Giải pháp về cơ chế chính sách hỗ trợ để cộng đồng quản lý bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở xã ba bích, huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 105 - 106)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.5.2. Giải pháp về cơ chế chính sách hỗ trợ để cộng đồng quản lý bảo vệ rừng

- Để cộng đồng quản lý rừng đã giao một cách có hiệu quả và đúng với quy định của pháp luật thì Nhà nước cần phải công nhận cộng đồng dân cư thôn bản là một chủ rừng thật sự đảm bảo đầy đủ quyền tham gia quản lý, sử dụng, bảo vệ và phát triển rừng như các chủ rừng khác. Đồng thời, cần có chính sách xác định rõ ràng quyền hưởng lợi và nghĩa vụ của cộng đồng vì các quy định hiện hành của Nhà nước về nghĩa vụ và quyền hưởng lợi chưa phổ biến rõ ràng và áp dụng vào đối tượng cộng đồng mà chỉ quy định về quyền lợi và trách nhiệm của hộ gia đình cá nhân nhận rừng.

- Nhà nước cần đơn giản hóa các thủ tục pháp lý và quy định rõ cơ chế hưởng lợi, nhất là từ nguồn khai thác gỗ tự nhiên được rộng mở đối với cộng đồng (hiện nay gỗ tự nhiên chỉ được khai thác, sử dụng tại địa phương mà không được xem là một mặt hàng thương mại) – đây là một khó khăn, hạn chế trong QLRCĐ. Phương pháp hiện nay là giao cho cộng đồng đánh giá tài nguyên rừng nhìn chung chưa phù hợp và cơ chế khai thác chính gỗ rừng tự nhiên yêu cầu khắt khe (phải có phương án quản lý rừng bền vững theo quy định của nhà nước, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững,…) nên khả năng hoàn thiện các thủ tục pháp lý để khai thác rừng tự nhiên của cộng đồng là rất thấp.

- Chuyển đổi đất quy hoạch phòng hộ ít xung yếu sang quy hoạch sản xuất nhằm tạo quy đất cho nhân dân sản xuất, nhất là trồng rừng kinh tế theo hướng quy

hoạch trồng rừng gỗ lớn, ... nhằm mục đích giảm tải sức ép lên tài nguyên rừng và đất rừng.

- Thành lập Ban Lâm nghiệp xã, biên chế chủ yếu là cán bộ chuyên ngành trong lĩnh vực lâm nghiệp để tư vấn kỹ thuật cho người dân trong cộng đồng; kiện toàn BQL RCĐ thôn, xây dưng quy chế hoạt động để tổ chức hoạt động cho có hiệu quả; rà soát và xây dựng lại Quy ước bảo vệ rừng trong công đồng dân cư thôn cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, ...

- Cần được hỗ trợ của Nhà nước về nguồn kinh phí cho cộng đồng thôn để bảo đảm hoạt động chi thường xuyên cho công tác QLBVR.

- Cần có chính sách giao rừng gắn với giao đất đối với những diện tích rừng mà cộng đồng tự quản lý bảo vệ chưa được nhà nước công nhận quyền sở hữu (Rừng ma, rừng thiêng) để người dân sử dụng ổn định, lâu dài và bền vững.

- Cần khai thác sử dụng và phát huy kiến thức bản địa của người dân trong quản lý rừng. Phải biết kết hợp, lồng ghép giữa kiến thức bản địa của người dân ở đây với các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Huy động các nguồn vốn giúp đỡ, hỗ trợ và kêu gọi đầu tư của các dự án để nâng cao sinh kế của cộng đồng (chăn nuôi, trồng rừng gỗ lớn, LSNG, nông lâm kết hợp; xây dựng thương hiệu và tiếp thị sản phẩm đối với một số mặt hàng được xem là đặc sản, gắn liền với bản sắc văn hóa của địa phương: rượu cần, thịt trâu, cá niên, rau rừng, dệt thổ cẩm, ...)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở xã ba bích, huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)