Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong QLRCĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở xã ba bích, huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 56 - 60)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.3. Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong QLRCĐ

Trong quản lý tài nguyên rừng nói chung và quản lý tài nguyên RCĐ nói riêng thì cần sự phối hợp của nhiều bên tham gia, không thể có một chủ thể nào độc lập giải quyết mọi vấn đề mà không cần sự hỗ trợ, hợp tác của các bên liên quan. Đối với QLRCĐ tại 02 thôn nghiên cứu thì các bên liên quan và mối quan hệ giữa các bên liên quan đó tương đối giống nhau (thể hiện qua sơ đồ 3.2).

Qua sơ đồ 3.2 có thể thấy có rất nhiều thành phần tham gia và đảm nhận mỗi vai trò khác nhau đối với công tác QLRCĐ. Trước hết, là UBND tỉnh và các cơ quan tham mưu cấp tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi

trường) chỉ đạo, hướng dẫn UBND huyện về công tác giao rừng gắn với giao đất và QLRCĐ, đồng thời quy định và phê duyệt một số thủ tục liên quan. Tiếp đến, là UBND huyện chỉ đạo các phòng ban, đơn vị có liên quan (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Hạt Kiểm lâm và UBND xã) và dự án hỗ trợ (đã giải thể) thực hiện công tác giao rừng, hướng dẫn QLBVR và thi hành các chính sách liên quan. Trong các bên liên quan thì BQL RCĐ, tổ BVR và các hội đoàn thể ở thôn là những chủ thể trực tiếp tham gia vào công tác QLBVR tại cộng đồng. Trong đó, BQL RCĐ được cộng đồng bầu ra, là bộ phận đại diện cho cộng đồng thực hiện công

tác QLBVR, có trách nhiệm thành lập các tổ BVR, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xây dựng kế hoạch QLBVR, xây dựng quy ước QLBVR của thôn; đồng thời phải huy động vốn, nhân lực để QLBVR và thường xuyên báo cáo tình hình QLBVR lên cấp trên. Tổ BVR là thành phần trực tiếp tham gia QLBVR thông qua các hoạt động tuần tra rừng, chặt tỉa thưa, trồng dặm, … Các hội đoàn thể ở thôn (Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, …)cử các thành viên đại diện cho mình để tham gia vào BQL RCĐ và tổ BVR của thôn; đồng thời phối hợp, hỗ trợ thôn tuyên truyền pháp luật về QLBVR trong cộng đồng dân cư thôn.

đồ 3.2. Vai trò và mức độ ảnh hưởng của các bên liên quan

đến hoạt động quản lý rừng cộng đồng

Ghi chú:

- Độ to nhỏ của vòng tròn nói lên vai trò của các bên liên quan

- Mức xa gần của các vòng tròn đến tâm nói lên mức độảnh hưởng nhiều hay ít tới hoạt động QLRCĐ Người dân ngoài thôn Qun lý rng cộng đồng UBND tỉnh Sở NN&PTNT Sở TN&MT UBND huyện Chi cuc Kiểm lâm Phòng NN&PTNT Phòng TN&MT Hạt Kiểm lâm BQL DA WB3 huyện Tổ Bảo vệ rừng Người dân trong cộng đồng UBND xã Hội đoàn thểở thôn BQL rừng cộng đồng thôn

Để hiểu rõ thêm về vai trò của các bên liên quan đến QLRCĐ ta đi sâu, phân tích sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các bên liên quan với Bảng 3.5:

Qua Bảng 3.5 ta thấy: có hai nhóm liên quan đến QLRCĐ, bao gồm: Nhóm liên quan trực tiếp (BQL RCĐ thôn, tổ BVR thôn, các hội đoàn thể ở thôn và cộng đồng dân cư thôn) và nhóm liên quan gián tiếp (UBND tỉnh, Sở NN và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Kiểm lâm, UBND huyện/xã, Phòng NN và PTNT, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Hạt Kiểm lâm và Dự án hỗ trợ) và có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến QLRCĐ. Cụ thể:

- Nhóm ảnh hưởng trực tiếp (có ảnh hưởng cả hai phương diện: vừa có ảnh hưởng tốt vừa có ảnh hưởng xấu): Ảnh hưởng tốt được thể hiện khi BQL RCĐ thôn, tổ BVR thôn và các hội đoàn thể ở thôn thực hiện đầy đủ trách nhiệm, vai trò của mình trong công tác QLBVR, như: tuần tra, truy quét bảo vệ, chặt trừ cây cong queo, sâu bệnh, trồng dặm, … nhằm hạn chế tối đa những tác hại xấu đến tài nguyên rừng. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có ảnh hưởng xấu khi các bên liên quan này buông lỏng trong quản lý dẫn đến tài nguyên rừng bị xâm hại. Mặt khác, người dân trong và ngoài thôn có ảnh hưởng xấu với mức độ cao nhất; đối với người ngoài thôn thì đây là đối tượng thường gây các hoạt động ảnh hưởng xấu đến RCĐ như: Phá rừng, khai thác lâm sản trái phép, … còn đối với một số người dân trong thôn thì không tham gia các hoạt động tuần tra truy quét BVR và phát triển rừng, mà ngược lại họ tham gia phá rừng, khai thác rừng trái phép, chăn thả gia súc không đúng quy định, …

- Nhóm ảnh hưởng gián tiếp (cũng có ảnh hưởng cả hai phương diện: vừa có ảnh hưởng tốt vừa có ảnh hưởng xấu): Ảnh hưởng tốt đến công tác QLBVR thông qua việc chỉ đạo, giám sát, quan tâm đến kế hoạch QLBVR. Tuy nhiên, các cơ quan này, cụ thể là UBND tỉnh/huyện/xã cũng có ảnh hưởng xấu đến việc QLBVR thông qua việc chỉ đạo chậm không kịp thời, thiếu quan tâm đầu tư kinh phí, hướng dẫn kỹ thuật cho cộng đồng QLBVR, sử dụng rừng và phát triển rừng. Đặc biệt các phòng tham mưu cấp huyện (Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Tài nguyên và Môi trường), Hạt Kiểm lâm và chính quyền địa phương chưa phối hợp chặt chẽ với cộng đồng trong công tác QLBVR.

Bảng 3.5. Ma trận phân tích các bên liên quan trong QLRCĐ

Quản lý RCĐ

Ảnh hưởng tốt (+) Ảnh hưởng xấu (-)

Các bên liên quan Mức độ Các bên liên quan Mức độ

Ảnh hưởng trực tiếp

- Ban Quản lý RCĐ - Tổ bảo vệ rừng thôn - Hội đoàn thể ở thôn - Người dân trong thôn

+ + + + + + + + +

- Người ngoài thôn - Người dân trong thôn - Ban Quản lý RCĐ - Tổ bảo vệ rừng thôn - Hội đoàn thể ở thôn

- - - - - - - - - - - Ảnh hưởng gián tiếp - Dự án hỗ trợ - UBND huyện/xã - Phòng NN và PTNT - Hạt Kiểm lâm - Phòng TNvà MT - UBND tỉnh - Sở NN và PTNT - Sở Tài nguyên và MT - Chi cục Kiểm lâm

+ + + + + + + + + + + + + - UBND huyện/xã - Phòng NN và PTNT - Phòng TN và MT - Hạt Kiểm lâm - UBND tỉnh - Sở NN và PTNT - Sở Tài nguyên và MT - Chi cục Kiểm lâm

- - - - - - - - - - - -

Ghi chú: Nhiều (+++)/(- - -) ; Trung bình (++)/(- -); Ít (+)/(-)

 Tóm lại: Hiệu quả của công tác QLRCĐ phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp giữa các bên liên quan, nếu sự kết hợp này chặt chẽ thì hiệu quả thu được sẽ rất lớn. Tuy nhiên, theo thực tế điều tra thì cho thấy sự kết hợp không đạt kết quả như mong muốn, thể hiện rõ ràng nhất qua sự phối kết hợp giữa nhóm ảnh hưởng trực tiếp với nhóm ảnh hưởng gián tiếp. Cụ thể: rừng giao cho cộng đồng QLBV và sử dụng đã được cấp thẩm quyền cấp giấy CNQSDĐ, nhưng phối hợp giữa các ban ngành trong công tác bảo vệ và phát triển rừng trên thực tế là chưa được đồng bộ, thường xuyên, liên tục (rừng hầu như được “khoán trắng” cho kiểm lâm địa bàn; thiếu sự kiểm tra, giám sát và hưỡng dẫn, hỗ trợ cộng đồng trong công tác QLBVR). Theo nguyên tắc là BQL RCĐ định kỳ phải báo cáo kết quả QLBVR cho UBND xã, và UBND xã phải báo cáo cho UBND huyện; tuy nhiên, hiện tại thì các BQL RCĐ cũng như UBND xã không thực hiện các báo cáo định kỳ đó. Và cũng không có đánh giá tài nguyên rừng

sau một thời gian giao cho cộng đồng QLBV, nên cũng không có cơ sở để xác định được kết quả của việc QLBVR của cộng đồng trong những năm qua.

Như vậy, các biên liên quan đến QLRCĐ phải biết phát huy những mặt đã làm được (ảnh hưởng tốt) đồng thời khắc phục những hạn chế (ảnh hưởng xấu) để tăng cường được hiệu quả trong QLBV RCĐ tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở xã ba bích, huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)