Đánh giá trên khía cạnh tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng bảng điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần container việt nam (Trang 58 - 61)

Khía cạnh tài chính là một khía cạnh rất quan trọng được Ban lãnh đạo Công ty quan tâm, để thực hiện việc đánh giá khía cạnh tài chính thông qua các chỉ tiêu về tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh như sau:

a.Khả năng sinh lời

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu khả năng sinh lời

ĐVT: %

Các tỷ số Năm 2015 Năm 2016

1. Tỷ số lợi nhuận thuần trên doanh thu (ROS) 29,82 24,21 2. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) 21,91 17,29 3. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) 12,44 10,93 4. Tỷ số lợi nhuận trước thuế trên doanh thu 37,09 28,71

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Doanh lợi doanh thu năm 2015 là 29,82%. Năm 2016, cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 24,21 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số này ở năm 2016 thấp hơn năm 2015 là 5,61%. Điều đó cho thấy, Công ty đã có những biện pháp để giảm chi phí cho một đồng doanh thu, tuy nhiên những biện pháp này chưa đạt hiệu quả cao.

Năm 2015, ROE đạt 21,91% và đến năm 2016 đạt 17,29%. Có nghĩa là, cứ đầu tư 100 đồng vốn vào Công ty thì các chủ sở hữu sẽ thu được 21,91

đồng lợi nhuận vào năm 2015 và năm 2016 là 17,29 đồng. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy Công ty đang kinh doanh có lãi và các nhà đầu tư nhận thấy việc đầu tư đang đúng hướng.

Nhìn chung, ROA của Công ty có xu hướng giảm, năm 2015 là 12,44% và năm 2016 là 10,93%. Điều này phản ánh rằng trong năm 2015 bình quân cứ 100 đồng tài sản bỏ ra Công ty sẽ tạo ra được 12,44 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2015 là 10,93 đồng.

Trong năm 2016, bình quân cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra được 28,71 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, giảm 8,38% so với năm 2015.

Các số liệu trên cho thấy lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận thuần trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2016 giảm không đáng kể so với năm trước. Có thể nói 2016 là năm có nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đơn vị kinh doanh cùng ngành nghề, thị trường vận tải biển tiếp tục bất ổn, đặc biệt là sự phá sản của Hãng tàu Hanjin Hàn Quốc . Tuy nhiên, với sự chỉ đạo và chiến lược phát triển đúng đắn của HĐQT, Ban điều hành Công ty vẫn tiếp tục duy trì được nhịp độ tăng trưởng, phát triển bền vững và đạt được kết quả rất khả quan trong sản xuất kinh doanh.

b. Hệ số thanh toán

Bảng 2.2: Bảng các tỷ số về hệ số thanh toán của Công ty

Các hệ số ĐVT Năm 2015 Năm 2016

1. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 1,56 2,04 2. Khả năng thanh toán nhanh Lần 1,54 2,01

3. Hệ số Nợ/Tổng tài sản % 35,65 36,79

4. Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu % 62,79 58,20

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty từ năm 2015 đến năm 2016 nhìn chung có sự biến động: Năm 2015, cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 1,56 đồng giá trị tài sản ngắn hạn nhưng đến năm 2016 thì con số này tăng lên là 2,04.

.Hệ số khả năng thanh toán nhanh vào cuối năm 2015 đạt 1,54 lần nhưng đến năm 2016, hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty là 2,01 lần tức là Công ty có 2,01 đồng sẵn sàng đáp ứng cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Từ sự thay đổi qua các năm cho thấy Công ty có thể thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn mà không cần phải sử dụng đến phần dự trữ hoặc các biện pháp khác.

Hệ số nợ trên tổng tài sản của Công ty từ năm 2015 đến năm 2016 lần lượt là 35,65% và 36,79%. Mặt khác, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Công ty từ năm 2015 đến năm 2016 lần lượt là 62,79% và 58,20%. Điều này cho thấy, trong một đồng vốn kinh doanh của Công ty có đến gần 60% là được tài trợ bởi chủ sở hữu Công ty, chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của Công ty khá cao. Tuy nhiên, trong năm 2016, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Công ty đã giảm 4,59% đồng thời hệ số nợ trên tổng tài sản lại tăng 1,14% chứng tỏ Công ty đã biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế bằng cách tăng sử dụng vốn vay và giảm vốn chủ sở hữu.

c. Năng lực hoạt động

Bảng 2.3: Bảng các tỷ số về năng lực hoạt động của Công ty

Các hệ số ĐVT Năm 2015 Năm 2016

1. Vòng quay hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân

Lần 64,43 71,41

2. Doanh thu thuần/Tổng tài sản % 41,72 45,14

Tính đến cuối năm 2015, số vòng quay hàng tồn kho của Công ty là 64,43 lần. Điều này cho thấy, hàng hóa tồn kho bình quân trong Công ty được luân chuyển 64,43 lần trong kỳ. Đến năm 2016, con số này đã tăng lên 71,41 lần. Có thể hiểu được điều này vì ngành kinh doanh chính của Công ty là vận tải biển, cho thuê kho bãi và lưu giữ hàng hóa nên hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp.

Nhận xét: Công ty chỉ đặt ra mục tiêu tăng doanh thu, lợi nhuận và tăng thu nhập cho nhân viên và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ sản xuất kinh doanh. Tuy có mục tiêu nhưng Công ty chưa đưa ra các thước đo phù hợp để đánh giá thành quả và cũng không gắn mục tiêu này với chiến lược phát triển của Công ty.

Ban quản trị chỉ quan tâm đến thành quả về tài chính, đó là làm thế nào để gia tăng lợi nhuận của Công ty. Do đó Giám đốc chỉ quan tâm đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo từng tháng/năm. Việc phân tích này được phân tích theo cách riêng của họ.

Vì đặt mục tiêu dẫn đầu chi phí là chiến lược mà Công ty đạt được chi phí thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh thông qua việc gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện các biện pháp hữu hiệu để quản lý chi phí do đó sẽ sử dụng thước đo sự thay đổi về lợi nhuận do năng suất và do tăng trưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng bảng điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần container việt nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)