Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại CTY TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà (Trang 49 - 53)

Hiệu quả của hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong những yếu tố quyết định là chất lượng nguồn nhân lực. Những kiến thức người lao động học bên ngoài là cơ sở đào tạo cho những kiến thức chuyên sâu tại công ty. Bất kể ứng viên nào sau khi được tuyển dụng đều sẽ được đào tạo lại sau đó mới chính thức làm việc tại công ty.

Thời gian qua, Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà đã có chính sách rõ ràng về đào tạo như sau:

Thực hiện chương trình đào tạo, định hướng cho lao động mới tuyển dụng Phối hợp tốt với các tổ chức đào tạo bên ngoài để tổ chức đào tạo trực tiếp cho lao động công ty

Thực hiện việc luân chuyển công việc để đào tạo lao động đạt hiệu quả Giám sát, xem xét, đánh giá tiến bộ của người lao động trong và sau quá trình đào tạo

Luôn có chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân.

Quan tâm đến kinh phí dành cho đào tạo, có biện pháp làm tăng kinh phí của doanh nghiệp dành cho đào tạo; có chính sách hợp lý đối với những người tham gia đào tạo.

Quy định cụ thể và chặt chẽ nhu cầu đào tạo, phải căn cứ vào chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với từng vị trí công việc và đảm bảo không làm gián đoạn sản xuất.

Lập kế hoạch đào tạo và dự kiến kinh phí đào tạo. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo.

Xây dựng hệ thống đánh giá kết quả đào tạo một cách chi tiết; có biện pháp đo lường kết quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng.

Theo số liệu tổng hợp từ năm 2016 – 2020, trung bình mỗi năm, Công ty thực hiện các khóa đào tạo sau:

Khóa đào tạo cơ bản:

Mục đích, ý nghĩa: Khóa đào tạo cơ bản thường được mở vào những đợt tuyển dụng nhân viên. Nhân viên ứng tuyển và được tuyển dụng mặc dù đã có những kiến thức chuyên môn cần thiết nhưng cần phải trang bị thêm kiến thức cơ bản về Công ty để hiểu rõ sự ra đời, mối quan hệ giữa các phòng ban, văn hóa tổ chức.

Thời gian: Ví dụ trong năm 2018, các khóa đào tạo cơ bản được tổ chức trong vòng 7 ngày. Mỗi ngày nhân viên mới sẽ được trang bị những kiến thức khác nhau. Ngày cuối cùng của khóa đào tạo, Công ty yêu cầu nhân viên viết bài thu hoạch.

Khóa đào tạo chuyên sâu:

Mục đích, ý nghĩa: Không giống như khóa đào tạo cơ bản, khóa đào tạo chuyên sâu được thực hiện có sự chọn lọc và phức tạp nhất định. Đối tượng được lựa chọn đào tạo chuyên sâu thường là những nhân viên tại bộ phận đặc thù của công ty. Chẳng hạn như trong giai đoạn 2016-2020, mỗi năm Công ty tổ chức 3 khóa đào tạo chuyên sâu do người đứng lớp là chuyên gia về đóng tàu biển mời về từ Hàn Quốc. Mỗi khóa gồm 20 nhân viên của các tổ, bộ phận về sản xuất, lắp ráp tàu của Công ty.

Thời gian tổ chức khóa học chuyên sâu tùy thuộc vào từng thời điểm và vị trí công việc. Thông thường khóa đào tạo chuyên sâu kéo dài từ 1 – 3 tháng. Cuối mỗi khoa học, giảng viên sẽ tiến hành kiểm tra thông qua công việc thực tế.

Khóa đào tạo khác:

Mục đích, ý nghĩa: Đào tạo về các kỹ năng về phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn, thỏa ước lao động hay công đoàn…Tiêu biểu năm 2020 công ty có cử cán bộ đi đòa tạo về phòng chống covid 19 trong môi trường doanh nghiệp

Bảng 2.9. Cơ cấu đào tạo theo tính chất công việc

Đơn vị: Người

Tiêu chí 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng lao động đào tạo 130 135 135 147 155

Khối lao động gián tiếp 25 28 29 31 36

Khối lao động trực tiếp 105 107 106 116 119

(Nguồn: Công ty TNHH Một thành viên Đóng tàu Hồng Hà)

Bảng 2.10. Cơ cấu đào tạo tính theo nội dung đào tạo

Đơn vị: Người

Tiêu chí 2016 2017 2018 2019 2020

Khóa đào tạo cơ bản 20 20 20 20 20

Khóa đào tạo chuyên sâu 100 100 100 100 100

Khóa đào tạo khác 10 15 15 27 35

Tổng số đào tạo 130 135 135 147 155

(Nguồn: Công ty TNHH Một thành viên Đóng tàu Hồng Hà)

Kinh phí đào tạo

614.3 630.5 642.7 780.9 657.5 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2016 2017 2018 2019 2020

(Nguồn: Công ty TNHH Một thành viên Đóng tàu Hồng Hà)

Theo số liệu được quyết toán từ Phòng Kế toán - Tài chính thì nguồn kinh phí chi cho hoạt động đào tạo và bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực của công ty cho 05 năm 2016 - 2020 tăng từ 614,3 triệu đồng đến 657,5 triệu đồng và tăng mạnh ở giai đoạn 2018 – 2019 do năm 2019 công ty có tổ chức 2 khóa đào tạo chuyên sâu với chuyên gia Hà Quốc về đóng tàu. Như vậy, trong 05 năm qua chi phí đầu tư cho hoạt động đào tạo bồi dưỡng phát triển NNL của đơn vị đều có sự tăng trưởng qua các năm.

Những năm qua, mặc dù nguồn tài chính dành cho công tác đào tạo nhân lực của công ty có sự gia tăng liên tục, đã góp phần quan trọng trong việc quản trị nhân lực song quy mô, tốc độ và số lượng chưa tương xứng với tiềm năng và mục tiêu chiến lược đề ra. Nguồn tài chính hiện dành cho công tác đào tạo nhân lực khoảng hơn 600 triệu đồng/năm là một số lượng không nhỏ nhưng chưa tương xứng với nhu cầu về tài chính để phát triển nhân lực một cách toàn diện.

Có thể nhận thấy rằng, trong giai đoạn vừa qua, hiệu quả của các khóa đào tạo tại Công ty rất rõ nét. Theo đó, đào tạo được tổ chức tiết kiệm, hiệu quả, cần thiết và kịp thời. Học viên tham gia khóa đào tạo đã kịp thời trang bị những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết. Trong đó, đào tạo giúp cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ, Công ty cũng từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động đào tạo còn một số hạn chế như: Hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng người lao động trong công ty còn hạn chế, các kỹ năng như Tiếng anh, tin học văn phòng, kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề... vẫn chưa được quan tâm đúng mực. Hằng năm, tỷ lệ đào tạo và bồi dưỡng các kỹ năng này còn thấp năm 2019 mới đạt 9,1%, trong khi đó đây là những kỹ năng mềm rất cần thiết với người lao động hiện nay.

Hiện nay, Công ty chưa xây dựng được quy chế đào tạo bài bản, việc xác định nhu cầu đào tạo chưa được thực hiện một cách khoa học. Một số trường hợp còn xảy ra tình trạng cử cán bộ đi học đại học, cao đẳng để hợp

thức hóa bằng cấp đối với chức danh công việc đang đảm nhiệm mà chưa thực sự tính đến chuyên ngành cử đi học có phù hợp với yêu cầu công việc đặt ra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại CTY TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)