Lựa chọn loài mục tiêu để phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên dược liệu và lựa chọn các loài có tiềm năng phát triển sinh kế tại khu bảo tồn sao la tỉnh thừa thiên huế (Trang 80 - 88)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

4.3.2. Lựa chọn loài mục tiêu để phát triển

a.Mục tiêu và tiêu chí chọn loài mục tiêu để phát triển

Ngoài tiêu chí chọn loài tiềm năng phát triển đã nêu trên, khi lựa chọn loài để phát triển trồng tại vùng đệm cần chú ý thêm các tiêu chí sau:

+ Chọn loài có khả năng thích nghi tốt tại điều kiện lập địa trồng.

+ Loài có vùng sinh thái phù hợp để cây đạt hàm lượng hoạt chất cao nhất.

+ Có giá trị kinh tế cao. (Tiêu chí về kinh tế: Loài cây phù hợp với mục đích kinh doanh; Loài cây cho sản phẩm có giá trị; Có thị trường tiêu thụ rộng và ổn định)

+Dễ tìm nguồn giống và nhân giống

+Có thể nhân giống và gây trồng tại các xã vùng đệm khu bảo tồn +Đã có mô hình trồng cây dược liệu tại địa phương hoặc vùng lân cận;

b.Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi phát triển cây dược liệu tại vùng đệm Khu bảo tồn Sao La

* Điểm mạnh

- Có nguồn lao động tại chỗ dồi dào và có khát vọng làm giàu, đặc biệt là giới trẻ và phụ nữ.

- Diện tích rừng tự nhiên được giao cho người dân, cộng đồng, có thể phát triển diện tích trồng cây dược liệu dưới tán rừng;

- Có khí hậu tự nhiên, đất đai phù hợp cho phát triển các loài cây dược liệu tại KBT Sao La.

- Người dân các xã vùng đệm KBT Sao la có sự quan tâm đến các loài cây dược liệu và mong muôn cải thiện sinh kế thông qua việc trồng cây thuốc.

- Người dân địa phương có kiến thức bản địa dồi dào trồng một số loài cây thuốc. - Cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với một số chủng loại cây trồng truyền thống (ngô, khoai, sắn) tại địa phương, do đó, việc thu hút nguồn lực về đất đai, lao động và nguồn vốn cho việc phát triển cây dược liệu sẽ nhận được sự ủng hộ lớn từ các cấp các ngành và người dân địa phương.

* Điểm yếu

- Cây dược liệu yêu cầu vốn đầu tư ban đầu, đặc biệt là nguồn giống tương đối cao so với các cây trồng khác. Chính vì vậy, nếu không có sự chuẩn bị về nguồn giống tốt và vốn đầu tư ban đầu thì sẽ khó khăn cho việc mở rộng và phát triển sản xuất.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng của các vùng trồng cây dược liệu (hệ thống thủy lợi, cơ sở nhân ươm sản xuất giống...) còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất với quy mô lớn, tập trung.

- Do đối tượng cây trồng còn mới nên một bộ phận không nhỏ người dân còn ít kiến thức cũng như kinh nghiệm trong hoạt động trồng, chăm sóc cũng như chế biến các sản phẩm cây dược liệu.

- Hình thức tổ chức sản xuất cây dược liệu trên địa bàn nghiên cứu vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, hầu như vẫn chưa phát huy hết vai trò và hiệu quả. Do vậy, việc phát triển sản xuất cây dược liệu sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong tổ chức và quản lý chất lượng sản phẩm và truy nguyên nguồn gốc.

- Để xây dựng mô hình trồng cây dược liệu, việc tiếp cận nguồn vốn là cần thiết. Tuy nhiên việc tiếp cận hiện nay còn hạn chế. Do vậy, các chính sách sử dụng, huy động các nguồn vốn từ dự án.

* Cơ hội

- Nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển sinh kế vùng đệm; - Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng

* Thách thức

- Người dân vùng đệm KBT Sao la đa số là đồng bào dân tộc thiểu số nên có tập quán thả rong trâu, bò ảnh hưởng đến cây trồng của người dân cũng như cây dược liệu

- Hiện các xã vùng đệm chưa có quy hoạch vùng trồng cây dược liệu; - Nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt.

- Chưa có đánh giá cụ thể về hiệu quả trồng cây dược liệu - Hiện nay người dân đang thiếu vốn để sản xuất

c. Danh sách các loài cây dược liệu mục tiêu để phát triển

Từ danh sách các loài cây dược liệu tiềm năng phát triển trồng tại vùng đệm, kết quả thu thập thông tin từ người dân với sự thúc đẩy của người phỏng vấn, kết quả phân tích SOWT về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cây dược liệu tại vùng đệm Khu bảo tồn Sao la và mục tiêu, tiêu chí chọn loài phát triển gây trồng tại vùng đệm KBT Sao la, tác giả đề xuất 02 loài cây sau:

(1) Cây Thiên niên kiện

* Kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc và thu hái cây Thiên niên kiện

Thiên niên kiện được nhân giống vô tính bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng nhân giống tốt nhất bằng phương pháp giâm thân củ. Phương pháp này dễ thực hiện, hệ số nhân giống cao (bình quân từ 1 gốc mẹ có thể nhân ra 3-5 cây con), tỉ lệ sống cao. Sau khai thác hoặc thu mua thân rễ làm thuốc có thể tận dụng phần ngọn giữ làm giống.

- Kỹ thuật trồng:

+ Điều kiện trồng: Chọn những nơi đất ẩm, có bóng râm, nhất là dưới tán rừng tự nhiên dọc ven hai bên bờ suối. Có thể trồng trong vườn ở những nơi đất ẩm ướt, dưới bóng cây.

+Thời vụ trồng: có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất nên trồng vào tháng 2 đến tháng 3.

+ Chuẩn bị giống: Trồng bằng thân ngầm (củ già) hoặc tách cây con mọc từ các mắt của thân củ đem trồng.

+ Làm đất và bón phân: Làm đất theo hố, kích thước hố 20x20x15cm. Trước khi trồng, mỗi hố bón một ít phân chuồng hoai mục hoặc mùn trộn NPK tổng hợp.

+ Kỹ thuật trồng: Trồng cây vào những ngày có mưa nhỏ hoặc râm mát. Đặt thân ngầm hoặc cây con dưới hố sâu khoảng 5-10cm, sau đó lấp đất, nén nhẹ và tưới nước vào gốc, phủ cỏ hoặc rơm rạ xung quanh gốc. Khi trồng chú ý để chồi non nhô lên trên mặt đất.

- Chăm sóc và bảo vệ cây trồng:

+ Vì cây trồng ở những nơi ẩm nên không cần tưới nước.

+ Chú ý khi trời mưa to, khi cây đã có củ cần phải khơi rãnh để thoát nước, tránh củ ngập úng lâu sẽ bị thối.

+ Cần chú ý chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây.

* Một số bài thuốc từ cây Thiên niên kiện:

- Bài thuốc dân gian chữa phong thấp: Thiên niên kiện 10g, sinh địa 20g, hà thủ ô 20g, cỏ xước 12g, cốt toái bổ 12g, vòi voi 10g, cốt khí 10g, phòng đẳng sâm 20g, huyết đằng 12g, hy thiêm 12g, bồ công anh 12g, dây đau xương 10g.

- Viêm khớp cấp tính:

Bài 1: Thiên niên kiện 10g, rễ bưởi bung 16g, thổ phục linh 20g, cà gai leo 12g, nam tục đoạn 20g, hà thủ ô 16g, xương bồ 16g, quế 8g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Bài 2: Thiên niên kiện 10g, xuyên khung 10g, cỏ xước 10g, tất bát 12g, kê huyết đằng 20g, ngải diệp 16g, tang ký sinh 16g, quế 8g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

- Viêm khớp mãn tính:

Thiên niên kiện 10g, đương quy 12g, bạch thược 12g, kê huyết đằng 20g, trinh nữ 20g, bưởi bung 20g, hy thiêm 20g, đinh lăng 20g, nam tục đoạn 20g, quế 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. 15 – 17 ngày là một liệu trình.

Kết hợp uống thuốc sắc với các thuốc xoa bóp ngoài như: Thiên niên kiện 20g, quế 20g, hoa hồi 20g, bạch chỉ 24g, xuyên khung 20g, xương bồ 30g, cao lương khương 20g, gừng khô 20g, trần bì 20g, tô mộc 20g. Các vị thái nhỏ, bỏ vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm. Sau 10 ngày là dùng được. Dùng bông tẩm thuốc xoa vào những nơi bị sưng đau.

- Ho do phế nhiệt:

tích 12g, ngũ vị 10g, xương bồ 16g, cát cánh 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần (uống nóng).

Bài 2: Thiên niên kiện 10g, trần bì 12g, bán hạ 10g, phòng phong 10g, kinh giới 16g, sinh khương 6g, ngải diệp 16g, xuyên khung 10g, tế tân 12g, vỏ quế 8g, đương quy 16g, sâm bố chính 16g, cam thảo 12g, đại táo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

- Trị phong tê đau nhức khớp: Thiên niên kiện 8g, cẩu tích 8g, cam thảo 4g, hà thủ ô 8g, nam bạch chỉ 8g, ngũ gia bì 8g, ngưu tất 8g, quế chi 4g, rễ bưởi bung 8g, tang ký sinh 12g, thổ phục linh 8g, tục đoạn 8g. Sắc uống. (Thiên Niên Kiện Thang – Sổ tay 540 Bài thuốc Đông Y).

- Phong thấp ngưng trệ biểu hiện như cảm giác lạnh và đau ở lưng dưới, đầu gối đau, tê cứng chân: Thiên niên kiện 200g, hổ cốt 100g, ngưu tất 100g, câu kỷ tử 100g ngâm 2 lít rượu ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

- Chữa trị các chứng phong thấp nhức mỏi, đau thắc lưng, đau thần kinh toạ, tê bại, di mộng tinh, kinh không đều đau bụng, tóc rụng bạc sớm, có kinh đau bụng: Thiên niên kiện, đương quy, huyết rồng, tô mộc, đỗ trọng, ngưu tất đều 14g, trần bì, thổ phục đều 10g, dây gắm, đơn sâm đều 12g. (Bài thuốc Kinh Nghiệm).

- Chữa phong thấp tê mỏi cơ khớp: Thiên niên kiện, cỏ xước, thổ phục linh. Liều tùy chứng sắc uống hoặc ngâm rượu uống, hoặc xoa bóp chỗ đau nhức. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

(2) Cây chè dây

*Kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc và thu hái chè dây

-Chọn và làm đất:

+Chọn những nơi thoáng đãng, đất tương đối tốt, đất thịt xốp, thoát nước tốt, thường ven rừng, ven đồi, chỗ trống trong rừng.

+Làm đất theo hố, kích thước 20x20x20cm.

-Giống

Nhân giống bằng hom hoặc bằng hạt.

-Thời vụ trồng

Mùa xuân hoặc thu.

-Cách trồng

Bón lót bằng phân chuồng hoai mục vào hốc đã đào sẵn. +Đặt cây vào, đặt cây ngay ngắn, lấp đất đầy hố, nén chặt.

-Chăm sóc:

+ Phát dọn cây cỏ xâm lấn và vun xới quanh gốc.

+ Khi trồi non mọc tầm 40 cm làm cọc, hoặc dàn cho dây leo.

-Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế:

+ Thu hoạch quanh năm. Dây cắt về băm ngắn 3 – 4cm, có thể dùng tươi phơi hoặc sấy khô.

*Một số bài thuốc từ cây chè dây +Chữa đau dạ dày

Mỗi ngày sử dụng 30 – 50g chè dây đem đi pha trà hoặc sắc nước uống để chữa trị bệnh. Một đợt điều trị bệnh từ 15 – 30 ngày.

+Phòng bệnh sốt rét

Dùng các dược liệu gồm chè dây 60g, lá hồng bì 60g, rễ cỏ xước 12g, lá đại bì 12g, lá tía tô 12g, lá hoặc vỏ cây với 12g, rễ xoan rừng 12g đem đi thái nhỏ và phơi khô. Sau đó cho các nguyên liệu vào sắc chung với 400ml nước, đến khi nước cạn còn 100ml thì đem ra uống. Bài thuốc nên sử dụng 3 ngày 1 lần.

+Chữa tê thấp, đau nhức

Dùng một nắm lá chè dây tươi đem đi giã nát, sau đó hơ nóng qua lửa rồi gói vào một mảnh vải sạch để đắp trực tiếp lên vị trí bị đau, nhức.

+Chữa cảm mạo, phát sốt, hầu họng sưng đau

Dùng 15 – 60g cây chè dây đem đi sắc nước uống mỗi ngày. +Chữa đau thắt bung trên, tiêu chảy

Dùng cây chè dây tươi 50g, gừng tươi 15g đem đi sắc chung với 2 chén nước để uống. Đối với trẻ em, người già hoặc bệnh nhẹ có thể giảm bớt liều lượng.

+Chữa ổ mủ do nhiễm trùng

Chè dây 15g đem sắc với rượu và nước với tỉ lệ 1 rượu: 1 nước để uống hoặc hầm chung với thịt heo nạc để ăn.

d. Hiện trạng phân bố của các loài mục tiêu trong KBT

Hai loài Thiên niên kiện và Chè dây có phân bố khá rộng trong vùng lõi KBT. Trong đó loài thứ nhất thường phân bố dưới tán rừng ẩm và ven khe suối; loài thứ hai có xu hướng phân bố ven bìa rừng, ven đường đi và lỗ trống trong rừng.

Qua các đợt tuần tra bảo vệ rừng các nhóm bảo vệ rừng(WWF) và lực lượng của đơn vị ghi nhận loài cây Thiên niên kiện phân bố rộng khắp trên địa phận KBT quản lý. Đối

với cây Chè dây, ghi nhận được địa điểm phân bố nhiều tại 02 tuyến đường thi công đường tránh làm hầm I, hầm II của tuyến đường Hồ Chí Minh đia qua địa phận KBT Sao la quản lý, ngoài ra còn ghi nhận tại các rẫy cũ trước đây và dọc tuyến đường Hồ Chí Minh. Qua điều tra nghiên cứu đề tài, chúng tôi ghi nhận cây Chè dây ra hoa, quả từ tháng 7 đến tháng 10 trong địa phận khu bảo tồn Sao La

nh 4.4. Cây Thiên niên kiện mọc tự nhiên tại Khu bảo tồn Sao La

.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên dược liệu và lựa chọn các loài có tiềm năng phát triển sinh kế tại khu bảo tồn sao la tỉnh thừa thiên huế (Trang 80 - 88)