Tổ chức kiểm tra kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán tại viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng quy nhơn (Trang 55 - 57)

7. Bố cục bài nghiên cứu

1.2.4.7 Tổ chức kiểm tra kế toán

Tổ chức công tác kiểm tra kế toán là một nội dung quan trọng trong công tác tổ chức kế toán ở các ĐVSN nhằm đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan, đáng tin cậy của các thông tin kế toán; kiểm tra việc tổ chức chỉ đạo công tác kế toán trong đơn vị; kiểm tra trách nhiệm của từng cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm và quyền hạn của Kế toán trưởng,… Tổ chức kiểm tra kế toán được tiến hành kịp thời được coi là một nhân tố hay biện pháp giám sát vừa chấn chỉnh, vừa ngăn chặn những gian lận, sai sót trong công tác kế toán đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ của công tác kiểm tra kế toán trong các ĐVSN gồm:

- Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ KTTC phát sinh trên các chứng từ kế toán, các TKKT; tính hiệu quả của các hoạt động tài chính, kế

toán tại đơn vị để đảm bảo thực hiện đúng chế độ, chính sách của Nhà nước và những quy định của doanh nghiệp và đơn vị.

- Kiểm tra, kiểm soát chất lượng của các thông tin KTTC mà đơn vị cung cấp qua BCTC và các báo cáo khác.

- Xây dựng báo cáo về kết quả kiểm tra, tình hình xử lý các vi phạm đã được phát hiện trong năm hoặc các lần kiểm tra trước đó.

Để thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra nói trên thì nội dung của tổ chức kiểm tra kế toán bao gồm:

(1) Xác định các nội dung kiểm tra kế toán

- Kiểm tra việc tổ chức BMKT, biên chế kế toán, phân công phân nhiệm vụ trong bộ máy xem có phù hợp với nhiệm vụ kế toán của đơn vị, người làm kế toán, cánbộ kế toán có đảm bảo tiêu chuẩn quy định và yêu cầu công tác của chức trách, nhiệm vụ BMKT và kiểm tra mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức kế toán và quan hệ giữa tổ chức kế toán với các bộ phận chức năng khác trong đơn vị.

- Kiểm tra về tính pháp lý của chứng từ kế toán; kiểm tra về cách mở chi tiết các TK đáp ứng yêu cầu quản lý, vận dụng các TK vào kế toán các giao dịch kinh tế, kiểm tra sổ kế toán; kiểm tra quy trình lập BCTC; kiểm tra việc kiểm kê tiền mặt, tài sản, tổ chức bảo quản, thực hiện lưu trữ tài liệu kế toán; kiểm tra việc thực hiện các chế độ kế toán.

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán.Kết thúc kiểm tra, bộ phận kiểm tra phải lập báo cáo kiểm tra. Báo cáo kiểm tra phải nêu kết quả nội dung kết quả kiểm tra và các phần hành khác của công việc kiểm tra. Trong các báo cáo phải nêu ra những tồn tại và các kiến nghị sửa chữa, khắc phục nếu có.

(2) Xác định phạm vi và thời điểm kiểm tra.

theo từng chuyên đề, kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch hay kiểm tra bất thường, đột xuất.

(3) Tổ chức bộ phận kiểm tra kế toán

Bộ phận kiểm tra kế toán có thể do nhân viên kế toán kiêm nhiệm hoặc bộ phận kiểm tra chuyên trách thực hiện theo chỉ đạo của Thủ trưởng đơn vị và Kế toán trưởng.

(4) Lựa chọn phương pháp kiểm tra kế toán.

Phương pháp kiểm tra chủ yếu sử dụng là đối chiếu: Đối chiếu số liệu giữa BCTC và sổ sách kế toán, chứng từ kế toán, giữa số liệu kế toán tổng hợp và số liệu kế toán chi tiết, giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu kế toán trên sổ sách kế toán.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán tại viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng quy nhơn (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)