a. Về lập dự toán chi
Hàng năm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, các khoản thu, nhiệm vụ chi năm trước và các văn bản hướng dẫn của Sở Tài chính, Bệnh viện lập dự toán chi gửi Sở Y tế tổng hợp gửi Sở Tài chính. Dự toán chi hàng năm được Phòng Tài chính kế toán của Bệnh viện phối hợp với các phòng ban chức năng xây dựng
* Quy trình lập dự toán chi
Quy trình lập dự toán chi thường xuyên cho bệnh viện Phụ sản Hải Phòng được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Quý III tài chính hàng năm, bộ phận quản lý tài chính của bệnh viện sẽ tiến hành nghiên cứu các tài liệu tài chính mới cập nhật và xây dựng hướng dẫn thu chi và định mức chi. Vào đầu tháng giữa của kỳ cuối cùng năm tài chính, bộ phận quản lý tài chính của bệnh viện sẽ thông báo kế hoạch lập dự toán cho toàn thể các đơn vị trong bệnh viện kèm theo các hướng dẫn và định mức chi.
- Bước 2: Các khoa/phòng trong bệnh viện tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm tới cũng như dự toán chi cho năm tới theo kế hoạch hoạt động. Theo đó, các khoa/phòng sẽ căn cứ vào hướng dẫn, định mức, chỉ tiêu được giao, kế hoạch hoạt động năm tới và tiến hành lập dự toán kinh phí của đơn vị mình gửi phòng tài chính kế toán trước ngày 15/11 hàng năm.
- Bước 3: Căn cứ vào dự toán chi thường xuyên các khoa/phòng trong bệnh viện, Phòng tài chính kế toán của bệnh viện sẽ tiến hành tổng hợp và trình lên Ban giám đốc bệnh viện và các cấp có thẩm quyền để tiến hành xem xét và phê duyệt.
- Bước 4: Ban giám đốc tiến hành xét duyệt trước 15/12 hàng năm. Nếu cần điều chỉnh sẽ yêu cầu các khoa/phòng làm lại và tiến hành tổng hợp sau khi chỉnh sửa. Trong trường hợp được xét duyệt sẽ tiến hành thông báo cho các khoa/phòng nắm được thông tin và thực hiện.
* Dự toán chi thường xuyên của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng Các khoản chi thường xuyên của Bệnh viện được đảm bảo bằng nguồn nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, thu dịch vụ và nguồn khác. Hằng năm, bệnh viện phải lập dự toán chi tiết từng nhóm mục chi tương ứng với từng nguồn kinh phí.
Theo Nghị định 43 thì đối với các khoản chi thường xuyên, Bệnh viện có thể quy định mức chi bằng hoặc cao hơn do Nhà nước quy định. Nhìn chung, Bệnh viện vẫn xây dựng định mức chi theo đúng chế độ do Nhà nước quy định. Bên cạnh đó, một số nội dung chi đã được điều chỉnh cho phù hợp với tính chất hoạt động của đơn vị.
Bảng 2.2. Dự toán chi nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng giai đoạn 2016-2020
(Đơn vị: Triệu đồng)
Nội dung Năm
2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh (%) 16/17 17/18 19/18 20/19 BQ Nhóm 1: Các khoản chi thanh toán cá nhân 53.016 56.345 60.127 64.565 68.214 106,3 106,7 107,4 105,7 106,5 Nhóm 2: Chi cho quản lý 4.001 4.279 4.722 5.129 5.406 106,9 110,4 108,6 105,4 107,8 Nhóm 3: Chi nghiệp vụ, chuyên môn 49.812 52.624 55.356 58.679 62.878 105,6 105,2 106,0 107,2 106,0 Nhóm 4: Chi mua sắm, sửa chữa 26.997 30.289 35.478 38.763 46.216 112,2 117,1 109,2 119,2 114,4 Tổng 133.826 143.537 155.683 167.136 182.714 107,3 108,5 107,4 117,4 110.1
(BQ: Bình quân)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm từ 2016 đến 2020 của Bệnh viện)
Từ bảng 2.2 ta thấy dự toán các khoản chi của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng tăng dần qua các năm. Nếu năm 2016, dự toán các khoản chi thường xuyên chỉ là 133.826 triệu đồng thì đến 2017, con số này là 143.537, năm 2018 là 155.683 triệu đồng, đến năm 2019 tăng lên là 167.136 triệu đồng và năm 2020 tăng lên là 182.714 triệu đồng với tỷ lệ bình quân là 110.1%. Điều này phù hợp với sự phát triển chung của bệnh viện, do lượng CBCNVC tăng qua các năm, mua sắm các trang thiết bị hiện đại phục vụ chẩn đoán và điều trị, số lượng bệnh nhân đến khám tăng…
Trong đó, tỷ lệ tăng của từng nhóm như sau:
+ Nhóm 1(Các khoản chi thanh toán cá nhân): nếu như năm 2016, số tiền chi cho khoản này là 53.016 triệu đồng thì đến năm 2017, con số này đã tăng lên đến 60.127 triệu đồng, năm 2019 là 64.565 triệu đồng thì
đến năm 2020 tăng lên là 68.214 triệu đồng với tốc độ tăng bình quân là 106,5%.
+ Nhóm chi 2 (Chi cho quản lý): Nhóm chi này trong giai đoạn 2016-2020 dự toán chi tăng bình quân là 107,8%. Trong đó năm 2019 dự toán chi tăng 108,6% so với năm 2018, năm 2020 dự toán chi nhóm này tăng 105,4% so với năm 2019.
+ Nhóm 3 (Chi nghiệp vụ chuyên môn): Năm 2018 dự toán chi nhóm này là 55.356 triệu đồng; năm 2019 tăng thêm 3.323 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 109,2% so với năm 2018; năm 2020 dự toán nhóm chi này là 62.878 triệu đồng tăng 4199 triệu đồng tương ứng tăng với tỷ lệ 106,6% so với năm 2019.
+ Nhóm 4 (Chi mua sắm, sửa chữa): Năm 2018 khoản chi này là 35.478 triệu đồng đến năm 2019 khoản chi này tăng lên là 3.285 triệu đồng; năm 2020 tăng hơn năm 2019 số tiền là 7453 triệu đồng, với tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này là 114,2%.
b. Về thực hiện các khoản chi thường xuyên năm 2016-2020
Hàng năm, Bệnh viện căn cứ vào dự toán được giao, triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chi được giao theo đúng mục đích, chế độ, tiết kiệm và hiệu quả.
Việc chi thường xuyên của bệnh viện được thực hiện theo căn cứ Nghị Định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập; Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện chi thường xuyên tại bệnh viện.
Kết quả thực hiện chi thường xuyên của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng giai đoạn 2016-2020 như ở bảng sau:
Bảng 2.3 Kết quả thực hiện chi thường xuyên năm 2016-2020 (Đơn vị: Triệu đồng) Nội dung Năm 2016 Năm 2017 DT TH TH/ DT DT TH TH/ DT Nhóm 1 53.016 54.989 103.7 56.345 58.023 103.0 Nhóm 2 4.001 4.203 105.0 4.279 4.463 104.3 Nhóm 3 49.812 51.874 104.1 52.624 54.742 104.0 Nhóm 4 26.997 29.010 107.5 30.289 33.986 112.2 Tổng 133.826 140.076 104.7 143.537 151.214 105.3 Nội dung
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
DT TH TH/ DT DT TH TH/ DT DT TH TH /DT Nhóm 1 60.127 62.367 103,7 64.565 67.869 105,1 68.214 69.579 102,0 Nhóm 2 4.722 4.985 105,6 5.129 5.327 103,8 5.406 5.579 103,2 Nhóm 3 55.356 56.256 101,6 58.679 61.124 104,2 62.878 65.458 104,1 Nhóm 4 35.478 36.268 102,2 38.763 44.545 114,9 46.216 47.611 103,0 Tổng 155.683 159.876 103,3 167.136 178.865 107,0 182.714 188.227 103,1 (DT: Dự toán ; TH: thực hiện)
Từ kết quả phân tích ở Bảng 2.3 ta thấy: tổng chi thường xuyên của bệnh viện Phụ sản Hải Phòng đều vượt dự toán và tăng dần qua các năm:
- Năm 2018 tổng chi thường xuyên của bệnh viện là 159.876 triệu đồng, tăng 103,3% so với dự toán đầu năm.
- Năm 2019 tổng chi thường xuyên của bệnh viện là 178.865 triệu đồng tăng 18.989 triệu đồng so với năm 2018 vượt 107,0% so với dự toán đầu năm.
- Năm 2020 tổng chi thường xuyên của bệnh viện là 188.227 triệu đồng, tăng thêm 9.362 triệu đồng so với năm 2019 tăng 103,1% so với dự toán.
Để nghiên cứu cụ thể hơn ta đi phân tích các khoản chi thường xuyên của bệnh viện theo các nhóm:
* Nhóm 1: Các khoản chi thanh toán cá nhân
Bao gồm các khoản chi về tiền lương, tiền công, phụ cấp lương bao gồm phụ cấp khu vực, chức vụ, vượt khung, phụ cấp độc hại nguy hiểm, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp thêm giờ (được tính theo chế độ hiện hành, kể cả nâng bậc lương hàng năm) và khoản nộp theo lương (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn), phúc lợi tập thể, tiền lương tăng thêm, trợ cấp, phụ cấp khác.
- Tiền lương, phụ cấp:
Cán bộ, viên chức được trả lương theo ngạch, bậc hiện hưởng về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Lao động hợp đồng thực hiện theo hợp đồng đã ký giữa giám đốc với người lao động nhưng phải đảm bảo mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Hợp đồng thuê chuyên gia, hợp đồng bán thời gian của các cán bộ nhà trường sẽ tùy theo điều kiện tài chính, nhu cầu công việc trong từng giai đoạn của Bệnh viện, Giám đốc bệnh viện
Các khoản phụ cấp thực hiện theo chế độ hiện hành. Hàng tháng các khoa, phòng nộp Bảng chấm công của đơn vị mình cho Phòng Tổ chức, căn cứ vào Bảng chấm công mà phòng Tổ chức duyệt, phòng Tài chính-Kế toán tổng hợp để tính số tiền lương trả cho từng cán bộ, viên chức. Tiền lương
hàng tháng của cán bộ, viên chức sau khi khấu trừ các khoản phải trả theo quy định được chuyển vào tài khoản cá nhân vào ngày 25 hàng tháng. Tiền công trả cho lao động hợp đồng được thực hiện theo Nghị định số 68/NĐ - CP ngày 17/11/2000. Áp dụng cho người lao động hợp đồng ngắn hạn của Bệnh viện. Tiền công được trả theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động giữa Bệnh viện và người lao động sao cho phù hợp với công việc thực tế, đúng quy định của Luật lao động.
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: Thực hiện theo Thông tư số 07/2005/TT- BNV của Bộ Nội vụ ngày 05 tháng 01 năm 2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức và công văn số 6680/BYT-TCCB ngày 22/08/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức ngành y tế.
Phụ cấp trực chuyên môn: Phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật; Phụ cấp chống dịch: Thực hiện theo quyết định số 73/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.
Phụ cấp ưu đãi nghề: Căn cứ theo Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT- BYT-BNV-BTC hướng dẫn Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công, viên chức công tác tại cơ sở y tế công lập do Bộ Y tế - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành.
Các khoản phụ cấp theo lương và các khoản phụ cấp khác, như: Phụ cấp chức vụ, Phụ cấp vượt khung, Phụ cấp trách nhiệm, Phụ cấp làm đêm, thêm giờ...thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước, được trả cho cán bộ, nhân viên của bệnh viện vào ngày 25 hàng tháng.
Căn cứ để tính mức trả thu nhập tăng thêm dựa vào quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng hàng năm tại Bệnh viện. Theo đó định mức trả thu nhập tăng thêm được tính dựa trên phân loại A, B, C theo kết quả thực hiện công tác
chuyên môn và số ngày công đi làm trong tháng. Hệ số thu nhập tăng thêm được quy định gắn với kết quả phân loại với tỷ lệ có thể điều chỉnh hàng năm.
Việc chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác. Hệ số thu nhập tăng thêm của chức danh lãnh đạo bệnh viện tối đa không quá 2 lần hệ số thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện của người lao động trong bệnh viện.
Thu nhập tăng thêm sẽ được chi theo quý và thu nhập tăng thêm của quý trước sẽ thực hiện vào tháng đầu của quý tiếp theo. Số chi hỗ trợ thu nhập tăng thêm hàng tháng sẽ được tính dựa trên công thức sau:
TN = ĐM x HSGC Trong đó :
TN: Thu nhập tăng thêm
ĐM : Định mức chi chung (Được thay đổi hàng tháng tăng hoặc giảm tùy thuộc vào tình hình hoạt động của bệnh viện).
HSGC : Hệ số giãn cách giữa các nhóm đối tượng hưởng.
Bảng 2.4. Bảng hệ số giãn cách
TT Nhóm đối tượng giãn cách Hệ số
1 Giám đốc, Bí thư Đảng ủy 20
2 Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Chủ tịch công đoàn, Phó bí thư
Đảng ủy 18
3 Trưởng khoa lâm sàng, cận lâm sàng, trưởng phòng KHTH. 16 4 Trưởng phòng chức năng, Phó chủ tịch công đoàn 15 5 Tiến sỹ, BSCKII, phó trưởng phòng, phó trưởng khoa, Bí thư chi bộ 14 6 Điều dưỡng trưởng khoa phòng, Điều dưỡng trưởng khối, Bí thư
đoàn thanh niên 12
7 Bác sĩ, dược sĩ đại học 11
8 Đại học điều dưỡng, kỹ sư, đại học khác, điều dưỡng hành chính 9
9 Cao đẳng, trung cấp, lái xe cứu thương 8
- Các khoa hoàn thành từ 70% đến 89% chỉ tiêu kế hoạch giường bệnh trong quý được tính hệ số thu nhập tăng thêm là 1,0 cho từng cán bộ trong khoa.
- Các khoa hoàn thành từ 90% đến 110% chỉ tiêu kế hoạch giường bệnh trong quý được tính hệ số thu nhập tăng thêm là 1,2 cho từng cán bộ trong khoa.
- Các khoa hoàn thành từ 121% đến 135% chỉ tiêu kế hoạch được tính hệ số thu nhập tăng thêm là 1,3 cho từng cán bộ trong khoa.
- Các khoa hoàn thành từ 136% chỉ tiêu kế hoạch trở lên được tính hệ số thu nhập tăng thêm là 1,5 cho từng cán bộ trong khoa.
- Các khoa không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch giao đạt mức < 70% chỉ tiêu kế hoạch thì tính hệ số thu nhập tăng thêm là 0,7%.
Căn cứ nguồn thu thực tế, tạm tính chênh lệch thu chi của đơn vị việc tính toán mức chi thu nhập tăng thêm loại A, B,C có thể cao hơn hoặc thấp hơn căn cứ nguồn thu > chi của đơn vị, (Do Hội đồng thi đua bệnh viện quyết định).
Các tiêu chí tính toán thu nhập tăng thêm căn cứ quy chế thi đua khen thưởng của đơn vị. Để động viên CBCNVC phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, việc tạm chi trước thu nhập tăng thêm cho CBCNVC trong cơ quan tính theo quý. Căn cứ vào cơ chế tài chính và tình hình thực tế chênh lệch thu > chi của đơn vị, đến quý 4 cuối năm sau khi xác định chính xác số kinh phí tiết kiệm được sẽ điều chỉnh lại chi trả thu nhập tăng thêm, nếu số tạm tính chệnh lệch thu chi cao hơn hoặc thấp hơn số đã tạm chi sẽ điều chỉnh sang năm sau.
Để đảm bảo tính công bằng và đánh giá đúng công sức đóng góp của CBCNV trong đơn vị. Hàng tháng Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật sẽ căn cứ vào hiệu quả công việc và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng khoa phòng để xét thưởng và tính tăng thu nhập cho CBCNVC theo mức A, B, C (Căn cứ tiêu chí xét của Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật của đơn vị).
Bảng 2.5 Tỷ lệ các khoản chi thường xuyên trong 5 năm 2016-2020 (Đơn vị: Triệu đồng) Nhóm Năm 2016 Năm 2017 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Nhóm 1 54.989 39,3 58.023 38,4 Nhóm 2 4.203 3,0 4.463 3,0 Nhóm 3 51.874 37,0 54.742 36,2 Nhóm 4 29.010 20,7 33.986 22,5 Tổng 140.076 100 151.214 100
Nhóm Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
Nhóm 1 62.367 39,0 67.869 37,9 69.579 37,0
Nhóm 2 4.985 3,1 5.327 3,0 5.579 2,9
Nhóm 3 56.256 35,2 61.124 34,2 65.458 34,8
Nhóm 4 36.268 22,7 44.545 24,9 47.611 25,3