viên chức trong công tác quản lý chi thường xuyên
Để tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả thì bệnh viện phải đảm bảo các yêu cầu sau:
tiêu chung, nêu cao tính kỉ luật, trách nhiệm trong công việc.
+ Phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các phòng ban để đảm bảo tất cả các công việc quản lí đều có người đảm nhiệm đồng thời tránh sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. Để thực hiện tốt vấn đề này các bệnh viện phải có quy chế làm việc cơ quan, quy chế làm việc của mỗi bộ phận, nêu rõ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bộ phận, cá nhân thực hiện nhiệm vụ chung.
+ Thống nhất đầu mối chỉ huy, kết hợp chế độ làm việc tập thể với trách nhiệm cá nhân rành mạch. Đảm bảo tính dân chủ, cơ sở, mỗi cán bộ công chức, viên chức đều có quyền tham gia ý kiến xây dựng cho bệnh viện, đồng thời thủ trưởng đơn vị phải là người tổng hợp, thống nhất ý kiến, dám chịu trách nhiệm trước quyết định của mình.
+ Thực hiện tinh giản đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức theo chế độ Nhà nước quy định. Xây dựng bộ máy hoạt động đơn giản, gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có chất lượng ngày càng cao nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy.
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, viên chức: Cơ chế tự chủ tài chính yêu cầu đội ngũ công nhân viên của đơn vị không ngừng học tập, hoàn thiện kiến thức, nâng cao năng lực để phù hợp với tình hình mới. Cơ chế khuyến khích, phát huy năng lực của mỗi cá nhân trong sự nghiệp chung và đánh giá đúng những đóng góp của mỗi cá nhân đối với hiệu quả hoạt động của đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giao.
Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác tự chủ tài chính nói chung và công tác chi thường xuyên nói riêng là đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ tài chính kế toán. Do đó việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ tài chính kế toán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm, có vai trò hết sức quan trọng đối với công tác tự chủ tài chính tại các đơn vị này. Để thực hiện tốt giải pháp này các đơn vị phải thực hiện tốt các nội dung sau:
+ Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ tài chính kế toán cho cán bộ làm công tác tài chính kế toán để đáp
ứng yêu cầu quản lí chi thường xuyên.
+ Chủ động thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật quy định chế độ tài chính kế toán, quy định về cơ chế tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có thu, các văn bản quy định về đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, vật tư trong đơn vị sự nghiệp nhà nước.
Đội ngũ cán bộ kế toán là bộ phận quan trọng và không thể thiếu của các đơn vị nói chung và công tác TCKT nói riêng. Hiệu quả và năng lực làm việc của đội ngũ kế toán quyết định chất lượng, hiệu quả công tác quản lý tài chính của đơn vị. Vì vậy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kế toán tài chính là yêu cầu khách quan đối với bất kỳ một đơn vị nào trước yêu cầu của cơ chế tài chính mới. Đây cũng là vấn đề của các đơn vị trong quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ chế TCTC. Để chực hiện được mục tiêu nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kế toàn tài chính cần phải có kế hoạch đào tạo chuyên sâu, cần thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều phương thức thích hợp để tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển. Để làm được điều đó cần các giải pháp thực hiện:
Hướng dẫn các đơn vị xây dựng quy định tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ kế toán tài chính; xây dựng khung năng lực phù hợp với vị trí việc làm. Việc tuyển mới và đào tạo phải bám sát quy định, tiêu chuẩn. Trong đó, ưu tiên tạo điều kiện cho cán bộ trẻ được làm việc theo đúng chuyên môn được đào tạo, vị trí được tuyển dụng nhằm phát huy năng lực cán bộ, nâng cao kinh nghiệm và chuyên môn công tác.
Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ kế toán nhất là khi có chính sách mới liên quan đến cơ chế TCTC, tham gia các chương trình đào tạo tài chính công của ngành
Ban hành kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ kế toán đảm bảo toàn diện về chính trị, tin học, ngoại ngữ nhằm trang bị kỹ năng cần thiết phục vụ công việc chuyên môn.