Đặc điểm dân sinh, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên dược liệu và lựa chọn các loài có tiềm năng phát triển sinh kế tại khu bảo tồn sao la tỉnh thừa thiên huế (Trang 50)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2 Đặc điểm dân sinh, kinh tế xã hội

3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động

-Dân số: Trong vùng lõi của KBT không có dân cư sinh sống. Tại 5 xã giáp ranh KBT có 2.849 hộ với 11.494 khẩu. Mật độ dân số trung bình rất thấp 23.9 người/km2, xã Thượng Long có mật độ dân cao nhất 52.9 người/km2, Hương Nguyên có mật độ thấp nhất 4,1 người/km2.

-Dân tộc: Trên địa bàn 5 xã có 3 nhóm dân tộc sinh sống, trong đó người Kinh chiếm 28,56%; người dân tộc khác 71,44%. Trong đó, người Kinh chủ yếu sinh sống ở các xã Dương Hòa; người Cơ Tu sinh sống chủ yếu ở các xã Hương Nguyên, Thượng Quảng, Thượng Long; người Tà Ôi sinh sống chủ yếu trên địa bàn xã A Roàng (ngoài ra còn có một số dân tộc khác như: Mường, Ba Na, Pa cô,).

Bảng 3.4. Thống kê thành phần dân tộc STT Đơn vị hành chính (xã) Tổng số hộ Nhân khẩu Tổng Kinh DT khác 1 A Roàng 682 2.892 34 2.858 2 Hương Nguyên 348 1.393 78 1.315 3 Thượng Long 704 2.882 78 2.804 4 Thượng Quảng 543 2.221 986 1.235 5 Dương Hòa 572 2.106 2.106 - Tổng cộng 2.849 11.494 3.282 8.212

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện A Lưới, Nam Đông, Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018 -Lao động: Số người trong độ tuổi lao động ở các xã giáp ranh KBT là 6.866 người chiếm 59,7% số dân trong khu vực. Trung bình mỗi hộ có khoảng 3 người ở độ tuổi lao động. Trong đó, xã A Roàng có tổng số lao động nhiều nhất với 1.833 người, xã Hương Nguyên ít nhất chỉ có 684 lao động. Lực lượng lao động nam và nữ tương đối đồng đều. Nhân lực trong khu vực các xã giáp ranh với KBT tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp chiếm 90,5% số lao động; còn lại là các ngành nghề khác như

thương mại dịch vụ 3,6%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 2% và lao động khác 3,9%. Bảng 3.5 Thống kê Lao động STT Đơn vị hành chính (xã) Tổng số hộ Lao động Tổng Nam Nữ 1 A Roàng 682 1.833 954 879 2 Hương Nguyên 348 684 335 349 3 Thượng Long 704 1.680 873 807 4 Thượng Quảng 543 1.385 718 667 5 Dương Hòa 572 1.284 722 562 Tổng cộng 2.849 6.866 3.602 3.264

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện A Lưới, Nam Đông, Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018

Theo kết quả điều tra, hiện có tới 15 % lao động thiếu việc làm, đây là nguy cơ tiềm ẩn gây nhiều sức ép làm giảm tính đa dạng sinh học trong KBT do những lao động trên vào rừng khai thác lâm sản làm kế sinh nhai chính.

3.2.2. Y tế

Trong các xã giáp ranh KBT, mỗi xã đều có một trạm xá. Ngoài ra, trên địa bàn còn có trạm quân y của đoàn Kinh tế quốc phòng 92. Bình quân mỗi xã có 4 cán bộ y tế cùng với mạng lưới y tá thôn bản. Bình quân trên địa bàn các xã giáp ranh với KBT cứ 400 - 500 người dân có một y, bác sĩ; 500 - 600 người dân có một giường bệnh.

Nhìn chung, cơ sở vật chất, trang thiết bị khám và chữa bệnh của các trạm còn rất nhiều khó khăn. Trang thiết bị cũng như thuốc men chỉ đảm bảo chữa trị các bệnh thông thường hoặc là chỉ đủ sơ cứu ban đầu cho các bệnh nhân nặng, sau đó phải chuyển lên tuyến trên.

3.2.3. Giáo dục

Các xã giáp ranh KBT có hệ thống trường từ mẫu giáo đến trung học cơ sở. Học sinh trung học phổ thông phải ra các trường tại trung tâm huyện để học. Hiện tại, cơ sở vật chất của các trường học đang được nâng cấp và xây mới.

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học đến trường đạt 98%. Tất cả các xã đã hoàn thành phổ cập tiểu học và đang hướng tới phổ cập trung học cơ sở.

3.2.4. Văn hóa

Văn hóa vùng này mang nét truyền thống của 3 nhóm dân tộc chính đó là Kinh, Cà Tu và Tà Ôi. Hiện nay, các phong tục tập quán vẫn còn được lưu giữ trong sinh hoạt của người dân, các lễ hội truyền thống, các điệu múa, tiếng nói… vẫn còn được lưu truyền rõ nét với bản sắc riêng của từng dân tộc. Các lễ hội văn hóa như ma chay, cưới hỏi… ảnh hưởng bởi các nhóm người dân tộc hiện có ở vùng này. Trước đây, văn hóa in đậm bản sắc của nhóm người Cà Tu, Tà Ôi. Sau này, một bộ phận lớn người Kinh di chuyển đến đã làm thay đổi một số nét văn hóa của các dân tộc này và bổ sung thêm các nét văn hóa của người kinh.

3.2.5. Những hoạt động kinh tế chính

Tất cả các xã giáp ranh với KBT là các xã vùng núi, xa các khu công nghiệp, dịch vụ nhỏ lẻ nên Nông nghiệp là ngành sản xuất chính.

Bảng 3.6. Thống kê hoạt động kinh tế, thu nhập

STT

Đơn vị hành chính (xã)

Diện tích canh tác bình

quân. (ha/hộ) Thu nhập bình quân. (1.000đồng/hộ)

Tổng Nông nghiệp Lâm nghiệp Tổng Nông nghiệp Lâm nghiệp 1 A Roàng 12,51 0,81 11,70 100.361,40 71.839,80 28.521,50 2 Hương Nguyên 89,53 1,83 87,70 107.612,80 63.646,80 43.966,00 3 Thượng Long 7,34 1,04 6,3 78.300,00 60.000,00 18.300,00 4 Thượng Quảng 28,20 1,30 26,90 97.408,60 64.949,40 32.459,20 5 Dương Hòa 12,43 1,46 10,97 41.870,00 4.906,58 36.963,42 Bình quân khu vực 30,00 1,29 28,71 85.110,54 53.068,52 32.042,02

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện A Lưới, Nam Đông, Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018 -Nông nghiệp: Nông nghiệp hiện là một trong những ngành mũi nhọn, trọng tâm trong cơ cấu phát triển kinh tế của các xã khu vực giáp ranh với KBT, với các ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên, diện tích canh tác nông nghiệp trong khu vực tương đối thấp, trung bình 1,29ha/hộ, trong đó cao nhất là xã Hương Nguyên, trung bình 1,83ha/hộ, thấp nhất là xã A Roàng, chỉ có 0,81 ha/hộ.

Thu nhập về nông nghiệp bình quân trong khu vực là 53.068.520 đồng/hộ, trong đó cao nhất là xã A Roàng, 71.839.800 đồng/hộ, thấp nhất là xã Dương Hòa, chỉ xấp xỉ 5 triệu đồng/năm. Trên thực tế, các xã có thu nhập bình quân từ nông nghiệp cao chính là các xã sống chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Riêng xã Dương Hòa, mặc dù có thu nhập bình quân từ Nông nghiệp thấp, nhưng bù lại, đây là xã có sự phát triển mạnh về kinh tế do thuận lợi về giao thông, có sự đa dạng về thành phần kinh tế, nên thu nhập tổng thể lại cao hơn so với các xã khác.

-Trồng trọt: Diện tích trồng trọt chủ yếu trong vùng là cây lương thực và rau, đậu. Trong đó, lúa chiếm khoảng 55%; mầu và rau đậu chiếm 45% diện tích gieo trồng. Sản lượng lương thực có hạt 2.741 tấn/năm, bình quân lương thực đạt 367 kg/người/năm. Như vậy chưa đảm bảo an ninh lương thực cho các xã trong khu vực các xã giáp ranh với KBT, do đó, người dân trong khu vực vẫn phải một phần sống dựa vào rừng.

Trong khu vực các xã giáp ranh KBT, người dân còn trồng cây cao su trên địa bàn 3 xã Thượng Quảng và Hương Nguyên, A Roàng và Thượng Long. Đây là loài cây cho thu nhập khá cao trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, hiện nay giá Cao su không ổn định, một số hộ đã chuyển đổi sang cây trồng khác.

-Chăn nuôi: Các hộ gia đình ở 5 xã giáp ranh KBT đều chăn nuôi gia súc và các loại gia cầm. Bình quân mỗi hộ gia đình có từ 1 đến 2 gia súc; 6 - 7 con gia cầm. Trong những năm trở lại đây, chăn nuôi trong khu vực gặp nhiều khó khăn do thiếu đất chăn thả. Bên cạnh đó, các loại dịch bệnh như lở mồm, long móng ở gia súc; dịch cúm ở gia cầm xảy ra làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình chăn nuôi của người dân các xã giáp ranh KBT.

Hiện tại, chăn nuôi mới chủ yếu phát triển ở quy mô hộ gia đình nhằm cung cấp thực phẩm tại chỗ; lượng thịt gia súc, gia cầm trở thành hàng hóa chưa nhiều.

-Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp bình quân trong khu vực là 28,71ha/hộ nhưng phân chia không đồng đều giữa các xã, cao nhất là xã Hương Nguyên, trung bình 87,7ha/hộ, cao gấp gần 14 lần diện tích bình quân của xã Thượng Long, chỉ có 6,3ha/hộ.

Trong những năm qua, nhà nước đã tiến hành giao đất, giao rừng cho các hộ dân để người dân chủ động hơn trong việc trồng rừng. Nhờ đó mà công tác quản lý bảo vệ rừng ở các xã giáp ranh KBT được nâng cao đáng kể. Chính quyền địa phương luôn chú trọng đến công tác truyên truyền, triển khai họp vận động nhân dân hiểu và biết được các văn bản của nhà bước về công tác quản lý bảo vệ rừng.

Một số hộ gia đình trong khu vực kinh doanh trồng rừng nguyên liệu. Với doanh thu 1 ha rừng trồng nguyên liệu khoảng 30 - 35 triệu đồng/chu kỳ kinh doanh (6-7 năm), mỗi hộ gia đình chỉ cần được giao bình quân 2 ha thì sẽ có thêm thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp 10 triệu đồng/năm, bằng 40% thu nhập hiện tại. Có thể nói, giao đất lâm

nghiệp để trồng rừng nguyên liệu đã mở ra cơ hội thoát nghèo và tiến tới làm giàu cho nhiều hộ gia đình, giúp ổn định đời sống, góp phần bảo vệ khu bảo tồn.

Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn các xã giáp ranh KBT diễn ra khá sôi động dưới hai hình thức quốc doanh và hộ gia đình. Hiện tại trong khu vực có 4 đơn vị quốc doanh lâm nghiệp: Công ty lâm nghiệp Nam Hòa, các BQL rừng phòng hộ Nam Đông, A Lưới và Hương Thủy. Ngoài Công ty lâm nghiệp Nam Hòa, ba BQL rừng phòng hộ là các đơn vị sự nghiệp có thu với nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng phòng hộ là chính. Theo quyết định đóng cửa rừng tự nhiên của chính phủ, hiện tại không có đơn vị nào có chỉ tiêu khai thác rừng tự nhiên.

-Thương mại, dịch vụ: Trong khu vực, ngành thương mại dịch vụ quốc doanh hầu như không có. Trên địa bàn 4 xã đã có chợ. Hoạt động thương mại, dịch vụ do tư nhân đảm nhiệm. Phương thức hoạt động khá đa dạng như: trao đổi, vận chuyển hàng hoá, mua bán các vật dụng cần thiết cho nhu cầu của người dân. Tuyến đường Hồ Chí Minh được hoàn thành là yếu tố thuận lợi cho việc thông thương, buôn bán với các xã, huyện trong và ngoài tỉnh.

-Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Trong khu vực không có cơ sở công nghiệp nào đáng kể, chủ yếu là các cơ sở tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé, quy mô hộ gia đình. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phục vụ đời sống hàng ngày như xay sát, mộc, rèn, đan lát, dệt truyền thống. Các sản phẩm làm ra phục vụ cho nhu cầu tại chỗ là chính.

Đặc biệt, nghề dệt truyền thống (dệt zdèng) đang được người dân cũng như các tổ chức phi chính phủ quan tâm phục hồi, nếu được đầu tư đúng hướng, đây sẽ là một sản phầm du lịch độc đáo trong tương lai.

3.2.6. Thu nhập, đời sống của dân cư

Theo kết quả thống kê năm 2019, thu nhập bình quân trên địa bàn khoảng 13,514 triệu đồng/người/ năm, trong đó nông nghiệp chiếm trên 50%.

Kết quả thống kê cũng cho thấy, thu nhập bình quân trên địa bàn 5 xã tuy có tăng nhưng vẫn còn rất thấp và chỉ bằng 78,24% thu nhập của các huyện. Cụ thể: xã A Roàng là 6,5 triệu đồng/người; Hương Nguyên 8 triệu đồng/người; Thượng Quảng 24 triệu đồng/người; Dương Hòa 19,87 triệu đồng/người. Thượng Long 9,8 triệu đồng/người. Kết quả khảo sát mức sống của các hộ gia đình cho thấy 25,478 % số hộ thuộc diện nghèo.

Trong các xã giáp ranh KBT, người dân xã Dương Hòa, Hương Nguyên, Thượng Long có nhiều cơ hội việc làm và thu nhập hơn các xã A Roàng và Thượng Quảng. Trong khi người dân ở 3 xã kể trước có thu nhập và việc làm từ trồng rừng kinh tế, trồng cao su thì ở hai xã còn lại có rất ít hoặc không có đất. Do đó, các khu rừng tiếp giáp xã A Roàng và xã Thượng Quảng có nhiều áp lực bị xâm lấn, sử dụng trái phép hơn.

3.2.7. Kết cấu hạ tầng

-Hệ thống giao thông đường bộ trong khu vực

Các xã giáp ranh KBT đã có đường ô tô tới trung tâm xã, trong đó 70% đường liên thôn đã được xây dựng bằng bê tông hoặc đường nhựa. Các công trình giao thông trên đều do chương trình 135 đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn.

Trong KBT Sao la có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua với chiều dài 32,5 km, bắt đầu từ hầm số 1 đến địa phận giáp ranh với huyện Tây Giang ở A Tép, đây là tuyến đường bê tông và trải nhựa, có thể lưu thông quanh năm. Tuy nhiên, vào mùa mưa hiện tượng sạt lở thường xuyên xảy ra, gây ách tắc giao thông. Ngoài ra, lân cận KBT còn có đường 74 nối giữa hai huyện Nam đông và A Lưới.

Trong KBT còn có các tuyến đường mòn đi lại giữa các tiểu khu rừng. Đây là các con đường mà lực lượng tuần tra KBT sử dụng để đi trong các đợt tuần tra và cũng có thể sử dụng làm tuyến du lịch sinh thái hay tuyến xem chim, động vật hoang dã… Tuy nhiên, do địa hình dốc, đường nhỏ, nên các con đường này chủ yếu là đi bộ, không sử dụng các phương tiện nào khác.

-Hệ thống giao thông đường thủy

Hệ thông sông suối trong khu vực thường dốc, nhỏ hẹp nên rất hạn chế cho việc sử dụng để lưu thông, vận chuyển. Riêng đoạn suối tại khu vực Cha Linh Mù Nú, có thể dùng thuyền máy nhỏ để đi vào KBT, độ dài đoạn suối cho loại xuồng này di chuyển khoảng 4 km.

- Điện: Lưới điện Quốc gia đã phủ toàn bộ các điểm dân cư trong vùng.

- Thông tin liên lạc: Đã có mạng lưới thông tin liên lạc được phủ sóng trên toàn bộ khu vực.

3.2.8. Đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội

Lâm phận của KBT nằm trên địa bàn hai huyện Nam Đông và A Lưới; người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn với nguồn sinh kế chủ yếu phụ thuộc vào tài nguyên rừng do đó gây khó khăn, áp lực cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Vẫn còn xảy ra tình trạng khai thác gỗ trái phép, pháp rừng làm nương rẫy; săn bắt, bẫy động vật hoang dã; khai thác các loại LSNG quá mức là những vấn đề nhức nhối trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn.

Nhìn chung, cuộc sống khó khăn và phong tục tập quán của người dân địa phương là những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tài nguyên rừng cũng như KBT loài Sao la .

Truyền thống canh tác nông nghiệp bằng phát nương làm rẫy cùng với sự gia tăng dân số đã làm cho đất sản xuất nông lâm nghiệp ngày càng trở nên thiếu hụt. Sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng là phong tục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu

số, thậm chí sự phụ thuộc và khai thác tài nguyên rừng còn trở nên lớn hơn theo thời gian. Trước tình trạng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên cạn kiệt, chất lượng rừng suy giảm, đất đai cho sản xuất cũng trở nên thiếu thốn, lao động dư thừa ngày một gia tăng và nhu cầu đời sống lại ngày một cao hơn... đã đe dọa lên tài nguyên đa dạng sinh học, tạo sức ép ngày càng lớn của các cộng đồng dân cư địa phương đối với các hoạt động quản lý bảo vệ của KBT dẫn đến hình thành nhiều xung đột.

Tuy cuộc sống của người dân đã dần được cải thiện, nhưng trước thực trạng hiện nay đòi hỏi KBT cần nhanh chóng có các giải pháp để từng bước kịp thời ngăn chặn các đe dọa do chính người dân gây ra. Song song với việc gia tăng hoạt động kiểm tra, giám sát và thực thi pháp luật, cần áp dụng nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục người dân phù hợp và quan trọng hơn cả là cùng với chính quyền địa phương tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao đời sống của các cộng đồng dân cư thôn bản, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số các xã giáp ranh với KBT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên dược liệu và lựa chọn các loài có tiềm năng phát triển sinh kế tại khu bảo tồn sao la tỉnh thừa thiên huế (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)