao la có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua với chiều dài 32,5 km, bắt đầu từ hầm số 1 đến địa phận giáp ranh với huyện Tây Giang ở A Tép, đây là tuyến đường bê tông và trải nhựa, có thể lưu thông quanh năm. Tuy nhiên, vào mùa mưa hiện tượng sạt lở thường xuyên xảy ra, gây ách tắc giao thông. Ngoài ra, lân cận KBT còn có đường 74 nối giữa hai huyện Nam đông và A Lưới.
Trong KBT còn có các tuyến đường mòn đi lại giữa các tiểu khu rừng. Đây là các con đường mà lực lượng tuần tra KBT sử dụng để đi trong các đợt tuần tra và cũng có thể sử dụng làm tuyến du lịch sinh thái hay tuyến xem chim, động vật hoang dã… Tuy nhiên, do địa hình dốc, đường nhỏ, nên các con đường này chủ yếu là đi bộ, không sử dụng các phương tiện nào khác.
-Hệ thống giao thông đường thủy
Hệ thông sông suối trong khu vực thường dốc, nhỏ hẹp nên rất hạn chế cho việc sử dụng để lưu thông, vận chuyển. Riêng đoạn suối tại khu vực Cha Linh Mù Nú, có thể dùng thuyền máy nhỏ để đi vào KBT, độ dài đoạn suối cho loại xuồng này di chuyển khoảng 4 km.
- Điện: Lưới điện Quốc gia đã phủ toàn bộ các điểm dân cư trong vùng.
- Thông tin liên lạc: Đã có mạng lưới thông tin liên lạc được phủ sóng trên toàn bộ khu vực.
3.2.8. Đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội
Lâm phận của KBT nằm trên địa bàn hai huyện Nam Đông và A Lưới; người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn với nguồn sinh kế chủ yếu phụ thuộc vào tài nguyên rừng do đó gây khó khăn, áp lực cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Vẫn còn xảy ra tình trạng khai thác gỗ trái phép, pháp rừng làm nương rẫy; săn bắt, bẫy động vật hoang dã; khai thác các loại LSNG quá mức là những vấn đề nhức nhối trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn.
Nhìn chung, cuộc sống khó khăn và phong tục tập quán của người dân địa phương là những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tài nguyên rừng cũng như KBT loài Sao la .
Truyền thống canh tác nông nghiệp bằng phát nương làm rẫy cùng với sự gia tăng dân số đã làm cho đất sản xuất nông lâm nghiệp ngày càng trở nên thiếu hụt. Sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng là phong tục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu
số, thậm chí sự phụ thuộc và khai thác tài nguyên rừng còn trở nên lớn hơn theo thời gian. Trước tình trạng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên cạn kiệt, chất lượng rừng suy giảm, đất đai cho sản xuất cũng trở nên thiếu thốn, lao động dư thừa ngày một gia tăng và nhu cầu đời sống lại ngày một cao hơn... đã đe dọa lên tài nguyên đa dạng sinh học, tạo sức ép ngày càng lớn của các cộng đồng dân cư địa phương đối với các hoạt động quản lý bảo vệ của KBT dẫn đến hình thành nhiều xung đột.
Tuy cuộc sống của người dân đã dần được cải thiện, nhưng trước thực trạng hiện nay đòi hỏi KBT cần nhanh chóng có các giải pháp để từng bước kịp thời ngăn chặn các đe dọa do chính người dân gây ra. Song song với việc gia tăng hoạt động kiểm tra, giám sát và thực thi pháp luật, cần áp dụng nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục người dân phù hợp và quan trọng hơn cả là cùng với chính quyền địa phương tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao đời sống của các cộng đồng dân cư thôn bản, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số các xã giáp ranh với KBT.
Hệ thống giao thông trong KBT Sao la đã tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội quanh khu vực. Đặc biệt là đường Hồ Chí Minh, đây là tuyến giao thông thông huyết mạch cho các hoạt động đi lại, vận chuyển giữa hai huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam và huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế. Con đường này giúp cho lực lượng tuần tra đi lại kiểm tra tình hình các tiểu khu nhưng đồng thời cũng là những con đường tạo điều kiện xâm nhập vào KBT để xâm hại tài nguyên rừng của các đối tượng nhằm săn bẫy động vật hoang đã và khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Hơn nữa, vấn đề tiếng ồn do động cơ ô tô gây ra sẽ có ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả bảo tồn trong tương lai.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN