3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Dân số
Năm 2016, toàn xã có 621 hộ, 2.178 khẩu (Nam: 50,23%; Nữ: 49,77%), trong đó:
- Dân tộc Hrê: 583 hộ, với 1.941 khẩu. - Dân tộc kinh: 38 hộ, với 237 khẩu.
3.1.2.2. Lao động
Tổng lao động trong độ tuổi toàn xã là 1.114 người chiếm 59% tổng dân số toàn xã, trong đó:
Phân theo ngành nghề sản xuất
- Lao động nông nghiệp: 1.072 người, chiếm 96,2%/tổng lao động trong độ tuổi toàn xã; là những lao động trực tiếp tham gia lao động và mang lại nguồn thu nhập chính của hộ dân nông nghiệp.
- Lao động phi nông nghiệp: 42 người, chiếm 3,8%/tổng lao động trong độ tuổi toàn xã; gồm cán bộ công chức, viên chức nhà nước các loại, giáo viên các cấp, cán bộ
y tế... có hộ khẩu thường trú tại địa phương và những người làm ăn xa mang lại thu nhập chính của hộ.
Phân theo kiến thức phổ thông và hình thức đào tạo
Giáo dục phổ thông: Tiểu học: 740/1.072 người, chiếm 69%; THCS: 218/1.072 người, chiếm 20,37%; THPT: 112/1.072 người, chiếm 10,47% tổng số lao động trong toàn xã.
3.1.2.3. Kinh tế
Tổng giá trị sản xuất
Năm 2016, tổng giá trị sản xuất đạt 21,3 tỷ đồng, đạt 104,4% kế hoạch năm, tăng 18,3% so với năm 2015. Trong đó: Giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp đạt 17,1 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2015; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 2,34 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2015 và thương mại – dịch vụ đạt 1,84 tỷ đồng, tăng 84% so với năm 2015.
Cơ cấu kinh tế
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành diễn ra còn chậm và chưa rõ nét. Ngành nông lâm nghiệp là ngành sản xuất chính, ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thương mại – dịch vụ vẫn là ngành thứ yếu, chưa chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế. Cụ thể cơ cấu kinh tế như sau:
- Nông – lâm – ngư nghiệp, chiếm 82,7%.
- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, chiếm 11,0%. - Thương mại – dịch vụ, chiếm 6,3%.
Thu nhập và giảm nghèo
- Thu nhập bình quân: 9.915.000 đồng/người/năm.
- Toàn xã, hộ nghèo là 177/621 hộ, chiếm 28,50%; hộ cận nghèo: 147/621 hộ, chiếm 23,55%.
Lương thực bình quân: 614 kg/người/năm.
3.1.2.4. Giáo dục
Công tác phổ cập giáo dục được quan tâm thực hiện. Đến năm 2012, xã đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học các bậc học trung học phổ thông, bổ túc, học nghề là 56,3%.
3.1.2.5. Y tế
- Trạm Y tế đặt tại khu trung tâm xã, có 05 cán bộ chuyên môn gồm: 01 bác sỹ, 03 y sỹ, 01 nữ hộ sinh, có 02 giường bệnh, 03 phòng khám chữa bệnh, 01 phòng chức năng. Nhưng đến nay, các hạng mục công trình đã xuống cấp và các trang thiết bị còn thiếu nhiều nên việc đầu tư tầng hóa, mua sắm các thiết bị và phương tiện khám chữa bệnh cho Trạm Y tế xã là vấn đề hết sức cần thiết.
- Công tác y tế xã luôn được quan tâm, các chương trình quốc gia về y tế và chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình thường xuyên triển khai đạt hiệu quả. Công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân được thực hiện tốt. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 97%. Chương trình xây dựng chuẩn quốc gia về y tế đã được triển khai thực hiện theo kế hoạch. Tuy nhiên, đến nay xã chưa đạt chuẩn quốc gia về y tế.
3.1.2.6. Tình hình sử dụng đất, sử dụng rừng
Tình hình sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên 5.874,28 ha; trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 696,33 ha, chiếm 11,85% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: đất lúa nước 325,70ha; đất trồng cây hàng năm còn lại 22,20ha; đất trồng cây lâu năm 348,43ha.
- Đất lâm nghiệp: 4.893,94 ha, chiếm 83,31% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: đất rừng phòng hộ: 1.047,11ha; đất rừng sản xuất: 3.846,83ha.
- Đất chuyên dùng: 32,60 ha, chiếm 0,56% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất ở, khu dân cư: 22,58 ha, chiếm 0,38% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: 228,83 ha, chiếm 3,90% tổng diện tích đất tự nhiên.
Nhận xét chung tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã là sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả cao và đa phần là đúng quy hoạch định hướng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Tuy nhiên vẫn còn diện tích đất chưa sử dụng; một số diện
tích đất đưa sản xuất nông nghiệp, nhất là diện tích trồng lúa nước người dân đã tự ý chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác, như: làm vườn ươm, trồng rừng, …
Hình 3.2. Vườn cây mẹ (keo lai) trồng trên đất lúa
Tình hình sử dụng rừng
Theo số liệu kiểm kê rừng năm 2016 và kết quả giao rừng theo Phương án giao rừng huyện giai đoạn 2012-2015, tính đến hết năm 2016, xã Ba Bích hiện có: 4.961,17 ha đất có rừng (Rừng tự nhiên: 729,27 ha; Rừng trồng: 4.231,90 ha), chiếm tỷ lệ 84,45% tổng diện tích tự nhiên. Hiện giao và tạm giao cho 05 chủ quản lý:
- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Tơ: 145,33 ha. - Công ty cổ phần Huyền Trang: 128,60 ha.
- Hộ gia đình cá nhân: 444,72 ha.
- Cộng đồng: 906,55 ha.
- UBND xã: 3.335,97 ha.
Mục tiêu của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các ngành, hội đoàn thể ở xã và chủ rừng là bảo vệ tốt, quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn rừng hiện có.
Hàng năm, việc khai thác và trồng lại khoảng 846 ha rừng trồng, ước tính sản lượng thu được khoảng gần 70.000 m3 gỗ (chủ yếu là gỗ rừng trồng Keo), cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn huyện và tỉnh, phục vụ nhu cầu xây dựng, sản xuất đồ mộc gia dụng, phát triển nghề thủ công mỹ nghệ và xuất khẩu, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.
Lâm sản ngoài gỗ: Với đặc điểm tự nhiên, điều kiện khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp; được thiên nhiên ưu đãi nên trên địa bàn huyện Ba Tơ nói chung và xã Ba Bích nói riêng có nhiều chủng loại lâm sản ngoài gỗ phân bố tự nhiên cũng như gây trồng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ đời sống như: tre nứa, đót, song mây, nấm lim, mật ong, sa nhân ...Tuy nhiên, do những khó khăn nhất định về nhận thức và nguồn vốn đầu tư, thị trường sản phẩm nên việc phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ còn khó khăn và tốc độ tăng trưởng chậm, chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế của các loài cây này...