2.1.2.1. Về chức năng nhiệm vụ được giao
Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng là bệnh viện chuyên khoa hạng I, là tuyến cuối cùng của thành phố, được giao nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh chuyên
khoa sản cho nhân dân thành phố Hải Phòng và các tỉnh lân cận. Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng còn là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế chuyên khoa cấp cao đẳng, đại học và trên đại học. Đồng thời có trách nhiệm tham gia giảng dạy chuyên khoa ở bậc cao đẳng, đại học và trên đại học. Các nhiệm vụ:
a. Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh b. Đào tạo cán bộ y tế:
c. Nghiên cứu khoa học về y học:
d. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật : e. Phòng bệnh và bảo vệ môi trường:
f. Hợp tác quốc tế:
g. Quản lý kinh tế trong Bệnh viện:
h. Thực hiện quy định về sơ kết, tổng kết nhiệm vụ công tác; chế độ thống kê báo cáo theo quy định.
i. Giải quyết các chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo đúng quy định của pháp luật.
j. Thực hiện việc đánh giá, nhận xét; khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hàng năm theo quy định của pháp luật.
k. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND thành phố và Sở Y tế giao theo quy định của pháp luật.
2.1.2.2. Về tổ chức bộ máy, biên chế
a. Cơ cấu tổ chức bộ máy
* Lãnh đạo Bệnh viện: Ban giám đốc gồm Giám đốc và 02 Phó giám đốc. * Các khoa, phòng: Bệnh viện có 32 khoa, phòng.
- Các phòng chức năng (09 phòng), bao gồm: Phòng Kế hoạch tổng hợp; Phòng Điều dưỡng; Phòng Vật tư thiết bị y tế; Phòng Hành chính Quản
trị; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Tài chính kế toán; Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện; Phòng Chỉ đạo tuyến và NCKH; Phòng Công tác xã hội.
- Các khoa cận lâm sàng (08 khoa): Khoa Huyết học, khoa Vi sinh, khoa Sinh hóa, khoa Giải phẫu bệnh lý, khoa Chẩn đoán hình ảnh, khoa Dược, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, khoa Dinh dưỡng.
- Các khoa lâm sàng (15 khoa): Được chia làm 3 khối
+ Khối khám kế hoạch hóa gia đình (03 khoa): Khoa Khám bệnh, khoa khám yêu cầu, Khoa Kế hoạch hóa gia đình.
+ Khối Sản (07 khoa): Khoa Sơ sinh, khoa Sản 1, khoa sản 2, khoa Sản 3, khoa Đỡ đẻ, khoa Quản lý thai nghén-chẩn đoán trước sinh.
+ Khối Phụ (05 khoa): Khoa Phụ 1, khoa Phụ 2, khoa Phẫu thuật Nội soi, Khoa Hỗ trợ sinh sản, khoa Gây mê hồi sức.
b. Biên chế
Tổng số nhân lực (tính đến tháng 12/2020) là 617 nhân viên, trong đó: Biên chế: 519 người, hợp đồng là 98 người. Trong đó:
Trình độ sau đại học: có 75 người, chiếm 12,15% tổng số nhân lực. + Phó Giáo sư: 2 người.
+ Tiến sỹ: 6 người. + Thạc sỹ: 12 người.
+ Bác sỹ chuyên khoa II: 34 người. + Bác sỹ chuyên khoa I: 22 người. + Dược sỹ chuyên khoa II: 1 người. + Dược sỹ chuyên khoa I: 2 người. + Dược sĩ đại học: 04 người
Trình độ đại học trở lên: 252 người, chiếm 40,84% tổng số nhân lực toàn bệnh viện.
Về bộ phận liên quan đến Tài chính – Kế toán của bệnh viện, sơ đồ tổ chức như sau :
Trong đó, Bộ phận thu tiền, kế toán tổng hợp phụ trách toàn bộ công việc phía dưới. Cán bộ Thủ quỹ chỉ làm riêng về tiền mặt.
c. Sơ lược về nguồn thu của Bệnh viện
Năm 2012 Bệnh viện thực hiện thu dịch vụ y tế theo biểu giá được phê duyệt tại Nghị quyết số 08/2012/NQ-HĐND ngày 15/8/2012 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hải Phòng. Đến 01/03/2016 đối với Bệnh nhân có thẻ BHYT được áp giá dịch vụ theo lộ trình của Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC, ngày 29/10/2015 của Liên Bộ Y tế - Tài chính Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế giữa các Bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc; Đối với Bệnh nhân không có thẻ BHYT được áp dụng theo Nghị quyết 43/2017/NQ-HĐND, của Hội đồng nhân dân Thành phố Hải Phòng quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước trên địa bàn thành phố.
Từ ngày 01/9/2017, Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng thực hiện cơ chế tự chủ theo Quyết định số 2194/QĐ-UBND ngày 23/8/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Do được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sử dụng các nguồn thu nên Bệnh viện đã chủ động sử dụng các nguồn tài chính cho các hoạt động chuyên môn, bố trí hợp lý các khoản chi trong dự toán ngân sách được giao và trong các khoản thu, tránh được việc thừa, thiếu kinh phí giữa các nhóm mục chi. Bảng 2.1. Tổng hợp nguồn thu Bệnh viện Phụ sản năm 2016-2020.
Bảng 2.1.Tổng hợp nguồn thu Bệnh viện Phụ sản năm 2016-2020
(Đơn vị: triệu đồng)
STT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
I Thu Viện phí +
thu BHYT 69.984 72.459 74.653 76.563 76.245
1 Thu bảo hiểm y tế 34.137 35.357 35.984 38.867 36.874 2 Thu trực tiếp từ bệnh nhân 35.847 37.102 38.669 37.696 39.371 II Thu dịch vụ 91.105 92.756 96.359 107.890 117.864 1 Dịch vụ khám chữa bệnh bệnh yêu cầu 90.946 92.583 96.151 107.502 117.518 2 Dịch vụ hỗ trợ cho y tế 159 173 208 388 346 III Thu các quán dịch vụ, trông xe, quầy thuốc, lãi ngân hàng
2.107 2.564 2.653 2.759 1.558
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm từ 2016 đến 2020 của Bệnh viện)
Thông qua số liệu của chỉ tiêu doanh thu các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 cho thấy:
Tổng doanh thu năm 2020 bệnh viện đạt 195.677 triệu đồng, tăng 8.455 triệu đồng (105 %) so với doanh thu của năm 2019, tăng 22.002 triệu đồng (113%) so với doanh thu năm 2018, tăng 27.888 triệu đồng (166%) so với doanh thu năm 2017 và tăng 32.471 triệu đồng (198%) so với doanh thu năm 2016
Doanh thu các năm tăng đều là do: Trung tâm sơ sinh hoàn thiện và đưa vào sử dụng khang trang, hiện đại; trang thiết bị được nâng cấp với nhiều máy móc thiết bị mới, số bệnh nhân đến khám, điều trị và xét nghiệm tăng lên rõ rệt. Thêm nữa, có một số dịch vụ y tế trong khám chữa bệnh đã bắt đầu đưa vào sử dụng công nghệ hiện đại nên mức giá dịch vụ cao.
Tuy nhiên, nguồn thu tăng không cao nhiều do dịch bệnh Covid 19 kéo dài: trong cả năm 2020, do dịch bệnh bùng phát nên nhiều lần cách ly xã hội, bệnh nhân sợ lây nhiễm bệnh nên giảm số lần đến khám; lượng bệnh nhân ở các tỉnh lân cận như Hải Dương, Quảng Ninh không được sang Hải Phòng khám bệnh…do đó, bệnh viện mất nguồn thu lớn từ những bệnh nhân khám, điều trị đến từ ngoại tỉnh.