Nhóm các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán tại viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng quy nhơn (Trang 57 - 59)

7. Bố cục bài nghiên cứu

1.3.1. Nhóm các yếu tố bên ngoài

Yếu tố từ môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là những cơ sở pháp lý mà kế toán phải căn cứ vào đó để thực hiện công việc kế toán, đảm bảo cho hoạt động của kế toán phù hợp với những quy định của pháp luật.

Trên thực tế, tất cả mọi đơn vị dù có quy mô lớn hay nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực nào và dưới bất kỳ cơ chế kinh tế nào đều có cùng một quy trình kế toán căn bản giống nhau và tuân theo hệ thống pháp luật như Luật Kế toán, Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, Luật DN, Luật Kiểm toán, Luật Thuế. Các đơn vị hoạt động luôn mong muốn có môi trường pháp lý hoàn thiện và ổn định. Khi hệ thống pháp lý thay đổi sẽ chi phối hoạt động của đơn vị và đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức công tác kế toán trong đơn vị

Lựa chọn cơ sở kế toán áp dụng: Từ nghiên cứu các cơ sở kế toán cho thấy việc sử dụng các cơ sở kế toán khác nhau trong tổ chức ghi nhận, xử lý,

trình bày thông tin thì cung cấp thông tin tài chính đầu ra sẽ có những khác biệt mang tính cơ bản. Kế toán trên cơ sở dồn tích thì các thông tin trình bày trên BCTC phản ánh toàn bộ tình hình và biến động tài sản, công nợ, nguồn kinh phí, tình hình tài chính của đơn vị; cho phép đơn vị xác định, đánh giá kết quả hoạt động của từng kỳ kế toán; thặng dư hay thâm hụt thuần trong kì là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí theo nguyên tắc phù hợp, nhà quản lý có thể đánh giá được kết quả của các hoạt động, dự tính được ảnh hưởng của những hoạt động trong tương lai. Tuy nhiên, tính khách quan của cơ sở kế toán này có thể bị vi phạm do quá chú trọng đến yếu tố phù hợp và đúng kì của kế toán. Còn đối với cơ sở kế toán tiền mặt, đơn giản trong kỹ thuật hạch toán, dễ hiểu, thông tin về dòng tiền mặt xác thực, cho phép xác định chính xác khả năng thanh toán của đơn vị nhưng lại không phản ánh được toàn diện, đầy đủ tình hình tài sản, công nợ, vốn chủ, thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh trong kì, không đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ cho các nhà quản lý, đặc biệt trong điều kiện quản lý theo kết quả đầu ra đòi hỏi phải xác định đầy đủ chi phí đầu vào để có cơ sở đánh giá hiệu quả quản lý tài chính tại đơn vị. Do đó, BCTC lập trên cơ sở kế toán tiền mặt được xem là bị giới hạn về quy mô, thiếu thông tin và thiếu minh bạch về tình hình tài sản, phân bổ các nguồn lực, công nợ của đơn vị.Mỗi cơ sở kế toán đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, do đó việc lựa chọn cơ sở kế toán phù hợp sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng.Với mục tiêu tổ chức thu thập thông tin kế toán nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp đầy đủ các thông tin về toàn bộ tình hình tài chính của đơn vị cho các đối tượng sử dụng theo quy định, giải trình BCTC với các đơn vị có liên quan, theo đó, BCTC phải phản ánh được tài sản, công nợ, nguồn kinh phí, thu nhập, chi phí, kết quả hoạt động tài chính của đơn vị; tình hình thu, chi theo dự toán và kết quả chấp hành ngân sách... thì cơ sở kế toán tiền mặt đã không đáp ứng đủ được

yêu cầu. Kế toán ở các ĐVSN thụ hưởng NSNN trong xu hướng tự chủ tài chính và tiến tới tự chủ tài chính hoàn toàn phải thực hiện kế toán trên cơ sở dồn tích kết hợp với kế toán trên cơ sở tiền mặt, đó cũng là xu hướng phát triển của kế toán công quốc tế hiện nay. Theo đó, phải tách bạch được kế toán ngân sách trong hệ thống KTTC của ĐVSN trong tổ chức hệ thống thông tin của KTTC. Đối với KTTC trong ĐVSN thì thực hiện trên cơ sở dồn tích, nghĩa là dựa trên nguyên tắc ghi nhận các quyền và nghĩa vụ, các giao dịch được ghi nhận vào kì ngân sách phát sinh giao dịch đó, độc lập với thời điểm thu tiền hoặc chi tiền. Các giao dịch kinh tế sẽ ghi nhận, xử lý, trình bày thông tin trên cơ sở tuân thủ các khuôn mẫu chung vừa nhằm đảm bảo thu thập, xử lý, cung cấp công tác đầy đủ, thích hợp về toàn bộ tình hình tài chính của đơn vị, đáp ứng yêu cầu nhà quản lý và các bên quan tâm; vừa đón trước được những thay đổi trong tương lai gần khi mà có sự chuyển đổi về hình thức hoạt động và hình thức sở hữu của các ĐVSN tự chủ tài chính. Còn đối với kế toán ngân sách trong các ĐVSN có tiếp nhận và sử dụng kinh phí từ NSNN hoặc nguồn gốc từ ngân sách hoặc tiếp nhận, sử dụng kinh phí ngoài NSNN nhưng phải quyết toán với cơ quan chủ quản cấp vốn thì áp dụng kế toán trên cơ sở tiền mặt để ghi nhận các giao dịch liên quan đến tiếp nhận và sử dụng các nguồn kinh phí này.Theo đó, kế toán ngân sách sẽ theo dõi được thu chi ngân sách hàng năm được cấp thẩm quyền phê duyệt và việc chấp hành chuẩn chi và quyết định chi của ĐVSN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán tại viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng quy nhơn (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)