trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đóng tàu Hồng Hà
Tiền lương là yếu tố góp phần làm tăng thu nhập của người lao động, đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích lao động, tạo sự gắn bó giữa người lao động đối với Công ty cũng như thu hút nhân tài từ bên ngoài Công ty. Ban lãnh đạo của Công ty đã nhìn nhận rõ ràng tầm quan trọng của tiền lương và tiến hành trả lương áp dụng cho từng bộ phận với đặc thù lao động khác nhau. Cho đến nay công tác đãi ngộ nhân lực tại Công ty đã đạt được những kết quả tương đối khả quan, cả về đại ngộ tài chính cũng như đãi ngộ phi tài chính: Công ty luôn thực hiện tốt các chế độ chính sách của Nhà nước; đảm bảo tiền lương, thu nhập và môi trường làm việc ngày càng được cải thiện. Ngoài ra Công ty cũng đã bổ sung thêm các khoản thu nhập khác cho người lao động như tiền ăn ca, tiền trực đêm, làm thêm giờ, tiền nghỉ mát, tiền trang phục,…Ngoài ra Công ty luôn giải quyết tố các chế độ BHXH với người lao động, tiến hành khám chữa bệnh định kỳ, thăm hỏi chính sách chu đáo tận tình. Trích quỹ phúc lợi 5 triệu đồng/1 người/1 năm cho người lao động tiền nghỉ mát; tổ chức các hoạt động 8/3; 20/10; tặng quà cho con em
CB-CNV nhân dịp 1/6, Trung thu, tổ chức rất nhiều các hoạt động hướng tới thiếu nhi, ngày hội gia đình…
Bảng 2.11. Thu nhập bình quân của người lao động
STT Nội dung 2016 2017 2018 2019 2020
1 Thu nhập bình quân của cán bộ quản lý 17.5 18.7 20 20.1 20.5 2 Thu nhập bình quân của nhân viên 10.5 10.9 11 11.5 11.6
3 Thu nhập bình quân của lao phổ thông,
công nhân/tháng 7.5 7.9 8.2 8.5 8.7
(Nguồn: Công ty TNHH Một thành viên Đóng tàu Hồng Hà)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tiền lương bình quân của công ty trong giai đoạn 2016 - 2020 tăng đều qua các năm. Điều này phần nào cho thấy bước phát triển của công ty cũng như có sự quan tâm đến công cụ khuyến khích vật chất để tạo động lực và giữ chân, thu hút lao động.
Trong công ty, lao động quản lý là đối tượng được hưởng lương cao nhất. Khoảng cách lương của bộ phận này với các bộ phận khác rất lớn (gấp khoảng 2.5 lần lương của nhân viên và khoảng 3 lần lương của công nhân). Tiền lương của nhân viên so với mức lương trên thị trường tương đối cao nên cũng có tác dụng tạo động lực, kích thích lao động. Tuy nhiên, tiền lương trả cho công nhân còn thấp, không tạo được động lực lao động. Mặt khác, khoảng cách về mức lương giữa các loại lao động trong công ty còn lớn, dễ gây tâm lý bất ổn, làm giảm tích kích thích của tiền lương.
Mặc dù tiền lương bình quân chung của một cán bộ công nhân viên của công ty so với một số ngành nghề khác là tương đối cao nhưng so với mặt bằng chung của các DN trong cùng ngành còn thấp. Do đó, mức độ thu hút lao động từ lương của công ty chưa cao. Điều này cũng là một hạn chế của Công ty trong công tác tuyển dụng và giữ chân nhân tài.
Bên cạnh chính sách tiền lương, công ty còn áp dụng chính sách thưởng nhằm động viên, khuyến khích nhân viên công ty nỗ lực cống hiến và phấn đấu hết mình để xây dựng công ty ngày càng phát triển và lớn mạnh.
Bảng 2.11. Chế độ nghỉ ốm thai sản của công ty Phân Loại 2020 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng cộng Nghỉ ốm Số người 482 415 432 379 353 432 2.493 Số ngày nghỉ 1.529 1.326 1.253 1.269 1.056 1.603 8.036 Tổng tiền 350.299.200 347.344.100 336.368.600 329.738.500 273.622.300 421.440.300 2.058.813.000 Thai sản (nữ) Số người 3 2 3 3 1 12 Số ngày nghỉ 3 182 205 204 184 778 Tổng tiền 1.094.300 62.443.300 61.988.300 61.623.900 44.949.000 232.098.800 Chế độ thai sản (nam) Số người 8 7 21 18 16 4 74 Số ngày nghỉ 57 47 555 141 126 20 946 Tổng tiền 21.314.900 16.801.100 78.244.900 54.045.900 51.012.600 8.672.900 230.092.300 Nghỉ dưỡng sức Số người 11 2 1 14 Số ngày nghỉ 51 10 7 68 Tổng tiền 22.797.000 4.470.000 3.129.000 30.396.000 Tổng cộng Số người 490 425 466 402 373 437 2.593 Số ngày nghỉ 1.586 1.376 2.041 1.625 1.393 1.807 9.828 Tổng tiền 371.614.100 365.239.500 499.853.800 450.242.700 389.387.800 475.062.200 2.551.400.100