Khái lược về nữ tính trong truyện ngắn Võ Thị Hảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ý thức nữ tính trong truyện ngắn võ thị hảo (Trang 28 - 33)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Khái lược về nữ tính trong truyện ngắn Võ Thị Hảo

Trong bầu không khí trong trẻo của cõi văn chương, Võ Thị Hảo dường như tìm được không khí để thở cho riêng mình. Để làm thanh sạch sự thanh khiết đó và cũng để cho trái tim đầy nhiệt huyết văn chương được chảy tự do, Võ Thị Hảo đã viết tới tốc, vắt kiệt sức bằng những tác phẩm nhiều mồ hôi và lắm nước mắt. Tận cùng những trang viết bằng lòng thành và sự khát khao chính nghĩa là những suy nghĩ dũng cảm, tinh tế và đầy mẫn tuệ của một người phụ nữ từng trải. Võ Thị Hảo như một người chân trần lặng lẽ mang ánh sáng của mình kiên nhẫn đi trong thăm thẳm đời sống, ngụp lặn trong dòng đời bộn bã để sống và viết, và sáng tạo. Võ Thị Hảo viết nhiều, viết đều đặn trong tâm trạng của một người hiểu rõ giá trị của cuộc sống hiện thực nhiều tầng nấc; từ

phút giây cảm thấy cô đơn đến tận niềm đau khổ đích thực của nghệ sĩ.

Sáng tác của Võ Thị Hảo chất chứa đầy đủ những màu sắc làm nên đời. Nơi đó, có màu đen của cảnh đời bất hạnh (Trận gió màu xanh rêu, Người đàn bà Âu Lạc); có màu hồng của sự chở che, hạnh phúc, yêu thương (Làn môi đòng trinh, Dây neo trần gian). Nhưng có lẽ gam màu đặc trưng nhất là những góc tối, nỗi buồn và miền tiếc nuối, cả khi ý niệm về con người, cuộc sống mới luôn bị chới với trong hiện tại (Bán cốt, Người sót lại của Rừng Cười, Biển cứu rỗi, Góa phụ đen).

Như là nợ duyên nợ kiếp, hầu hết sáng tác của Võ Thị Hảo đều phản ánh những ước mơ thầm kín nhưng mãnh liệt, đến độ bộc phát thành những cơn điên dại bản năng của con người. Nhân vật của chị luôn thể hiện nỗi đắng chát của hành trình sống, những dư vị lắm đỗi lắm đời của ngày sống, ngày yêu, ngày trở về với cát bụi. Mỗi cảnh đời trong tác phẩm là một giọt buồn riêng biệt; mỗi con người với mỗi số phận nghiền nát, thấm đẫm, bầm dập, khiếp đảm, đớn khổ. Những dòng kiểm khảo thế giới dối gian của Võ Thị Hảo như muốn và bắt cuộc đời, con người trả lại sự bình đẳng cho mỗi việc làm, cách đối xử của mình. Chị đã sáng tác nhiều cốt truyện mang hơi hướm mới mẻ và trong số đó Lời hẹn của mùa thu, Con dại của đá, Biển cứu rỗi đã được dựng thành phim.

Thế mạnh của Võ Thị Hảo là viết về chính mình, về chính người phụ nữ ở trong mình. Chị thông cảm, chia sẻ nỗi đau của từng người phụ nữ là bé thơ, là cô gái, là thiếu phụ, là đàn bà, là người già. Chị tài tình khi phỏng chiếu, khúc xạ những đặc tính của nữ giới qua từng trang viết. Ở đấy, chị đắc ý khi cắt nghĩa và lí giải biểu đồ tâm lí của con người từ chỗ lắng sâu nhất đến chỗ nổi loạn nhất… Đấy cũng là sự nhạy cảm, tài giỏi của Võ Thị Hảo.

Đủ bình tĩnh để tường minh từng hành động qua mỗi thân phận con người, với cái nhìn cay độc nhưng đầy tự tin về xã hội tan chiến nhưng chưa

tàn chiến, Võ Thị Hảo đã xây dựng nhân vật của mình qua những cuộc đấu tranh khốc liệt với hiện tại.

Có thể thấy, cuộc đấu tranh gay cấn nhất là cuộc đấu tranh trước sự sống còn - Ngày không mút tay của chị là một minh chứng. Cuộc đấu tranh lắm dữ dằn nữa là cuộc chiến với bản năng. Võ Thị Hảo đã từng nói, tình dục trong văn chương là “chuyện không có gì mà ầm ĩ thế”. Nó là vấn đề văn hóa - xã hội, là triết lí sống, là hệ giá trị hoặc chuẩn mực. Xu hướng ca ngợi quá trình xã hội hóa tình dục trong văn học thường nhấn mạnh tính hợp lí, hài hòa của sở hữu tuyệt đối trong quan hệ tình dục. Đề cập đến vấn đề này, Võ Thị Hảo có quan niệm: đấy là dùng văn chương để nói về những điều tiềm ẩn trong cuộc sống. Tình dục trong sáng tác của chị không phải là sự khêu gợi mà đó là nhu cầu bản năng của con người.

Nếu có những cuộc đấu tranh mà hiện thực không có chiến trường để diễn thì Võ Thị Hảo cho nhân vật mình đi vào giấc mơ, vào ảo vọng, vào thế giới phiêu bồng hư hư, thật thật. Đó cũng là một trong những hình thức cứu rỗi hiệu quả trong tâm lí con người.

Có thể nhìn nhận rằng, từ cốt truyện, cách đặt vấn đề đến việc thể hiện ngôn ngữ, gọi tên nhân vật, bố trí và xử lí tình tiết, Võ Thị Hảo luôn trau chuốt và tạo nên những chi tiết bất ngờ, thú vị. Sáng tác của chị không dừng lại ở một mảng đề tài nào, một khoảng không gian nào, cuộc sống người Mông hay người Kinh, trên đảo hay ở đất liền, mùa xuân hay mùa thu, ngày cũng như đêm, người và ma hoặc quỷ thần đều được đưa vào trang viết với tất thảy những dụng ý không mơ hồ.

Trong kiếp trầm luân của đời người, con người luôn mon men trong hành trình phủ bỏ hiện tại để tìm đến hiện tại khác bằng sự cứu rỗi cảm giác. Bi kịch và đôi khi cái chết của những nhân vật trong sáng tác Võ Thị Hảo như một sự liên tưởng, sự thức tỉnh lương tri con người hiện đại trong cuộc chiến

giằng xé giữa hạnh phúc và nỗi khổ đau. Trên hết, có thể thấy nhân vật của chị dám vượt qua mọi trầm luân cuộc đời; dám sống, dám yêu; khi cần, dám chết để bảo vệ tình yêu của mình, bảo vệ tự do, bảo vệ phẩm cách làm người… Đó cũng là nỗi khát vọng muôn đời của mỗi kiếp nhân sinh.

Võ Thị Hảo có văn chương để “ẩn náu”. Tại bức bình phong quyến rũ và đầy sắc khí ấy, chị muốn người đọc hiểu tận bố cục, đường nét, sự phối màu về bức tranh đa diện về hiện thực trong văn chị. Với những nhân vật mới lạ, kì ảo: bóng ma, linh hồn, thần tiên, con người siêu nhiên trong Giàn thiêu, Đêm bướm ma, Giấc cú, Mùi chuột, Dã nhân; con người hóa thân trong Hồn trinh nữ, Tim vỡ… Võ Thị Hảo phản ánh sự đa chiều của cuộc sống. Mỗi loại hình nhân vật luôn tồn tại trong nó quan điểm của nhà văn về sự lí giải, cắt nghĩa bản chất con người.

Hơn bao giờ hết, có thể thấy trong từng trang viết, trong từng hơi thở dồn dập và thổn thức của Võ Thị Hảo là âm mưu đánh thức trái tim người; làm nóng 70 phần chìm trong tảng băng trôi của cõi vô thức.

Với 7 tập truyện ngắn, 3 kịch bản phim truyện sắc sảo, tinh tường, 1 tiểu thuyết lịch sử làm chấn động cả cõi Nam được giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội, Võ Thị Hảo đã thể hiện một tay viết lăn xả, bụi bặm và đầy nhiệt huyết.

Mỗi thân phận, mỗi nhân vật trong sáng tác của Võ Thị Hảo là một lát cắt của cuộc sống. Tuy không có tính toàn diện, điển hình và biểu trưng, nhưng hầu hết đấy là những mảnh ghép có sự trao chuốt tử tế của người thợ vẽ. Qua từng trang viết, chúng ta như bắt gặp ở đâu đó nơi người này, kẻ khác hay ở chính mình những điều cần biện luận và sám hối.

Vừa là nhà văn nổi tiếng, nhà báo sắc sảo, là mẹ của hai cô con gái tuổi cập kê, người phụ nữ “phận đàn bà, mệnh đàn ông” - Võ Thị Hảo còn đấy những điều mênh mang chưa xới vác hết. Đôi khi chị giật mình bởi đằng sau hàng trăm truyện ngắn và 1 tiểu thuyết, 3 kịch bản phim truyện, vẫn còn đó

hàng loạt vấn đề dang dỡ chưa có thời gian nhã mực. Chị luôn giục mình xông xáo cày sâu cuốc bẩm trên mảnh đất văn chương màu mỡ của nước nhà để sống, viết và sáng tạo. Coi văn chương như là của để dành, trong hành trình sáng tạo, chị tiếp tục hứa hẹn chinh phục người đọc bằng những tác phẩm tinh tường và tài hoa.

Bằng cảm quan sáng tác mới mẻ, hiện đại, sự tinh tế, nhạy cảm của người phụ nữ, sáng tác của Võ Thị Hảo đã giúp người đọc khai thác kĩ âm bản của hằng số tối tăm, khuất lấp của chính mình. Với hiệu ứng đó, sáng tác của chị có vị trí hẳn hoi trong việc góp phần mang gia vị mới mẻ, lạ miệng cho nền văn học nước nhà.

***

Các đặc điểm truyện ngắn Võ Thị Hảo chính là nền tảng, căn cứ và những gợi mở quan trọng, cần thiết để chúng tôi đi vào khám phá, tìm hiểu ý thức nữ tính từ phương diện nội dung đến các phương thức biểu hiện của nhà văn. Có thể khẳng định rằng, thiên tính nữ, cái tôi cá nhân và dục tính là những đặc điểm nổi bật thể hiện ý thức nữ tính trong truyện ngắn Võ Thị Hảo. Tuy nhiên, giữa các đặc điểm, yếu tố này luôn có sự đan xen, hòa quyện và được bộc lộ ở những mức độ đậm nhạt khác nhau trong từng tác phẩm cụ thể. Điều đó là đương nhiên, bởi nó hoàn toàn tùy thuộc vào ý đồ sáng tác của nhà văn cũng như sự linh hoạt, uyển chuyển, khéo léo trong bút pháp thể hiện của chủ thể sáng tạo.

Chương 2. Ý THỨC NỮ TÍNH TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ THỊ HẢO NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG NGHỆ THUẬT

2.1. Ý thức về thiên tính nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ý thức nữ tính trong truyện ngắn võ thị hảo (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)