Sự tham gia của cộng đồng vào tiến trình giao rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở xã ba bích, huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 84 - 85)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.4. Sự tham gia của cộng đồng vào tiến trình giao rừng

Qua công tác điều tra, khảo sát các hộ dân tại khu vực nghiên cứu 02 thôn Nước Đang và Đồng Vào thì đa số các hộ dân đều tham gia vào một hoặc toàn bộ tiến trình giao rừng do Dự án WB3 hỗ trợ.

Bảng 3.16. Sự tham gia của cộng đồng vào tiến trình giao rừng

Cộng đồng Tiến trình

Nước Đang Đồng Vào

Sốlượng Tỷ lệ % Sốlượng Tỷ lệ %

Họp thôn 28 93 27 90

Khảo sát ranh giới, vị trí,

diện tích 12 40 14 47

Đánh giá trữ lượng,

chủng loại cây rừng 08 27 10 33

Xây dựng quy ước BVR 26 87 25 83

Lập Kế hoạch QLBVR 19 63 17 57

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2017

Nhận xét: Qua Bảng 3.16, ta thấy, chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn quản lý được người dân nhiệt tình tham gia và ủng hộ, với số hộ dân tham gia họp thôn để nghe triển khai công tác giao rừng, xây dựng quy ước QLBVR khá cao. Tuy nhiên, khi đi sâu vào các tiến trình quan trọng khác thì có số lượng người dân tham gia giảm dần, như: khảo sát ranh giới, vị trí, diện tích, đánh giá trữ lượng, chủng loại cây rừng và lập kế hoạch QLBVR. Cụ thể:

- Tại thôn Nước Đang: họp thôn 28 hộ tham gia (tỷ lệ 93%); Khảo sát ranh giới, vị trí, diện tích 12 hộ tham gia (tỷ lệ 40%); đánh giá trữ lượng, chủng loại cây rừng 08

hộ tham gia (tỷ lệ 27%); xây dựng quy ước BVR 26 hộ tham gia (tỷ lệ 87%); lập Kế hoạch QLBVR 19 hộ tham gia (tỷ lệ 63%).

- Tại thôn Đồng Vào: họp thôn 27 hộ tham gia (tỷ lệ 90%); Khảo sát ranh giới, vị trí, diện tích 14 hộ tham gia (tỷ lệ 47%); đánh giá trữ lượng, chủng loại cây rừng 10 hộ tham gia (tỷ lệ 33%); xây dựng quy ước BVR 25 hộ tham gia (tỷ lệ 83%); lập Kế hoạch QLBVR 17 hộ tham gia (tỷ lệ 57%).

 Nguyên nhân của vấn đề trên:

- Kiến thức và trình độ của người dân trong lĩnh vực bảo vệ rừng cũng như là công tác giao rừng cho cộng đồng quản lý còn có nhiều hạn chế nên sự tham gia của người dân còn nhiều bỡ ngỡ, mang tính thụ động cao dẫn đến người dân có sự rụt rè, ngại tham gia.

- Một số tiến trình giao rừng như: khảo sát ranh giới, vị trí, diện tích, đánh giá trữ lượng, chủng loại cây rừng được thực hiện trong thời gian dài. Mặt khác, đời sống kinh tế hộ gia đình còn khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào lao động làm thuê (nhận tiền công hàng ngày) nên không thể tham gia xuyên suốt các tiến trình giao rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở xã ba bích, huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 84 - 85)