Hiệu quả về mặt môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở xã ba bích, huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 102 - 104)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.3. Hiệu quả về mặt môi trường

Sau khi mô hình quản lý rừng cộng đồng được triển khai thực hiện ở hai thôn Nước Đang và Đồng Vào, xã Ba Bích đã có những tác động theo chiều hướng tích cực đến môi trường sinh thái của cộng đồng thôn, được thể hiện qua bảng sau:

Bng 3.24. Sự thay đổi của môi trường sinh thái sau khi cộng đồng QLBVR

Cộng đồng thôn

Sựthay đổi sau khi cộng đồng nhận rừng Mức độ tính theo tỷ lệ (%) Không Kém hơn Không thay đổi Tốt hơn Nước Đang Diện tích rừng 6,7 93,3 0 0 Chất lượng rừng 10,0 30,0 23,3 36,7 Khả năng phòng hộ của rừng: chống gió bão, bảo vệ nguồn nước và dòng chảy

0 26,7 23,3 50,0

Bảo vệ đất (tăng độ phì đất,

chống xói mòn). 0 20,0 23,3 56,7 Bảo tồn đa dạng sinh học 6,7 23,3 30,0 40,0

Đồng Vào

Diện tích rừng 3,3 6,7 90,0 0

Chất lượng rừng 3,3 16,7 20,0 60,0

Khả năng phòng hộ của rừng: chống gió bão, bảo vệ nguồn nước và dòng chảy

0 26,7 20,0 53,3

Bảo vệ đất (tăng độ phì đất,

chống xói mòn). 0 20,0 16,7 63,3 Bảo tồn đa dạng sinh học 3,3 20,0 26,7 50,0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2017)

 Nhận xét: Theo kết quả phỏng vấn hộ gia đình trong cộng đồng được thể hiện qua bảng 3.24 cho thấy tác động của QLRCĐ có ảnh hưởng đến mặt môi trường sinh thái khu vực cộng đồng. Cụ thể:

Tại thôn Nước Đang

- Về diện tích rừng: có 93,3% hộ dân nhận thấy có sự thay đổi kém, 6,7% hộ dân không rõ; không có hộ dân nào đánh giá diện tích rừng không có sự thay đổi (như cũ) và thay đổi theo chiều hướng tích cực.

- Về chất lượng rừng: có 36,7% nhận thấy có sự thay đổi theo hướng tích cực (tốt hơn), có 30% nhận thấy có sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực (kém hơn), có 23,3% cho rằng không thay đổi và có 10 % hộ dân không rõ.

- Về khả năng phòng hộ của rừng (chống gió bão, bảo vệ nguồn nước và dòng chảy, …): có 50% nhận thấy có sự thay đổi theo hướng tích cực, có 26,7% nhận thấy có sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, có 23,3% cho rằng không thay đổi và không có hộ dân nào không rõ.

- Bảo vệ đất (tăng độ phì đất, chống xói mòn): có 56,7% nhận thấy có sự thay đổi theo hướng tích cực, có 23,3% cho rằng không thay đổi, có 20% nhận thấy có sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực và không có hộ dân nào không rõ.

- Bảo tồn đa dạng sinh học: có 40% nhận thấy có sự thay đổi theo hướng tích cực, có 30% cho rằng không thay đổi, có 23,3% nhận thấy có sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực và 6,7% hộ dân không rõ.

Tại thôn Đồng Vào

- Về diện tích rừng: có 90% hộ dân nhận thấy không có sự thay đổi, 6,7% hộ dân có sự thay đổi kém và có 3,3% không rõ thay đổi như thế nào.

- Về chất lượng rừng: có 60% nhận thấy có sự thay đổi theo hướng tích cực, có 20% cho rằng không thay đổi, có 16,7% nhận thấy có sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực và có 3,3 % hộ dân không rõ thay đổi như thế nào.

- Về khả năng phòng hộ của rừng (chống gió bão, bảo vệ nguồn nước và dòng chảy, …): có 53,3% nhận thấy có sự thay đổi theo hướng tích cực, có 26,7% nhận thấy có sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, 20% cho rằng không thay đổi và không có hộ dân nào không rõ.

- Bảo vệ đất (tăng độ phì đất, chống xói mòn): có 63,3% nhận thấy có sự thay đổi theo hướng tích cực, có 20% nhận thấy có sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, có 16,7% cho rằng không thay đổi, và không có hộ dân nào không rõ.

- Bảo tồn đa dạng sinh học: có 50% nhận thấy có sự thay đổi theo hướng tích cực, có 26,7% cho rằng không thay đổi, có 20% nhận thấy có sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực và 3,3% hộ dân không rõ.

 Tóm lại: QLRCĐ đã có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tại khu vực nghiên cứu. Qua thực hiện mô hình QLRCĐ tại 02 thôn thì diện tích rừng không tăng

lên nhưng có chiều hướng giảm xuống (thôn Nước Đang); chất lượng rừng, khả năng phòng hộ của rừng, bảo vệ đất, bảo tồn đa dạng sinh học có tăng lên so với trước khi cộng đồng nhận rừng; tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng chưa thật sự chưa rõ nét được thể hiện qua sự nhận xét dàn trải ở các mức độ ảnh hưởng khác nhau của người dân tại bảng 3.24.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở xã ba bích, huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 102 - 104)