3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1.7. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
Ban Quản lý KBT Sao la được thành lập theo Quyết định số 2020/2013/QĐ- UBND ngày 09/10/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích tự nhiên là 15.519,93 ha, gồm 15 tiểu khu nằm trên địa bàn 3 xã gồm xã Hương Nguyên (huyện A Lưới), xã Thượng Long và xã Thượng Quảng (huyện Nam Đông). KBT được chia thành 3 phân khu chức năng bao gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 11.845 ha, phân khu phục hồi sinh thái 3.550 ha và phân khu hành chính, dịch vụ 124,93 ha.
Sau khi đã giảm trừ một số diện tích như đường giao thông ra khỏi lâm phận quản lý, theo số liệu cập nhật diễn biến rừng năm 2019 KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng diện tích đất tự nhiên là 15,423,23 ha, toàn bộ là rừng đặc dụng.
-Xã Hương Nguyên, huyện A Lưới: 9.691,87 ha (Chiếm 63,25 %) -Xã Thượng Long, huyện Nam Đông: 683,78 ha (Chiếm 32,29%) -Xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông: 4.948,58 ha (Chiếm 4,46 %)
Việc quản lý và sử dụng các diện tích rừng này theo qui chế quản lý rừng đặc dụng được quy định trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trước đây và Luật Lâm nghiệp hiện nay.
Là một khu rừng đặc dụng mới được thành lập chưa lâu, do đó còn nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết, đặc biệt các vấn đề liên quan đến quản lý, bảo vệ thể hiện cụ thể trong việc xác định và phân định ranh giới; hạn chế về thực thi luật, năng lực của cán bộ, lực lượng bảo vệ rừng, kiểm lâm; thiếu hụt về cơ sở hạ tầng và vật tư trang bị... Nhiều áp lực từ phía cộng đồng, do xung quanh khu bảo tồn đa số là đồng bào các dân tộc thiểu số, nhận thức về bảo tồn hạn chế, mức sống thấp, chủ yếu phụ thuộc việc khai thác các nguồn tài nguyên rừng .v.v...Đồng thời, với đặc điểm địa hình và sự phong phú về đa dạng sinh học, khu vực này đã trở thành mục tiêu của tình trạng khai thác trộm gỗ, săn bắt động vật hoang dã và khai thác lâm sản ngoài gỗ của người dân trong vùng cũng như các địa phương khác đến; tình trạng lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy và một số áp lực khác đã diễn ra hết sức phức tạp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng, gây suy thoái ĐDSH và đe dọa trực tiếp đến nơi sống của Sao la và các loài quan trọng khác.
KBT Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế với sự phong phú và đa dạng về thành phần động thực vật. Với những lợi thế này sẽ giúp cho KBT trở thành nơi bảo tồn và lưu giữ nguồn gen động thực vật quý hiếm. Bên cạnh đó, vị trí của khu bảo tồn đã trở thành hành lang kết nối đa dạng sinh học của cảnh quan Trung Trường Sơn Việt Nam, do vậy KBT luôn là khu vực dành được sự quan tâm của các tổ chức, các chương trình bảo tồn.
Quá trình xây dựng đường giao thông, thủy điện đã làm giảm diện tích rừng của KBT. Sau khi tách diện tích rừng của khu bảo tồn đã giảm từ 15.520,00. xuống còn 15.324,23ha.