Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi thường xuyên tại bệnh viện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Biện pháp hoàn thiện công tác chi tài chính tại bệnh viện phụ sản Hải Phòng trong cơ chế tự chủ (Trang 73 - 80)

tại bệnh viện

3.2.6.1. Đầu tư CNTT, xây dựng tích hợp các phần mềm “Quản lý bệnh viện”

Đầu tư phát triển các phần mềm ứng dụng CNTT đáp ứng được các yêu cầu cho các bệnh viện:

Quản lý tiếp nhận khám bệnh: Là đầu vào khai báo, đăng ký, chuẩn hóa thông tin về người bệnh, đảm bảo toàn bộ hệ thống hoạt động xuyên suốt từ lúc tiếp nhận bệnh nhân vào viện cho đến khi kết thúc quá trình khám bệnh. Phân loại đối tượng thu. Tự động chuyển hồ sơ bệnh nhân từ khâu tiếp nhân lên khâu khám bệnh.

Quản lý cận lâm sàng: Quản lý tất cả kết quả thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh của người bệnh trong suốt quá trình khám, chữa bệnh tại bệnh viện.

Quản lý lâm sàng: Quản lý tất cả các thông tin hoạt động ở các khoa nội trú và lưu trữ bệnh án điện tử chi tiết của bệnh nhân.

+ Trợ giúp người thu viện phí một cách nhanh chóng, chính xác, thuận tiện tránh được các thủ tục hành chính rườm rà tốn nhiều thời gian trong quá trình khám, chữa bệnh.

+ Có tính tương thích cao trong công tác quản lý các phần hành TCKT khác như: tình hình biến động tiền mặt, ngân quỹ, tạm ứng, công nợ, tài sản, nợ phải thu, phải trả, chi phí, doanh thu, kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ, kế toán tổng hợp v.v...

+ Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế. Đảm bảo trích chuyển dữ liệu trong vòng 24 giờ sau khi kết thúc khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh nhân bảo hiểm xã hội.

Triển khai nhân rộng mô hình kết nối mạng đối với các cơ sở cung ứng thuốc trên địa bàn thành phố Hải Phòng nhằm tổ chức tốt công tác đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế, … thuộc danh mục mua sắm tập trung đúng quy định. Quản lý dược: Thống nhất quản lý dược trong toàn bệnh viện. Quản lý danh mục các loại thuốc, tên thuốc, hàm lượng, nước sản xuất, giá thuốc, hạn sử dụng thuốc và tình hình biến động của các kho đáp ứng được các yêu cầu báo cáo theo quy định hiện hành.

Báo cáo phục vụ quản lý: Kết xuất được tất cả các báo cáo phục vụ nhu cầu quản lý, hoạt động của khoa khám bệnh, phục vụ công tác giao ban hàng ngày v.v...

Quản trị hệ thống: Phục vụ việc phân quyền sử dụng cho từng người, nhóm người sử dụng theo dõi, kiểm tra việc cập nhật dữ liệu trên toàn hệ thống và chỉnh sửa khi cần thiết.

Đẩy mạnh việc tổ chức đấu thầu qua mạng đối với các gói thầu có hình thức chào hàng cạnh tranh, gói thầu quy mô nhỏ đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế.

Phối hợp với các công ty công nghệ thông tin liên quan triển khai hệ thống hồ sơ sức khoẻ đạt tỷ lệ trên 70% người dân được tạo lập hồ sơ sức

khỏe điện tử.

3.2.6.2. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.

Đề đảm bảo phát huy và thực hiện thành công ứng dụng các phần mềm phục vụ công tác quản lý y tế, khám chữa bệnh thì việc đầu tư hạ tầng CNTT đóng vai trò chủ đạo. Cần đầu tư hạ tầng CNTT dùng chung của ngành đã được nâng cấp đáp ứng nhu cầu phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo điều hành được an toàn, thông suốt. Việc trang cấp, đầu tư hệ thống hạ tầng CNTT phải được thực hiện đồng bộ từ hệ thống máy chủ, môi trường truyền thông, thiết bị mạng, …Hệ thống bao gồm cả thiết bị phần cứng, các giải pháp công nghệ xây dựng mạng, nên việc xây dựng mạng đóng vai trò chủ đạo, hệ thống bảo mật đảm bảo an ninh mạng khi vận hành hệ thống CNTT của bệnh viện với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan.

Song song với thực hiện nâng cấp, đầu tư hạ tầng là triển khai thực hiện xây dựng hệ thống mạng LAN của bệnh viện, đảm bảo cung cấp hạ tầng truyền thông để thực hiện truy cập, tích hợp hệ thống dữ liệu bệnh viện được thông suốt và bảo mật, quản lý an toàn an ninh mạng đến các đơn vị quản lý có liên quan. Việc đầu tư này cần phải đảm bảo yêu cầu để phục vụ công tác chuyển giao công nghệ; điều trị bệnh trực tuyến từ các bệnh viện chuyên khoa tuyến trên; khuyến khích phát triển dịch vụ môi trường Internet đảm bảo chủ trương khám, điều trị trực tuyến theo mục tiêu, yêu cầu của ngành.

Việc thực hiện đầu tư đồng bộ và có hiệu quả từ các ứng dụng CNTT, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin mạng trực tuyến là một trong những yếu tố tiết kiệm được chi phí khám, chữa bệnh, thực hiện đầu tư các phòng điều trị bệnh trực tuyến, chi phí thuê chuyên gia, chuyển giao công nghệ y học .. đồng thời tăng cường an toàn cho đội ngũ y, bác sĩ cũng như bệnh nhân đối với được công tác phòng, chống dịch covid 19 trong điều kiện dịch bệnh phức tạp như hiện nay.

KẾT LUẬN

Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp như bệnh viện công lập có vai trò rất quan trọng. Đây là khối đơn vị trong ngành y tế, hoạt động của khối này ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của nhân dân. Do đó việc tạo điều kiện cho khối này hoạt động hiệu quả, trong đó có cả việc tạo điều kiện để các bệnh viện công tự quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng. Nếu việc quản lý tài chính tại các đơn vị này được thực hiện tốt, chất lượng của dịch vụ các bệnh viện công lập sẽ có khả năng đáp ứng cho xã hội, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Đề đạt được mục tiêu này, việc quản lý chi tài chính cũng cần được thực hiện một cách khoa học, tiết kiệm.

Đề tài của luận văn này “Biện phap hoan thiện cong tac chi tai chinh tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng trong cơ chế tự chủ nhóm II” đã được nghiên cứu với mục đích tìm ra giải pháp để khắc phụ những hạn chế hiện tại, bảo đảm thực hiện tốt hơn các mục tiêu quản lý tài chính trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện. Đề tài đã đạt được những kết quả chính như sau:

− Hệ thống hóa và phân tích làm rõ thêm một số nội dung lý luận về quản lý tài chính, quản lý chi tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và bệnh viện công lập nói riêng

− Xác định được các tiêu chí đánh giá quản lý chi tài chính. Theo đó có 3 nhóm chính: nhóm chỉ tiêu phản ánh quản lý chi tài chính, nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ công khai minh bạch trong quản lý chi tài chính và nhóm các chỉ tiêu khác.

− Xác định 2 nhân tố ảnh hưởng tới việc chi tài chính: nhân tố chủ quan chủ yếu đến từ bộ máy quản lý của đơn vị; nhân tố khách quan đến từ sự phát triển của xã hội và nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Áp dụng những vấn đề về lý thuyết trên vào thực tiễn, tác giả đã phân tích thực tiễn chi tài chính tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng để rút ra một số đánh giá tại chương 2. Cụ thể như sau:

− Về khía cạnh quản lý tài chính, Bệnh viện cơ bản đáp ứng 3 tiêu chí đánh giá. Theo đó, về mặt lập dự toán, quy trình của Bệnh viện khá rõ ràng, dự phòng đủ các đầu mục khoản phải chi. Theo số liệu được cung cấp, dự toán của bệnh viện tăng khoảng 7%/năm. Song, việc lập dự toán còn chưa sát với thực tế, số dự toán luôn thấp hơn số tiền thực chi. Về việc thực hiện các khoản chi thường xuyên, nhìn chung bệnh viện thực hiện các khoản chi theo đúng mục đích. Mặc dù vậy, bệnh viện lại luôn bội chi. Trong suốt 5 năm, bệnh viện bội chi khoảng 5%/năm. Về việc kiểm tra giám sát, hiện tại Bệnh viện chưa có bộ phận chuyên trách cho nhiệm vụ này mà chủ yếu là tự kiểm tra lẫn nhau.

− Về mức độ công khai, minh bạch, bệnh viện xây dựng 3 quỹ: Quỹ chi cho hoạt động chuyên môn, Quỹ phúc lợi và Quỹ từ thiện. Số liệu của các quỹ được công bố trong Báo cáo cuối năm.

− Về tiêu chí tiết kiệm, nhìn chung Bệnh viện thực hiện tốt việc này. Bệnh viện cắt giảm các khoản chi không cần thiết (như văn phòng phẩm của khối văn phòng), tiết giảm các nghiên cứu chưa cấp bách để có thêm vốn để đầu tư xây dựng Trung tâm sơ sinh 9 tầng.

Có 5 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên: mô hình quản lý cồng kềnh, mức độ công khai chưa cao, trình độ nhân sự: chỉ có 2/5 nhân sự của phòng Tài chính – kế toán có trình độ đại học, chưa có bộ phận riêng phụ trách việc kiểm tra giám sát,hệ thống IT chưa có phần tích hợp cho bộ phận tài chính – kế toán.

Từ thực tiễn trên, tác giả đã đề xuất 10 biện pháp giúp Bệnh viện hoàn thiện việc chi tài chính theo cơ chế tự chủ. Các giải pháp này được xây dựng dựa trên định hướng phát triển, phương hướng cải thiện chất lượng hoạt động của bệnh viện và kinh nghiệm của một số bệnh viện khác. Các biện pháp tập

trung chủ yếu vào việc cải tổ quản lý, nâng cao chất lượng nhân sự phụ trách tài chính, ứng dụng công nghệ thông tin sâu rộng hơn trong hoạt động.

Cuối cùng, đề tài là vấn đề không mới nhưng khá phức tạp cả về lý thuyết và thực tiễn thực hiện. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả gặp một số giới hạn và hạn chế nhất định, do vậy, đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để bản luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bệnh viện Bạch Mai (2019), “Cần trao quyền cho các bệnh viện thực hiện tự chủ tài chính”: http://bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/tin-trong-nganh- menuleft-34/5848-can-trao-quyen-cho-cac-benh-vien-thuc-hien-tu-chu-tai- chinh.html

[2]. Bộ Tài chính (2015), “Cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”, tài liệu hội thảo.

[3]. Bộ Tài chính (2020), Báo cáo tình hình thực hiện Nghị định số 16/2015/ NĐ-CP; Dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

[4]. Phan Mỹ Hảo (2021), “Tự chủ tài chính chứ không phải tự túc”, báo Kinh tế & Đô Thị: https://kinhtedothi.vn/tu-chu-tai-chinh-chu-khong- phai-tu-tuc-416645.html

[5]. Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 06 năm 2015. [6]. Luật Phòng chống tham nhũng ngày 20 tháng 11 năm 2018.

[7]. Cao Nguyên (2019), “Tự chủ bệnh viện công lập: Bảo đảm hài hòa lợi ích cơ sở y tế và người bệnh”, tạp chí Tuyên Giáo: https://tuyengiao.vn/dua-nghi- quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/tu-chu-benh-vien-cong-lap-bao-dam-hai-hoa- loi-ich-co-so-y-te-va-nguoi-benh-124458

[8]. Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật ngân sách nhà nước.

[9]. Nghị định 24/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 04 năm 2016 quy định chế độ quản lý ngân quỹ Nhà nước.

[10]. Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tham nhũng.

[11]. Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/06/2021 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

[12]. Nguyễn Thị Nguyệt (2019), “Cơ chế tự chủ tài chính của những đơn vị sự nghiệp công lập”, tạp chí Công thương: https://www.tapchicongthuong.vn/bai- viet/co-che-tu-chu-tai-chinh-cua-nhung-don-vi-su-nghiep-cong-lap-60970.htm

[13]. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2021), “Tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập ở một số quốc gia và hàm ý cho Việt Nam”, Tạp chí Tài chính: https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/tu-chu-tai-chinh-doi-voi-benh- vien-cong-lap-o-mot-so-quoc-gia-va-ham-y-cho-viet-nam-334420.html [14]. Thu Phương (2020), “Bài toán tài chính khi bệnh viện tự chủ”, Báo Đầu tư

Online:https://baodautu.vn/bai-toan-tai-chinh-khi-benh-vien-tu-chu- d116694.html

[15]. Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh (2020), “Nhiều thách thức khi chuyển sang cơ chế tự chủ của bệnh viện công lập tại các nước đang phát triển”, Cổng thông tin điện tử Ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh: http://medinet.gov.vn/tin-tuc-su-kien/nhieu-thach-thuc-khi-chuyen-sang- co-che-tu-chu-cua-benh-vien-cong-lap-tai-cac-n-c1780-17814.aspx [16]. Đinh Trang (2021) “Quy định mới về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự

nghiệp công lập”, Cổng thông tin điện tử Kiểm toán Nhà nước Việt Nam: https://sav.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx?ItemID=38446&l=TinTucSuKien [17]. Nguyễn Xuân Trường (2020), “Quản lý tài chính tại học viện chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh”, Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

[18].Th.s Đặng Thị Thủy (2021), Đẩy mạnh cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập, Tạp chí Tài chính kỳ 2/2021;

[19]. Thu Trang (2021), “Tự chủ tài chính trong các bệnh viện công tại Hà Nội: Còn nhiều gian nan!”, báo Hà Nội Mới: https://hanoimoi.com.vn/ban-in/Xa- hoi/890469/tu-chu-tai-chinh-trong-cac-benh-vien-cong-tai-ha-noi-con-nhieu- gian-nan

[20].Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (2005), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.

[21].Văn bản hợp nhất 1/VBHN-VPQH ngày 15 tháng 07 năm 2020 của Luật phòng chống tham nhũng.

[22]. Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-VPQH ngày 15 tháng 07 năm 2021 của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Biện pháp hoàn thiện công tác chi tài chính tại bệnh viện phụ sản Hải Phòng trong cơ chế tự chủ (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)