7. Bố cục bài nghiên cứu
1.3.2. Nhóm các yếu tố bên trong
1.3.2.1. Đặc thù hoạt động của đơn vị sự nghiệp
- Về lĩnh vực hoạt động: Các ĐVSN thường hoạt động trong các lĩnh vực nghiên cứu, GDĐT, chăm sóc sức khỏe... Theo đó, các ĐVSN này thường là các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, bệnh viện, các trung tâm... có thể trực thuộc khu vực nhà nước hoặc ngoài khu vực nhà nước. Đó là các ĐVSN tự
đảm bảo toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động. Cơ chế quản lý tài chính chi phối đến hoạt động của các đơn vị này cũng có nhiều đặc thù riêng, bởi vừa chịu sự chi phối về cơ chế quản lý tài chính của các ĐVSN nói chung, vừa chịu sự chi phối về cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp nói riêng. Đặc điểm này chi phối trực tiếp đến sự lựa chọn cơ sở kế toán áp dụng cho các ĐVSN.
- Về quy mô hoạt động: Quy mô hoạt động các ĐVSN thường không lớn xét trên phương diện cả về vốn, trang thiết bị và lao động. Tổ chức bộ máy quản lý thường được thực hiện theo mô hình trực tuyến hoặc mô hình chức năng. Đặc điểm này chi phối đến việc lựa chọn mô hình tổ chức BMKT, theo đó, BMKT ở các đơn vị này thường được tổ chức theo mô hình tập trung, mọi công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán ở đơn vị, đảm bảo việc tổ chức công tác kế toán được thống nhất ở tất cả các phần hành từ khâu lập chứng từ, xử lý công tác đến khâu lập báo cáo, bảo đảm sự chỉ đạo toàn diện, thống nhất và tập trung đối công tác kế toán trong đơn vị.
- Về nguồn tài chính: Nguồn tài chính của các ĐVSN được hình thành phụ thuộc vào chủ thể thành lập ĐVSN, nhìn chung được hình thành từ hai nguồn chủ yếu, đó là nguồn thu từ đơn vị chủ quản/NSNN cấp và nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, ngoài ra nguồn thu còn từ vốn tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước và nguồn thu khác. Đặc điểm này chi phối trực tiếp đến quá trình ghi nhận, xử lý công tác kế toán, đến việc tuân thủ các nguyên tắc quản lý tài chính và kế toán hiện hành.
Đối với nguồn thu có nguồn gốc từ đơn vị chủ quản thì phải tuân thủ quy định của đơn vị chủ quản về cơ chế thu chi, quyết toán. Đối với nguồn thu có nguồn gốc từ NSNN phải tuyệt đối tuân thủ đúng quy định của nhà nước về thực hiện đấu thầu, xét duyệt, chứng từ ghi nhận các giao dịch và xử lý,trình bày công tác theo quy định khuôn mẫu của nhà nước về quyết toán ngân sách.
Việc tổ chức công tác kế toán cần phải theo dõi chi tiết theo từng nguồn thu và quyết toán theo từng nguồn để báo cáo cho các đối tượng quản lý.
1.3.2.2. Sự lựa chọn các chính sách kế toán
Chính sách kế toán được hiểu là các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ thể được đơn vị áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC. Một đơn vị phải lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán nhất quán đối với các giao dịch, sự kiện tương tự, trừ khi có chuẩn mực kế toán khác yêu cầu hoặc cho phép phân loại các giao dịch, sự kiện tương tự thành các nhóm nhỏ và áp dụng chính sách kế toán khác nhau cho các nhóm này. Trường hợp này, một chính sách kế toán phù hợp sẽ được lựa chọn và áp dụng nhất quán đối với mỗi nhóm. Các chính sách kế toán áp dụng trong một đơn vị có thể là sự lựa chọn niên độ kế toán, chế độ kế toán áp dụng, đồng tiền ghi sổ kế toán và lập báo cáo, phương pháp tính giá trị hàng tồn kho, phương pháp khấu hao TSCĐ, phương pháp tính thuế giá trị gia tăng, những tuyên bố về áp dụng các chuẩn mực kế toán trong ghi nhận và xử lý các giao dịch cụ thể... tất cả phải được công khai trong thuyết minh BCTC của đơn vị kế toán.Đối với một ĐVSN thuần túy thì sự lựa chọn các chính sách kế toán là điều đơn giản bởi gần như tuân thủ quy định khuôn mẫu của nhà nước trong xử lý, ghi nhận và trình bày thông tin.
1.3.2.3. Yêu cầu quản trị của đơn vị sự nghiệp
Tổ chức công tác kế toán chịu sự chi phối bởi yêu cầu quản trị của đơn vị. Việc thiết kế BMKT, tổ chức thông tin kế toán tài chính và kế toán quản trị như thế nào phụ thuộc vào yêu cầu quản trị của ĐVSN. Xuất phát từ mục tiêu hoạt động, chiến lược phát triển, quan điểm điều hành của nhà quản lý đã đặt ra các yêu cầu cho việc tổ chức công tác kế toán, thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phải phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu của nhà quản trị, phục vụ cho mục đích quản trị của ĐVSN.Đặc điểm này cho thấy ở các
ĐVSN khác nhau thì tổ chức công tác kế toán có thể khác nhau bởi chịu sự chi phối của yêu cầu cung cấp thông tin cho nhà quản trị, đặc biệt là các thông tin thuộc về kế toán quản trị là rất khác nhau giữa các ĐVSN.
1.3.2.4. Trình độ, trang bị công nghệ thông tin
Trong thời đại KH - CN, thông tin cho mục đích quản trị cần được xử lý và cung cấp nhanh, chuẩn xác với khối lượng thông tin cần xử lý lớn và chuyển thành các thông tin có tính hữu ích là rất lớn. Quá trình xử lý thông tin cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố, con người, trang thiết bị, quy trình xử lý với nhiều phương pháp kỹ thuật phức tạp. Trong đó yếu tố con người được xem là yếu tố có tính quyết định đến chất lượng của tổ chức công tác kế toán. Yêu cầu của đội ngũ cán bộ kế toán phải có trình độ, có kiến thức và kỹ năng làm việc, phải có am hiểu sâu sắc về đặc thù, quá trình tổ chức hoạt động dịch vụ sự nghiệp của đơn vị, có khả năng sáng tạo,linh hoạt trong xử lý các giao dịch, có khả năng làm việc nhóm và biết cách phối hợp với các nhân viên ở các bộ phận chức năng khác trong ĐVSN. Bên cạnh đó,yếu tố cơ sở vật chất với hệ thống máy tính cùng các phần mềm xử lý thông tin được xem là những công cụ cần thiết trong quá trình tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức hệ thống thông tin kế toán nói riêng. Mức độ trang bị CNTT trong đơn vị phụ thuộc vào khả năng tài chính và quan điểm điều hành của nhà quản trị ở mỗi đơn vị.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, tác giả đã trình bày khái niệm, ý nghĩa cũng như yêu cầu, nguyên tắc và nhiệm vụ của kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập một cách toàn diện và có hệ thống. Tác giả đã nghiên cứu việc tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị HCSN về các nội dung tổ chức bộ máy kế toán, hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, ghi sổ, lập báo cáo, tổ chức kế toán một số phần hành chủ yếu đến công tác kiểm kê, quyết toán, kiểm tra và tổ chức bộ máy kế toán. Đây sẽ là nền tảng lý thuyết cho chương hai khi tác giả đi vào phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng Quy Nhơn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI VIỆN
SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG QUY NHƠN 2.1. TỔNG QUAN VỀ VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG QUY NHƠN
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trạm nghiên cứu sốt rét Trung Trung Bộ là tiền thân của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, được thành lập theo Quyết định 259/BYT/QĐ, ngày 8/3/1977 của Bộ trưởng Bộ Y tế; được Thủ tướng Chính phủ sắp xếp lại các cơ quan nghiên cứu, triển khai Khoa học và Công nghệ theo Quyết định số 230/1998/QĐ- TTg ngày 30/11/1998 và Quyết định số 1802/2005/QĐ- BYT ngày 20/5/2005 về việc Ban hành Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn.
Viện là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Bộ Y tế, có đủ tư cách pháp nhân, có biểu tượng, con dấu và tài khoản riêng tại kho bạc, ngân hàng; hoạt động từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu viện phí, học phí và một số hoạt động nghiên cứu, dịch vụ có thu theo quy định của nhà nước; Trụ sở chính Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn: Khu vực 8, phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn, Bình Định với tổng diện tích đất khoảng 24.500 m2 và cơ sở 611B Nguyễn Thái Học - TP. Quy Nhơn tỉnh Bình Định với tổng diện tích đất khoảng 5.582 m2. Khu kho thuốc, hoá chất và vật tư, dụng cụ phòng chống sốt rét khu vực Miền Trung - Tây Nguyên nằm trên trục đường Quốc lộ 19 tại xã Nhơn Hòa, An Nhơn, Bình Định với diện tích đất khoảng 13.000 m2, cách trụ sở chính 25 km và khu nhà nghiên cứu sốt rét Vân Canh nằm tại thị trấn Vân Canh, Bình Định với diện tích đất khoảng 1.000 m2.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ Chức năng Chức năng
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn có chức năng nghiên cứu khoa học, chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật và biện pháp phòng chống, đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ chuyên ngành các bệnh sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh cho người trong phạm vi 15 tỉnh miền Trung- Tây Nguyên.
Nhiệm vụ
Nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu về sốt rét bao gồm: Dịch tễ học, các kỹ thuật chẩn đoán, lâm sàng, điều trị, các loại thuốc và các biện pháp phòng chống.
- Nghiên cứu về các bệnh ký sinh trùng khác bao gồm: Dịch tễ học, các kỹ thuật chẩn đoán, lâm sàng, điều trị, các loại thuốc và các biện pháp phòng chống.
- Nghiên cứu khoa học về các ký sinh trùng gây bệnh cho người.
- Nghiên cứu về muỗi truyền bệnh sốt rét, các côn trùng khác truyền bệnh cho người và các biện pháp phòng chống.
- Nghiên cứu các yếu tố sinh thái người, kinh tế, xã hội và môi trường có ảnh hưởng đến công tác phòng chống bệnh sốt rét, các bệnh do ký sinh trùng và các bệnh do côn trùng truyền.
- Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên ngành.
Chỉ đạo tuyến
- Giúp Bộ trưởng Bộ y tế chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật, kế hoạch phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống các bệnh ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh cho người trong phạm vi các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên.
tổ chức mạng lưới chuyên khoa hoạt động phòng chống bệnh sốt rét, các bệnh do ký sinh trùng và côn trùng truyền.
- Xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án phòng chống bệnh sốt rét, các bệnh do ký sinh trùng khác và côn trùng truyền bệnh trong khu vực được phân công trình Bộ trưởng Bộ y tế phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi đã được phê duyệt.
- Theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét, bệnh do ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh.
- Thực hiện chế độ báo cáo về mọi hoạt động của Viện theo quy định.
Đào tạo
- Tổ chức đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh cho các tuyến trong khu vực theo quy định của pháp luật.
- Thông qua các chương trình đào tạo giữa Viện với các tổ chức quốc tế song phương, đa phương, nhằm tiếp thu các kỹ thuật công nghệ tiên tiến.
Truyền thông giáo dục sức khỏe
- Nghiên cứu xây dựng các nội dung, hình thức và các phương pháp truyền thông giáo dục về phòng chống bệnh sốt rét, các bệnh do ký sinh trùng khác và côn trùng truyền bệnh phù hợp với tập quán, dân trí và điều kiện kinh tế của cộng đồng trong khu vực.
-Chỉ đạo thực hiện và kiểm tra giám sát công tác truyền thông giáo dục phòng chống bệnh sốt rét, bệnh do ký sinh trùng khác và côn trùng truyền bệnh trong khu vực.
Phối hợp với cơ quan truyền thông đại chúng, các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức có liên quan để tiến hành công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân về bệnh sốt rét, bệnh do ký sinh trùng khác, côn trùng truyền bệnh và các biện pháp phòng chống trong khu vực.
Hợp tác quốc tế
- Chủ động khai thác nguồn viện trợ, đầu tư nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, cung cấp trang thiết bị và xây dựng cơ bản với các tổ chức và cá nhân ngoài nước. Tranh thủ sự viện trợ, giúp đỡ của nước ngoài về vật chất, kỹ thuật, kiến thức để xây dựng Viện ngày càng phát triển.
- Hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học, các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới để nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu khoa học phục vụ cho phòng chống bệnh sốt rét, các bệnh do ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh.
- Hợp tác với các tổ chức, các nước trong khu vực và trên thế giới để tổ chức các lớp đào tạo, hội nghị, hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo chương trình hợp tác quốc tế tới Viện; cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu, công tác ở nước ngoài và nhận chuyên gia, giảng viên, học viên là người nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập tại Viện; phối hợp quản lý đoàn ra, đoàn vào theo quy định của pháp luật.
Quản lý đơn vị
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Viện; quản lý tổ chức biên chế cán bộ công chức, tiền lương, tài chính, tài sản và các trang thiết bị của Viện theo chế độ, chính sách và các quy định của pháp luật.
- Tiếp nhận, quản lý, phân phối và kiểm tra kinh phí thuốc, hóa chất, các vật tư, trang thiết bị y tế chuyên ngành cho địa phương, đơn vị trong khu vực được phân công.
- Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thu, chi ngân sách của Viện, từng bước hạch toán thu chi theo quy định của pháp luật.
và quốc tế để hỗ trợ hoạt động chuyên môn, tăng thêm nguồn thu kinh phí cho Viện và cải thiện đời sống cán bộ công chức trong Viện.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức
Trong suốt 51 năm hình thành và phát triển, Viện đã phấn đấu không ngừng về mọi mặt. Từ một đơn vị nghiên cứu chỉ có vài chục cán bộ, cơ sở vật chất nghèo nàn, đến nay Viện đã có được 2 cơ sở làm việc rất quy mô, trang thiết bị chuyên khoa được đầu tư hiện đại.
- Ban lãnh đạo Viện: 01 Viện trưởng và 02 Phó Viện trưởng (01 phụ trách chuyên môn và 01 phụ trách kinh tế).
- Cơ cấu cán bộ viên chức và người lao động:
+ Tổng số CBVC: 209 người (gồm 132 cán bộ biên chế và 77 hợp đồng) + Trình độ chuyên môn: 02 phó giáo sư, 06 tiến sĩ, 54 thạc sĩ, 80 Đại học, 13 cao đẳng, 45 kỹ thuật viên và 09 cán bộ khác.
Cơ cấu tổ chức: Tổ chức bộ máy Viện gồm 11 Khoa/ Phòng ; 02 đơn vị cấu thành; Hội đồng Y đức và Hội đồng Khoa học công nghệ :
Bảng 2.1: Cơ cấu các Khoa/Phòng của Viện Sốt rét- KST- CT Quy Nhơn