Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Biện pháp hoàn thiện công tác chi tài chính tại bệnh viện phụ sản Hải Phòng trong cơ chế tự chủ (Trang 70 - 73)

Nội dung của giải pháp này bao gồm: tăng cường quản lý và kiểm soát quá trình chi tiêu Ngân sách theo Luật Ngân sách và đảm bảo chấp hành nghiêm kỷ luật tài chính trong các đơn vị dự toán. Tăng cường công tác kiểm toán nội bộ tại đơn vị.

Ngân sách được thực hiện có hiệu quả và chất lượng cao thì chúng ta phải tiến hành kiểm soát chi một cách liên tục từ khâu lập dự toán Ngân sách, chấp hành Ngân sách đến khâu quyết toán Ngân sách.

- Lập dự toán ngân sách

Để công tác lập dự toán Ngân sách thực hiện được chức năng giám sát trước khi chi Ngân sách, làm cơ sở cho quá trình chấp hành và quyết toán Ngân sách, cần phải thực hiện các biện pháp sau đây:

+ Đặt công tác lập dự toán Ngân sách vào đúng vị trí quan trọng của nó. Chấm dứt tình trạng tuỳ tiện, vô trách nhiệm trong việc lập dự toán Ngân sách hàng năm của các đơn vị dự toán

+ Dự toán Ngân sách của các đơn vị phải thể hiện được đầy đủ chi tiết nội dung chi (kể cả thường xuyên và không thường xuyên) vì trên cơ sở đó mới có thể xác định được kế hoạch Ngân sách tương đối chính xác và tạo cơ sở cho việc kiểm soát chi tiêu ở các khâu tiếp theo.

- Chấp hành ngân sách:

Kiểm soát chi trong quá trình chấp hành Ngân sách thực chất là việc kiểm soát trong quá trình cấp phát kinh phí và sử dụng kinh phí.

Đối với quá trình cấp phát kinh phí của phòng TCKT cần được đổi mới theo hướng:

Cấp phát theo quý để các đơn vị dự toán tự chủ trong các khoản chi tiêu của mình.

Mua vật tư phục vụ công tác chuyên môn hay kinh phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định nên cấp đều theo quý trong năm, không nên để dồn vào quý cuối năm.

Tuy nhiên để làm được như vậy thì phòng Tài chính Kế toán phải cập nhật số liệu thường xuyên, rà soát các khoản chi, bố trí lại bộ máy tổ chức của phòng và phân công công việc phù hợp với trình độ năng lực của từng cán bộ.

Công tác hạch toán kế toán là công cụ quan trọng hàng đầu đối với công tác tài chính. Nội dung giai đoạn này của chu trình Ngân sách là phản ánh, đánh giá và kiểm tra lại quá trình lập và chấp hành Ngân sách. Việc cần thiết trước mắt là đưa công tác kế toán của các đơn vị đi vào nề nếp, thực hiện nghiêm pháp lệnh kế toán và thống kê.

Với trình độ cán bộ làm công tác kế toán của các đơn vị dự toán như hiện nay, bên cạnh việc rà soát, sắp xếp lại tổ chức, đào tạo, tập huấn... cần thiết phải nghiên cứu lựa chọn phương pháp hạch toán và hệ thống sổ sách kế toán phù hợp với đặc điểm của ngành, đơn giản tiện lợi, không đòi hỏi quá nhiều biểu mẫu, các biểu mẫu trùng lắp, khó thực hiện.

Phải thực sự coi trọng công tác quyết toán Ngân sách, đánh giá đúng công tác quyết toán là hoạt động kiểm soát sau khi chi Ngân sách:

Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tài chính định kỳ với đầy đủ các báo cáo tài chính theo đúng quy định. Kiên quyết đình chỉ việc cấp phát kinh phí đối với các đơn vị không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tài chính.

Cải tiến công tác thẩm tra xét duyệt quyết toán hàng năm của các đơn vị dự toán. Để khắc phục hạn chế về thời gian kiểm tra quyết toán hàng năm, cần thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên trong năm. Việc kiểm tra phải tiến hành nghiêm túc, tới trực tiếp các đơn vị cơ sở.

Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập với phòng Tài chính - Kế toán nhằm sớm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi tiêu cực, gian lận trong quản lý và điều hành hoạt động tài chính góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nhân lực, tiền vốn, hạn chế lãng phí, tham nhũng, góp phần hoàn thiện công tác tự chủ tài chính

Thứ hai, Để công tác chấp hành kỷ luật tài chính trong đơn vị dự toán từng bước đi vào nề nếp, Bệnh viện cần thực hiện các biện pháp sau:

Quy định rõ chế độ trách nhiệm đối với các cán bộ làm công tác tài chính kế toán tại các đơn vị, tăng cường kiểm soát trước khi chuẩn chi tại các đơn vị.

Có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các trường hợp vi phạm kỷ luật tài chính như các khoản thu ngoài sổ sách kế toán, chi tiêu tuỳ tiện, lập chứng từ thanh toán không đúng thực tế:

Xử lý hành chính theo đúng quy định của Pháp lệnh xử lý các vi phạm trong lĩnh vực tài chính kế toán.

Người duyệt chi sai chế độ quy định phải có trách nhiệm “bồi hoàn cho công quỹ.

Các khoản thu để ngoài sổ sách kế toán đều phải bị thu hồi.

Xử lý kỷ luật về tổ chức cán bộ đối với các trường hợp cố tình vi phạm hoặc tái phạm.

Đối với các trường hợp lập chứng từ “khống” để tham ô phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Biện pháp hoàn thiện công tác chi tài chính tại bệnh viện phụ sản Hải Phòng trong cơ chế tự chủ (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)