Phân loại về đơn vị hành chính sự nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán tại viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng quy nhơn (Trang 25 - 29)

7. Bố cục bài nghiên cứu

1.1.3. Phân loại về đơn vị hành chính sự nghiệp

+ Theo hình thức sở hữu hay chủ thể thành lập, ĐVSN bao gồm:

- Đơn vị sự nghiệp công lập: là đơn vị sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gọi chung là ĐVSN công lập. ĐVSN công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

- Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập: là đơn vị sự nghiệp do các tập đoàn, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tự đầu tư, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, cung ứng dịch vụ sự nghiệp và hoạt động theo quy định của pháp luật và không nhằm mục tiêu lợi nhuận.

+ Theo nguồn tài trợ kinh phí hoạt động, ĐVSN bao gồm:

- Đơn vị sự nghiệp thụ hưởng NSNN: là đơn vị sự nghiệp mà kinh phí hoạt động được tài trợ từ ngân sách nhà nước thông qua cơ chế giao dự toán và quyết toán ngân sách, chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách theo mức độ phân cấp quản lý ngân sách.Theo đó, các đơn vị sự nghiệp thụ hưởng NSNN bao gồm các đơn vị dự toán cấp I cấp II và cấp III.

- Đơn vị sự nghiệp không thụ hưởng NSNN: là đơn vị sự nghiệp mà kinh phí hoạt động được tài trợ từ các tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự đầu tư... thực hiện, cung ứng các dịch vụ sự nghiệp đáp ứng nhu cầu của tập

đoàn, doanh nghiệp, tổ chức... và chịu trách nhiệm thực hiện công tác kế toán và báo cáo quyết toán về toàn bộ hoạt động thu chi, sử dụng kinh phí được cấp cho các tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức…. Theo đó, các đơn vị sự nghiệp không thụ hưởng NSNN bao gồm các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu thuộc tập đoàn, các trường đào tạo thuộc tập đoàn...

+ Theo lĩnh vực hoạt động, ĐVSN bao gồm:

- Đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực y tế: gồm các cơ sở khám chữa bệnh như các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế thuộc các bộ ngành và địa phương, cơ sở khám chữa bệnh thuộc các viện nghiên cứu, trường đào tạo y dược, cơ sở điều dưỡng và phục hồi chức năng; các viện phân viện thuộc hệ phòng bệnh trung ương,các trung tâm y tế thuộc hệ phòng bệnh địa phương, các trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ, trung tâm bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em - kế hoạch hoá gia đình, trung tâm phòng chống các bệnh xã hội; các trung tâm kiểm định vacxin sinh phẩm, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; các cơ sở sản xuất vacxin, sinh phẩm, máu dịch truyền thuộc ngành y tế…

- Đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực GDĐT bao gồm: các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục kinh tế quốc dân như Trường phổ thông:mầm non, tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học; các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trung tâm đào tạo, trường trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề, các trường đại học, cao đẳng, các học viện…

- Đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật: các đoàn nghệ thuật, Trung tâm chiếu phim quốc gia, Nhà văn hoá, Thư viện, bảo tàng, Đài phát thanh truyền hình, Trung tâm báo chí xuất bản…

- Đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao: Trung tâm huấn luyện thể dục thể thao, Liên đoàn, đội thể thao, Câu lạc bộ thể dục thể thao…

- Đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế gồm các viện nghiên cứu, các viện tư vấn, thiết kế, quy hoạch đô thị, nông thôn, các trung tâm NCKH và ứng dụng; các trung tâm bảo vệ rừng, cục bảo vệ thực vật, trung tâm nước sạch vệ sinh môi trường, trung tâm kiểm định an toàn lao động, các ĐVSN giao thông đường bộ, đường sông…

+ Theo mức độ tự chủ tài chính, ĐVSN bao gồm:

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là ĐVSN tự bảo đảm chi phí hoạt động) là các đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp luôn ổn định nên bảo đảm được toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên. Chủ thể tài trợ kinh phí không phải cấp kinh phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị.

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là ĐVSN tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động). Đây là những đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp nhưng chưa tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, Chủ thể tài trợ kinh phí phải cấp một phần chi phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, ĐVSN không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do chủ thể tài trợ kinh phí bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là ĐVSN do chủ thể tài trợ kinh phí bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).Theo quan điểm trên, tiêu chí để phân loại ĐVSN là mức độ tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của ĐVSN, được xác định bằng công thức dưới đây:

Mức tự đảm bảo chi phí hoạtđộng thường xuyên

của đơn vị

=

Tổng số nguồn thu sự nghiệp

x 100% Tổng số chi hoạt động thường

xuyên

Trong cách phân loại trên, có thể chia các ĐVSN thành hai nhóm chính là nhóm các ĐVSN được chủ thể tài trợ kinh phí đảm bảo toàn bộ, kinh phí

hoạt động thường xuyên và nhóm các ĐVSN tự đảm bảo toàn bộ hoặc một phần chi phí hoạt động thường xuyên.

Đối với nhóm thứ nhất, các ĐVSN có nguồn thu thấp hoặc không có nguồn thu là đơn vị được chủ thể tài trợ kinh phí cấp toàn bộ kinh phí để đảm bảo hoạt động cho đơn vị và kinh phí được cấp theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp. Đơn vị được đảm bảo toàn bộ kinh phí cho hoạt động của mình nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao tương ứng với khối lượng công việc được giao đã hoàn thành. Đối với nhóm thứ hai, các ĐVSN tự bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi phí hoạt động thường xuyên là ĐVSN mà ngoài nguồn kinh phí được chủ thể tài trợ kinh phí cấp còn được thu một số khoản thu khác để phục vụ trong quá trình hoạt động của mình. Hoạt động của ĐVSN có nguồn thu luôn gắn liền với những lĩnh vực sự nghiệp như nghiên cứu khoa học, giáo dục, y tế, KHCN... để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu và lợi ích chung thiết yếu của xã hội, của tập đoàn. Khoản thu của các ĐVSN không vì mục đích lợi nhuận.

+ Theo tính chất công cộng hay cá nhân của dịch vụ cung cấp, ĐVSN bao gồm:

- Đơn vị sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công cộng thuần túy.

- Đơn vị sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công cộng có tính chất cá nhân.

+ Theo tính chất xã hội nhân văn hay kinh tế kỹ thuật của dịch vụ,

ĐVSN bao gồm:

- Đơn vị sự nghiệp thực hiện cung cấp dịch vụ xã hội liên quan đến nhu cầu và quyền lợi cơ bản đổi với sự phát triển của con người về thể lực, trí lực như các ĐVSN y tế, giáo dục, văn hóa thông tin...

- Đơn vị sự nghiệp thực hiện cung cấp dịch vụ kinh tế kỹ thuật liên quan đến các nhu cầu vật chất, phục vụ lợi ích chung của xã hội như đơn vị cung ứng điện, nước, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, vệ sinh môi trường...

Từ những nghiên cứu về phân loại các ĐVSN nêu trên, trong luận văn này tác giả đặt trọng tâm cho nghiên cứu lý luận tổ chức công tác kế toán ở ĐVSN tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán tại viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng quy nhơn (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)