Thành phàn loài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên dược liệu và lựa chọn các loài có tiềm năng phát triển sinh kế tại khu bảo tồn sao la tỉnh thừa thiên huế (Trang 57 - 61)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

4.1.1. Thành phàn loài

Trong số trên 1.030 loài thực vật được định danh trong Khu bảo tồn Sao la tỉnh Thừa Thiên Huế, đã thống kê được 558 loài cây có công dụng làm thuốc, thuộc 151 họ nằm trong 06 ngành thực vật bậc cao. Ngành chiếm đa số là ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) 121 họ (chiếm 80,13%) và 487 loài (87,28%), Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 21 họ chiếm 13,91% và có 51 loài chiếm 9,14%, Ngành có số họ và loài thấp nhất là Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) có 01 họ chiếm 0,66% và 01 loài chiếm 0,18%.

Bảng 4.1. Phân bố số họ và loài trong các ngành nhómcây dược liệu trong KBT Sao

la T.T.Huế Stt Ngành Phân bố về họ Phân bố về loài Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 BRYOPHYTA - NGÀNH RÊU 4 2,65 4 0,72 2 LYCOPODIOPHYTA - NGÀNH THẠCH TÙNG 2 1,32 10 1,79 3 EQUISETOPHYTA - NGÀNH CỎ THÁP BÚT 1 0,66 1 0,18 4 POLYPODIOPHYTA - NGÀNH DƯƠNG XỈ 21 13,91 51 9,14 5 PINOPHYTA - NGÀNH THÔNG 2 1,32 5 0,90 6 MAGNOLIOPHYTA - NGÀNH NGỌC LAN 121 80,13 487 87,28 6.1 Magnoliopsida - LớpNgọc lan/ Hai lá mầm 102 84,30 409 83,98 6.2 Liliopsida - Lớp Hành/ Một lá mầm 19 15,70 78 16,02 Trong Ngành Ngọc lan thì lớp Ngọc lan/Hai lá mần chiếm đa số với 102/121 chiếm 84,30% và 409/487 loài chiếm 83,98%

Mức độ phong phú về thành phần loài cây dược liệu của KBT Sao la có thể so với các khu rừng đặc dụng khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. So sánh mức độ phong phú về loài cây dược liệu giữa một số khu RĐD Stt Tên khu RĐD Tổng diện tích tự nhiên (ha) Năm công bố dữ liệu Tổng số loài thực vật Số loài cây thuốc Tỷ lệ loài cây thuốc (%) Ghi chú (nguồn số liệu) 1 VQG Bạch Mã 37.487 2006 1.406 585 41,61 VQG Bạch Mã cung cấp 2 KBTTN

Phong Điền 41.448 2018 755 461 61,10 Dự án Trường Sơn Xanh

3 KBT Sao la 15.520

2018 1035 574 55,70 Dự án Trường Sơn Xanh

2020 (1035) 558 53,91

Đã bổ sung thêm loài mới năm 2020 và loại bỏ sai sót

ở dữ liệu năm 2018 Qua bảng 4.2 có thể thấy tuy tổng diện tích tự nhiên của KBT Sao la nhỏ hơn nhiều so với các KBTTN Phong Điền và VQG Bạch Mã nhưng số loài và tỷ lệ cây dược liệu so với tổng số loài thực vật đã định danh không thua kém nhiều, thậm chí ở một số chỉ tiêu còn vượt trội hơn.

Cũng cần giải thích thêm rằng, so với dữ liệu thống kê năm 2018 thì năm 2020 số liệu cây thuốc có sự sụt giảm trên 10 loài. Lý do là trong quá trình phúc kiểm số liệu thống kê năm 2018 đề tài đã mạnh dạn loại bỏ một số sai sót kỹ thuật như: tên đồng nghĩa, giá trị sử dụng chưa rõ ràng, chưa có tên chính thức trong Từ điển Cây thuốc Việt Nam (2012). Một trường hợp khác, như trường hợp loài Rau sắng (có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007), sau khi phúc tra cho thấy cá thể bắt gặp duy nhất phân bố ngoài vùng lõi KBT (thuộc xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông,).

Bên cạnh đó, đề tài cũng đã bổ sung được một số loài cây thuốc mới chưa có trong danh lục năm 2018, trong đó có loài thuộc nhóm Nguy cấp – Quý hiếm..

Điển hình là loài Hồi nước (Limnophila rugosa (Roth) Merr.) thuộc họ Scrophulariaceae – Hoa mõm sói. Loài này có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007. Sau khi phát hiện được loài này tại khu vực khe Tu Re (đường 74-Tiểu khu 346) vật liệu giống đã được thu thập và được nhân giống thế hệ F1 từ hạt thành công tại Tp. Huế. Loài này trước đây cũng chưa có tên trong danh lục thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế (Sở KH&CN TTH, 2012).

nh 4.1.Loài Hồi nước (Limnophila rugosa) mới được phát hiện trong KBT Sao La 4.1.1.2. Dạng sống

Trong 558 loài cây thuốc được thống kê tại KBT Sao la, về dạng sống, số lượng nhiều nhất thuộc về cây thân thảo với 194 loài (34,77%), cây gỗ: 162 loài (29,03%), cây bụi: 101 loài (18,10%), dây leo: 97 loài (17,38%) và thấp nhất là cây ký sinh: 4 loài (0,72%).

Bảng 4.3. Phân bố loài cây thuốc phân theo dạng sống trong KBT Sao La T.T.Huế

STT Dạng sống Số loài Tỷ lệ (%) 1 Thân thảo 194 34,77 2 Dây leo 97 17,38 3 Cây bụi 101 18,10 4 Cây gỗ 162 29,03 5 Khác (ký sinh) 4 0,72

Điều này cho thấy việc bảo tồn tính nguyên vẹn các dạng sống khác nhau trong KBT có ý nghĩa lớn trong bảo tồn tài nguyên cây thuốc. Đặc biệt là nhóm cây thân thảo và thân gỗ. Các dạng sống khác nhau cũng còn tạo ra cơ hội cho việc chọn và bố trí loài cây trồng, đặc biệt là trong các mô hình hỗn giao hay dưới tán rừng.

4.1.1.3. Công dụng

Do điều kiện hoàn thành danh lục muộn nên việc thống kê số lượng loài theo nhóm công dụng chưa hoàn thiên. Trong khả năng cho phép, bước đầu chúng tôi chỉ đưa ra một số dữ liệu nhằm minh chứng cho tính đa dạng về công dụng của các loài cây thuốc trong KBT thông qua một số loài đại diện.

Bảng 4.4. Dẫn chứng minh họa cho đa dạng về công dụng của cây thuốc trong KBT Stt Nhóm công dụng chữa bệnh Ước tính độ phong phú về loài

Một số loài đại diện điển hình

1. Chữa bệnh phụ nữ: +++ Íhạ, Nhội, Bạch đồng nữ ch mẫu, Hương phụ, Nhân trần, Diếp cá, Bán

2. Cầm máu ++ Nhọ nồi, Cẩu tích, Cỏ lào, Mào gà trắng, Rau

ngổ

3. Hạ huyết áp: Ba gạc, Ba kích

4. Chữa lỵ ++ Đắng cẩy, Ké hoa đào, Cỏ seo gà,

5. Đau bụng, tiêu chảy: Hoàng đằng, Ổi, Sim, Trầm hương,

6. Tiêu hóa: ++ Gừng gió, Ngũ gia bì, Ớt, Sa nhân...

7. Đau dạ dày: ++ Lá khôi,Dạ cẩm, Chè dây

8. An thần, trấn kinh: + Bình vôi, Xấu hổ, Lạc tiên, Thạch xương bồ,

Vông nem

9. Nhuận tràng, tẩy: ++ Me, Dầu mè, Muồng trâu, Thảo quyết minh, Ba đậu

10. Đắp vết thương, rắn rết,

côn trùng cắn +++

Rau tàu bay, Bảy lá một hoa, Bông ổi, Bồ cu vẻ

11. Bệnh về mắt, tai, mũi,

răng, họng: ++

Sao đen, Cỏ dùi trống, Cúc áo, Mía dò, Đơn châu chấu, Ruối

12. Tê thấp, đau nhức: +++

Sung, Thiên niên kiện, Lấu,Kim sương, Bướm bạc, Giổi, Chìa vôi, Mã tiền, Bổ cốt toái, Re hương

13. Chữa mụn nhọt,

mẩn ngứa: +++

Chó đẻ răng cưa,Máu chó, Dây đòn gánh, Chè vằng, Ba chạc, Bứa, Vạn niên thanh, Kim ngân, Đại bi, Cải trời

14. Bệnh tim + Vạn niên thanh, Ba gạc 15. Thông tiểu, thông mật: ++

Mã đề, Cỏ chỉ,Cỏ tranh, Chỉ thiên, Cỏ cú, Sòi, Tiết dê, Tiết dê lá dày, Lục lạc 3 lá tròn, Lục lạc lá ổi dài

16. Chữa cảm sốt: +++ Kinh giới, Nhân trần, Tía tô, Bưởi, Me rừng, Đại bi, Rau má, Thường sơn, Dây gắm 17. Chữa ho, hen: +++ Bồ kết, Bồ hòn, Bồng bồng, Núc nác, Chóc

gai, Rau khúc,Viễn chí

18. Thuốc bổ: ++

Đảng sâm, Khổ sâm, Ba kích, Hà thủ ô trắng, Cam thảo dây, Tầm sét, Giảo cổ lam, Khoai mài, Bổ béo

19. Hỗ trợ điều trị ung thư + Sói rừng, Thao kén, Đu đủ, Rau má lá rau muống 20. Có chất độc + Lá ngón, Mã tiền, Chẹo, Thàn mát, Sơn, Hương bài

4.1.1.4. Bộ phận sử dụng

Việc nghiên cứu về bộ phận sử dụng của các loài cây dược liệu không chỉ cho thấy tính chất phong phú và đa dạng trong khả năng chữa bệnh cao của các bộ phận khác nhau mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với công tác bảo tồn. Qua việc nghiên cứu về các bộ phận làm thuốc có thể phần nào đánh giá được tính bền vững trong thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng địa phương tại khu vực nghiên cứu.

Bảng 4.5 : Phân bố số loài theo bộ phận sử dụng chính của cây dược liệu trong KBT

Sao la T.T.Huế STT Bộ phận sử dụng chính Số loài Tỷ lệ (%) 1 Lá, hoa, quả, hạt 79 14,16 2 Thân rễ, rễ, vỏ rễ, củ 143 25,63 3 Thân, vỏ thân, gỗ, cành 80 14,34 4 Toàn cây 254 45,52 5 Khác 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu, 2020)

Như vậy qua số liệu thống kê cho thấy loài cây bộ phận được sử dụng nhiều nhất là toàn cây: gồm 254 loài, chiếm 45,52% tổng số loài cây của nhóm. Tiếp theo là thânrễ, rễ, vỏ rễ hay củvới 143 loài chiếm 25,63%. Đây là những bộ phận rất khó phục hồi khi bị tác động. Điều này cho thấy nguy cơ suy thoái quần thể các loài cây thuốc quý hiếm trong KBT là rất cao nếu không có biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng trong địa phận quản lý hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên dược liệu và lựa chọn các loài có tiềm năng phát triển sinh kế tại khu bảo tồn sao la tỉnh thừa thiên huế (Trang 57 - 61)