Công tác xây dựng, lập kế hoạch, chiến lược của bệnh viện
Đây là công cụ quan trọng đầu tiên trong tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và đặc biệt là quản lý chi thường xuyên đối với bệnh viện. Bởi thực hiện bất kỳ bước chuyển nào trong hoạt động của các ngành, lĩnh vực cũng cần phải xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch. Dựa trên chiến lước phát triển chung đã được hoạch định trong từng thời kỳ, các nhà lãnh đạo của các đơn vị tiếp tục xây dựng định hướng chiến lược cho mình nhằm từng bước thực thi những chỉ tiêu đã được đề cập trong chiến lược, kế hoạch.
Tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch cần được đổi mới tính chất, nội dung, phương pháp lập kế hoạch để kế hoạch trở thành công cụ hữu ích
chống lại sự mất ổn định và đảm bảo định hướng phát triển dài hạn của bệnh viện. Thực hiện tốt việc hoạch định các chính sách phát triển, trong đó phải xác định rõ thứ tự ưu tiên để đầu tư, hỗ trợ có hiệu quả về tài chính và nguồn lực cho bệnh viện.
- Tổ chức bộ máy, năng lực, của đội ngũ cán bộ, nhân viên đơn vị. Tình hình thực hiện quản lý chi thường xuyên của bệnh viện công lập còn phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động, năng lực và sự nhạy bén của đội ngũ cán bộ, nhân viên của đơn vị, đặc biệt trưởng phòng tài chính kế toán, kế toán trưởng đơn vị. Con người là nhân tố trung tâm của bộ máy quản lý, là khâu trọng yếu trong việc xử lý các thông tin để đề ra các quyết định quản lý. Sự am hiểu của đội ngũ CBNV về lĩnh vực công việc mình phụ trách, quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phân tích vấn đề, đề xuất, tham mưu chính sách, kết quả hoạt động
- Quy mô phát triển và chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện Ngày nay do kinh tế xã hội phát triển đòi hỏi quy mô và chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện cũng phải tăng để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao và đa dạng của nhân dân cũng như để cạnh tranh với các hình thức cung cấp dịch vụ y tế khác.