Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên của bệnh viện Phụ sản Trung ương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Biện pháp hoàn thiện công tác chi tài chính tại bệnh viện phụ sản Hải Phòng trong cơ chế tự chủ (Trang 30 - 32)

Trung ương

Là cơ sở đầu ngành của chuyên ngành phụ sản, sinh đẻ kế hoạch và sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã hoàn thành xuất sắc công tác quản lý chi thường xuyên. Trong đó, phòng Tài chính kế toán có 50 nhân viên, với các chức năng và nhiệm vụ:

- Lập dự toán thu chi ngân sách hàng năm. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, căn cứ báo cáo đánh giá kết quả thực hiện của năm trước và số kiểm tra được cấp có thẩm quyền giao, đơn vị lập dự toán cho năm kế hoạch gửi Sở Y tế

- Quản lý, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính của bệnh viện. Tham mưu, đề xuất các giải pháp với Ban Giám đốc các vấn đề liên quan đến quản lý kinh tế - tài chính trong bệnh viện.

- Kiểm tra việc quản lý sử dụng thuốc, hoá chất xét nghiệm, vật tư tiêu hao y tế và các loại vật tư khác, quản lý việc sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản.

- Lập báo cáo Tài chính hàng quý, hàng năm nộp cơ quan quản lý cấp trên theo quy định hiện hành.

- Hằng năm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhằm phát huy hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực.

- Tổ chức thu viện phí theo quy định hiện hành, quản lý sử dụng nguồn thu viện phí tiết kiệm có hiệu quả.

- Tổ chức kiểm kê định kỳ, theo quy định và kiểm kê đột xuất phục vụ công tác quản lý, điều hành.

- Phối kết hợp, hướng dẫn các khoa, pḥòng, bộ phận thực hiện đúng luật Ngân sách và các chế độ chính sách liên quan khác.

Công tác quản lý thu chi viện phí đã được hoàn thiện cơ bản, nhờ sự triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng mạng tin học trong bệnh viện, tất cả các nguồn thu đều được phản ảnh kịp thời, chính xác và được quản lý chặt chẽ. Quy trình quản lý chi thường xuyên của bệnh viện thực hiện đúng với quy trình của nhà nước. Công tác quản lý chi thường xuyên của bệnh viện thể hiện qua 3 giai đoạn: Lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán.

- Lập dự toán: Đây là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính của Bệnh viện, để từ đó xác lập các chỉ tiêu chi hàng năm một cách đúng đắn có căn cứ khoa học và thực tiễn, đồng thời trên cơ sở đó có thể lập những biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn các chỉ tiêu đã nêu ra. Vào giữa năm báo cáo phòng Tài chính - Kế toán của Bệnh viện tiến hành lập dự toán chi cho năm kế hoạch.

- Thực hiện dự toán: Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, bệnh viện phân bổ dự toán cho cho từng khoản chi và gửi Sở y tế thẩm định. Căn cứ kết quả thẩm định dự toán của Sở y tế bệnh viện thực hiện dự toán hiện, đảm bảo đúng nội dung, đúng chế độ, định mức, thực hành tiết kiệm và hiệu quả. Việc chi tiết ra từng quý, tháng phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng quý, tháng để xây dựng kế hoạch chi sao cho hiệu quả nhất. Do đó, công tác thực hiện dự toán chi tại bệnh viện Phụ sản Trung ương trong những năm vừa qua thực hiện tương đối tốt. Dựa trên việc phân bổ dự toán để tiến hành cho các nhóm mục chi theo tỷ lệ hợp lý.

- Quyết toán: Vào cuối ngày 31/12 hàng năm, phòng Tài chính kế toán thực hiện công tác khóa sổ kế toán theo quy định. Đối chiếu số liệu với cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nước để đảm bảo khớp đúng và cân đối về cả tổng số và chi tiết, sau đó tiến hành lập báo cáo quyết toán năm. Báo cáo quyết toán năm của đơn vị kèm theo bảng cân đối tài khoản và báo cáo thuyết minh báo cáo kế toán năm của đơn vị gửi Bộ Y tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Biện pháp hoàn thiện công tác chi tài chính tại bệnh viện phụ sản Hải Phòng trong cơ chế tự chủ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)