thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Container Việt Nam (Viconship)
Thứ nhất, một số hạn chế của phương pháp đánh giá thành quả hiện tại của Công ty
Hiện nay, Công ty sử dụng phương pháp truyền thống để đo lường hiệu quả hoạt động thông qua các chỉ tiêu như ROA, ROE… Từ các chỉ tiêu đạt được của năm nay, Công ty tiến hành so sánh các chỉ tiêu của hai năm liền kề, của kỳ này so với kỳ trước, để đánh giá hoạt động kinh doanh năm nay có hoàn thành kế hoạch kế hoạch chỉ tiêu đề ra hay không? Xem xét tình hình biến động và tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của năm này để đưa ra các biện pháp, vạch ra các mục tiêu cụ thể và lập ra kế hoạch cho năm sau.
Qua phân tích trên, ta thấy việc đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty chủ yếu dựa vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với những con số chỉ phản ánh quá khứ, mang tính chung chung như việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Công ty cũng có một số đánh giá về các mặt tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển, nhưng các đánh giá này rời rạc, mang tính chủ quan và chưa hướng đến chiến lược của công ty, thiếu thước đo cụ thể để đo lường các yếu tố phi tài chính và để xác định chiến lược lâu dài, chưa chú trọng phân tích về chiều sâu khía cạnh khách hàng, chưa xây dựng thước đo để lượng hóa mức độ thỏa mãn của khách hàng, không thực hiện việc đánh giá thành quả hoạt động về khía cạnh khách hàng của Công ty qua chỉ tiêu số lượng khách hàng mới thu hút thêm hay đo lường số lần quay trở lại của khách hàng cũ. Còn về khía cạnh quy trình hoạt động nội bộ, Công ty chú trọng đến việc tuân thủ, thực hiện tốt các quy trình hoạt động nội bộ theo ISO 9001 – 2000, hoạt động cải tiến dịch vụ chưa phát triển mạnh. Mặc dù đã xây dựng được các thước đo để đánh giá thành quả hoạt động của một số bộ
phận, nhưng các thước đo này chưa thực sự gắn với chiến lược phát triển của Công ty. Công ty chưa xây dựng được mục tiêu và thước đo rõ ràng về khía cạnh đào tạo và phát triển gắn với chiến lược của Công ty, chưa có thước đo nào để đo lường sự hài lòng của nhân viên, chưa xây dựng được cách đánh giá và xếp loại lao động một cách hợp lý và hiệu quả.
Thứ hai, Bảng điểm cân bằng phải đáp ứng được quá trình phát triển, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu hội nhập của Công ty
Quá trình cạnh tranh cùng với xã hội hóa,và đặc thù chung lĩnh vực xây dựng đặt ra nhu cầu tất yếu xây dựng Bảng điểm cân bằng phải phù hợp với tình hình hoạt động tại Công ty, thích hợp với đặc thù chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp, cân bằng được yếu tố tài chính, yếu tố thực hiện chương trình dự án từ cơ quan quản lý cấp trên, yếu tố kinh doanh nội bộ và quá trình đào tạo học hỏi phát triển. Sự cân bằng này sẽ thúc đẩy quá trình phát triển của Công ty trong ngắn hạn mà vẫn đảm bảo được sự tồn tại bền vững trong dài hạn để hội nhập với sự phát triển ngày càng cao của ngành xây dựng.
Thứ ba, Bảng điểm cân bằng phải phù hợp với đặc điểm về quy mô, đặc thù hoạt động và trình độ quản lý của Công ty
Công ty Cổ phần Container Việt Nam là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực logistics tương đối lớn của khu vực miền Trung và cả nước, có thế mạnh trong lĩnh vực khai thác cảng biển và khai thác kho bãi. Trong những năm qua, việc đánh giá thành quả hoạt động của nhiều công ty con, công ty liên kết, nhiều ngành nghề hoạt động chưa thật sự hiệu quả, quá trình hình thành và vận dụng Bảng điểm cân bằng tại Công ty phải được thiết kế cho phù hợp và diễn giải rõ ràng đến mọi cán bộ nhân viên hiểu và thực hiện.