Giao đất, giao rừng ở tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở xã ba bích, huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 28 - 30)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.4. Giao đất, giao rừng ở tỉnh Quảng Ngãi

Theo Quyết định số 29/QĐ-UBND ngày 09/01/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt kết quả Kiểm kê rừng tỉnh Quảng Ngãi giai đaạn 2014-2016, tổng diện tích tự nhiên 515.591,95 ha, trong đó diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp 285.282,09 ha chiếm 55,33 % diện tích tự nhiên. Diện tích có rừng toàn tỉnh 238.245,89 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên 113.364,81 ha, rừng trồng 124.881,08 ha và đất chưa có rừng 122.376,96 ha (trong đó: rừng trồng chưa thành rừng 92.825,48 ha). Độ che phủ của rừng đạt: 46,2%. Theo đó:

- Giao rừng cho tổ chức: Năm 2009, UBND tỉnh đã phê duyệt triển khai thực hiện dự án giao rừng, giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) lâm nghiệp cho 11 Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý dự án Lâm Nông nghiệp trên địa bàn 9 huyện. Đến nay dự án đã hoàn thành việc giao rừng cho 11 Ban quản lý và đã được UBND tỉnh ban hành các Quyết định giao rừng. Tổng diện tích rừng được thiết lập và giao cho các Ban quản lý rừng phòng hộ là 111.326,45 ha và đã cấp giấy

CNQSDĐ cho các Ban quản lý rừng phòng hộ. Ngoài ra các Công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đã được UBND tỉnh giao đất lâm nghiệp để sản xuất kinh doanh.

- Giao rừng cho cộng đồng: Trên địa bàn tỉnh việc giao đất, giao rừng cho cộng đồng được thực hiện từ các dự án quốc tế: Kfw6, WB3 tài trợ và dự án giao rừng của tỉnh, huyện, với tổng diện tích rừng giao cho cộng đồng là 13.792,12 ha.

Tuy nhiên việc giao đất, giao rừng tại tỉnh Quảng Ngãi đang gặp một số khó khăn như: Ở một số nơi diện tích rừng tự nhiên tạm giao cho một số địa phương nay đã giao cho cộng đồng, hộ gia đình thuộc rừng nghèo, xa nơi cư trú của dân, chế độ hưởng lợi phụ thuộc vào lượng tăng trưởng từ sau 10-15 năm nên việc hưởng lợi từ rừng còn xa vời đối với cộng đồng, hộ gia đình nhận rừng, các chính sách về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp, sử dụng rừng, quyền hưởng lợi còn thiếu thống nhất thiếu chính sách hỗ trợ cho các chủ rừng.

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở xã ba bích, huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)