6. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Cái tôi cá nhân cô đơn và bi kịch
chương chỉ có tác dụng khi người nghệ sĩ nhận thức rõ bản chất con người thực tại thì mới có thể phục vụ tốt cho con người. Quả thật, con người trong sáng tác của Võ Thị Hảo là con người đích thực của cuộc sống thường ngày bị nén chìm trong vòng tròn im lặng của cõi cô đơn. Họ - những cô thanh niên, những người phụ nữ, đàn bà bao giờ cũng biết hiến dâng. Họ là những con người nhỏ bé trước bão lũ cuộc đời. Trong hành trình sống, ước mơ và ngay cả “Đường về trần” họ vẫn là những thân phận bé mọn, ngơ ngác, lạc lõng; Võ Thị Hảo từng nói: “Hẳn có rất nhiều thời gian để vực dậy, đánh thức họ sang giấc mơ khác”. Họ - những thân phận bé mọn, suốt đời chỉ mơ một giấc lầm lũi, nhọc nhằn, thất thường như cuộc đời một người đàn bà. Một giấc mơ của kẻ bộ hành dưới trần gian, không rực rỡ, vừa như thiếu phụ, vừa như đứa trẻ tự ngắm mình và thế giới này từ xa.
Tinh tế và nhạy cảm trong cách nhìn hiện thực tâm trạng, với bút pháp độc thoại nội tâm và dòng vô thức bản năng, nhà văn đã đi sâu vào cõi cô đơn tận cùng của con người một cách đa diện, đa chiều kích. Ở đây, mỗi mảnh đời là một tâm trạng, là hoài vọng, ảo vọng, là khổ đau, luôn phải ước mơ, khắc khoải, âu lo và chờ đợi. Họ là những con người bất hạnh, bệnh tật, là tàn dư, nạn nhân của chiến tranh, của đàn ông và của chính mình. Ngoài việc biểu dương cho lực lượng siêu nhiên nào đấy, tất thảy các nhân vật Võ Thị Hảo dựng lên trong trang viết đều là những “nữ chúa” cô đơn. Họ cô đơn sau ngày chiến đấu, họ lạc lõng trong hiện thực cuộc sống đầy cám dỗ của thời hiện đại, họ cảm thấy phũ phàng khi sống không được là chính mình, không còn là chính mình. Họ, nói như nhà phê bình Bích Thu: “Số phận của những người đàn bà đi suốt cuộc đời vẫn không tìm thấy một tổ ấm, một nơi trú ngụ tinh thần. Họ luôn phải đối diện với sự trống rỗng, với sự hụt hẫng thất thường của trạng thái cô đơn” [34]. Sự cô đơn của những người phụ nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo là chuyện con người đi giữa cuộc đời, đi với ham muốn của
mình vẫn cảm thấy cô đơn, nếu không muốn nói là vô nghĩa. Nếu sau ngày tan chiến là hình ảnh làng Góa, những người đàn bà đội khăn tang như đàn cò trắng trong ngày giỗ chung, thì trong thời hiện đại họ là những người phụ nữ chỏng lõng trước tình yêu, lạc lẽo trong đời sống gia đình và nhiều hờn tủi về kiếp người.
Trước hết, những thân phận đó là nạn nhân của chiến tranh, là tàn dư của ngày hậu chiến. Họ là những cô thanh niên xung phong tuổi còn mơn mởn, bị núi rừng Trường Sơn phủ phục, sống cảnh thiếu đàn ông ròng rã suốt mùa chiến dịch. Họ đã chọn lấy cái chết để tránh chạm phải nỗi đau ô nhục lõa lồ mà trong giây phút không kiềm chế nổi đã bột phát. Nỗi đau của những người con gái ở Rừng Cười làm cho ai cũng đau đớn, quặn thắt. Rồi cả khi còn một mình sót lại sau chiến tranh, một trong năm cô gái Rừng Cười - Thảo lại rơi vào trạng thái cô đơn ngay chính với bạn bè của mình, người yêu của mình. Cuộc sống của Thảo co mình trong vỏ óc, lặng lẽ, trầm tư với những trang nhật kí và giấc mơ xa ngái, lắm nỗi kinh hoàng từ Rừng Cười. Những tiếng cười mê sảng của Thảo sau ngày hòa bình lập lại đó không chỉ là những đau khổ, mất mát lớn kao, mà còn là nỗi cô đơn, tuyệt vọng không cùng trước chính mình và cuộc sống (Người sót lại của Rừng Cười).
Khắc họa nỗi đau thương sau chiến tranh, hầu hết những nhân vật của Võ Thị Hảo không hề có cuộc sống bình lặng. Họ cô đơn đến mức không thèm dò tìm hành động của mình đang làm gì? Đang đi về đâu? Gần như họ không còn nơi neo giữ và bám víu. Họ là những người vợ vắng chồng vô tăm tích, dở điên dở tỉnh. Họ - những bà mẹ điên, những người phụ nữ suốt đời sống, dò hỏi và tự trả lời về những gì mình đặt ra trong cuộc sống “cực chẳng đã”. Họ trở thành những bà góa đơn độc, buồn tủi: “ Đa số họ là đàn bà đã lớn tuổi và khô héo…, ngồi lầm lì thành một đám khăn trắng trông xa lô nhô như cò đậu. Không ai khóc, họ gần lặng thít trước khói nhang” [11, tr.20]. Họ là
những người đàn bà có chồng chết trận. Nói như lời bà cụ ở làng Đẽo (còn gọi là làng Góa): “Những con mẹ không chồng”.
Nếu nỗi cô đơn của Thảo là tê dại, thảng thốt, buốt giá và thấm thía thì nỗi cô đơn của những người đàn bà có chồng chết trận đã chai lì. Họ sống và gặm nhấm từng nỗi đau và vô nghĩa đi trên cuộc đời.
Bước ra khỏi thời chiến, tưởng chừng người phụ nữ sẽ được êm ấm trong tình yêu và niềm hạnh phúc. Nhưng không, khắc khoải trong tầng lớp nhân vật nữ của Võ Thị Hảo là những con người lầm lạc, đớn đau trong cuộc sống hiện đại. Họ, dẫu là tặng phẩm tuyệt vời của tạo hóa, mang gương mặt khoan dung và trái tim tràn đầy yêu thương, nhưng bi kịch tinh thần dường như vận vào người phụ nữ đẹp. Đó là những người phụ nữ nhẹ dạ, cả tin “Đàn bà thật ngộ nghĩnh. Họ chỉ nhớ những chi tiết phụ mà đàn ông không bao giờ để ý” [10, tr.32]; trót trao gửi cuộc đời mình vào tay những gã sở khanh để lỡ một kiếp người: “Ôi khốn khổ! Khốn khổ thay cho đàn bà!… Các người cứ suốt đời đuổi theo những cao siêu mây gió. Còn ta và hầu hết những người thuộc phái ta, chỉ dừng lại khóe mắt, làn môi và thân xác hứa hẹn đầy lạc thú của các người…” [10, tr.62]. Đấy là tất cả nỗi đau của thế giới đàn bà thời hiện đại.
Họ mang vào cuộc sống, tình yêu với trầm tích đớn đau của hoàn cảnh “tạo hóa đã say rượu khi ặn ra” cô bé dị dạng với những ước mơ thánh thiện trong Máu của lá; là cô gái mù hình dung cuộc đời qua âm thanh vọng lại từ chiếc ti vi bên nhà hàng xóm; là người đàn bà hủi trong Phiên chợ người cùi
buồn tênh, lạnh vắng. Họ đi cùng cuộc sống với cảm thức: “Mẹ chị không hạnh phúc, chị gái của chị cũng đã không hạnh phúc. Người hàng xóm của chị cũng không hạnh phúc… gia đình chị không thể có thêm người đàn bà bất hạnh thứ ba” [9, tr.69]. Vì vậy, Thùy Trang rất thận trọng và dè chừng trong tình yêu. Nỗi kiêu kì trong câu trả lời: “chị vẫn chưa lập gia đình ư? - không
phải là chưa, mà là không bao giờ” đã trở thành nỗi căm tức, ám ảnh trong lòng các chàng trai trẻ. Cứ tưởng Thùy Trang sẽ kiên quyết thực hiện được tâm nguyện của mình, nhưng oái oăm thay, trò đùa quái ác của đám sinh viên nam học cùng lớp đã làm cho Thùy Trang yêu trong đêm đầu tiên và thất tình ngay trong đêm đầu tiên. Tương tự như vậy, Hạnh trong Tiếng vạc đêm đã mang trái tim tật nguyền do dòng họ có người thắt cổ chết vì đàn ông, Hạnh đã đeo đẳng một kí ức, một quá khứ nặng trĩu đi trên dòng đời, co ro trong cơn rét của lòng kiêu ngạo và Hạnh không dám đón nhận tình cảm chân thành của bất cứ một người đàn ông nào. Đã có lúc Hạnh tự hỏi: “Ta đã được dạy dỗ để trở thành như thế và không có khả năng đón nhận hạnh phúc?”
Chẳng khác gì Hạnh và Thùy Trang, người con gái đủ tuổi nhón gót vào
Vườn yêu lắm khi rùn rụt vì thực tại phô bày những cảnh ái ân cám dỗ và cũng lắm khi oải mình vì những người phụ nữ trong gia đình mình, gọi là chuỗi người đi trước vấp phải. Dì của cô, người đàn bà đẹp nhất vùng chết vì băng huyết trong một túp lều ngoài đồng vì đã lấy phải người đàn ông có vợ. Chị của cô, tuổi đã ngoài bốn mươi vì chờ đợi một người lính - chờ mãi rồi người ấy về - nhưng anh ấy lấy một người khác. Nỗi ám ảnh của những cuộc đời ấy đi qua trong kí ức của cô gái trẻ, làm cho cô không toàn tâm toàn ý bước vào vườn yêu lắm chông gai và tội lỗi. Cô nhón gót vào rồi thụt lại với bao ngờ vực, hoài nghi. Cô lo lắng cuộc đời mình, rồi chảy nhúm lại dưới cái nhìn của chàng trai khác sau lần yêu thứ nhất. “Những tấm bảng hiệu có chức năng tín báo” ấy làm cho những người con gái tuổi yêu ngờ vực: dăm ba tháng tình nhạt như nước ốc?. Nếu không gặp rối rắm này thì sẽ gặp trắc trở kia. Và dẫu trong vô thức, họ thèm lắm cảnh sắt son của những con người chân thật. Nhưng biết làm sao được trong cái thời buổi lít nhít trứng gà, trứng vịt này, sự nhầm lẫn đôi khi không thể tránh khỏi. Chờ đợi phía trước họ là sự can đảm hay liều mình? Đôi khi họ cũng không tường minh hết. Cũng vì lẽ đó, họ đắm
mình trong ánh nhìn xa xăm, không một ai có thể hiểu họ đang nghĩ gì? Bởi đôi khi chính họ cũng không hiểu mình đang nghĩ gì?
Cùng đề tài này, Thuận trong Góa phụ đen, một người con gái nói theo cách của Võ Thị Hảo: “Từ lúc nàng còn bé đến tận bây giờ, đã có người đàn ông nào bội bạc với nàng đâu”, nhưng trên vai nàng là hình ảnh nặng nhọc của cây thánh giá chẳng ai cần đến, nhưng nàng cần để trêu ngươi: “Thích nếm lại cảm giác vờn một đấng nam nhi để khi anh ta bị thôi miên rồi thì nàng lại ngẩng cao đầu, nhón gót bỏ đi”. Nàng cảm thấy làm như vậy sứ mệnh trả thù của nàng chiến thắng, trái tim tật nguyền của nàng được vuốt ve. Nhưng khi tình yêu thực sự đến, những tưởng cuộc đời sẽ không bao giờ kéo nàng ra xa thân thể người đàn ông dạo lướt môi lên thân thể nàng - Người đàn ông đã khiến cho người đàn bà trong nàng bừng dậy. Nhưng không, nàng đúng nghĩa đã trở thành góa phụ vì sự không trở về của người mình yêu.
Họ là những người phụ nữ cam chịu, có chồng nhưng không được yêu thương, có con nhưng không được thừa nhận, có người tình nhưng không được săn đón, chở che (Khăn choàng sương). Họ suốt đời là những người phụ nữ cô đơn trước người đàn ông của mình, trước bóng dáng của mình, trước hiện thực cuộc sống của mình. Họ là những vầng trăng mồ côi. Nếu như trong chiến tranh, họ cô đơn, hẫng hụt bao nhiu thì trong cuộc sống đời thường, họ đau đớn, dằn vặt bấy nhiêu. Nếu họ không trốn nổi trong bóng đêm để làm những thân phận điên dại, vật vờ thì ra ánh sáng họ là những góa phụ côi cút. Phần lớn, họ là những trinh nữ lỡ thì sau ngày hậu chiến, trinh nữ lỡ thì trong cung điện. Họ, dẫu là những người đàn bà có nhan sắc đủ sức mê hoặc cả diêm vương (Cung nữ Ngạn La) hay thánh thiện như Phật sống (Nhuệ Anh) nhưng vẫn sống vòng quanh trong quỹ đạo đau thương. Bi kịch lớn nhất của họ là nỗi cô đơn với chính mình.
của những con người bất hạnh, chị tỏ ra khá mẫn cảm và tinh tế đề cập về phạm trù cô đơn trong lòng người. Sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại, có khi biểu hiện bằng thời gian đồng hiện, bằng những mạch kể của thời gian tâm trạng, Võ Thị Hảo đã thăm dò đến tận cùng nỗi cô đơn của người phụ nữ. Mỗi nhân vật là một ẩn số về bi kịch và hạnh phúc. Mỗi mảnh đời là một tâm trạng, khát vọng khắc khoải. Mỗi người là một mảnh ghép của những rung động, yêu thương, hi sinh, đau khổ… Trong những trang tình sử viết về đàn bà ấy, hầu như rằng con người đã và luôn đắm mình trong nỗi cô đơn.